Bí quyết học thi môn lịch sử của các thủ khoa đại học khối C

Cùng lắng nghe những “bí kíp” học Sử của các thủ khoa khối C nhé!

“Đừng học thuộc lòng, hãy học – hiểu”

Học tập dưới mái trường cấp III THPT chuyên Vĩnh Phúc, cái nôi của các thủ khoa Đại học, Trần Thu Huyền vinh dự là một trong những thủ khoa khối C năm 2012 trường ĐH KHXH&NV Hà Nội với số điểm 25.5.

Thu Huyền chia sẻ: “Khối C cần học thuộc xong học thuộc không phải là tất cả. Với cách ra đề thi như những năm gần đây thì Huyền cho rằng: học thuộc cũng chưa chắc đã có thể làm được bài. Quan trọng là phải học hiểu. Hơn nữa hãy học Sử không chỉ vì mục đích thi đại học mà còn là để bồi đắp kiến thức và tâm hồn cho chính bản thân mình.”

Môn Sử yêu cầu lượng kiến thức khá nhiều và phải đào sâu nên người học trước hết phải chăm chỉ. Đồng thời phải đọc thật nhiều sách để làm phong phú thêm khối kiến thức. Học Sử nhưng không thể lơ là các môn tự nhiên để tận dụng cách tư duy từ các môn tự nhiên cho việc học Sử thêm hiệu quả.

Hãy xem thật nhiều phim về lịch sử

Xem phim cũng là một cách học Sử rất nhiệu quả mà bạn Phạm Thị Trang đồng thủ khoa khối C năm 2012 Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội đã trải nghiệm. Những bộ phim lịch sử thường đi vào lòng người xem và để lại rất nhiều cảm xúc. Từng nhân vật, từng bài hát hay từng cảnh phim lại gắn với các giai đoạn lịch sử khác nhau. Chính điều này đã giúp bạn ghi nhớ các sự kiện một cách sễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, Trang còn bật mí: “Bí kíp học Sử của mình là ghi những sự kiện ngày tháng năm có ý nghĩa quan trọng vào những tờ giấy nhớ nhỏ nhiều có màu sắc rồi dán trên tường, trong phòng hoặc những chỗ mà mình hay qua lại để mỗi lần gặp lại là thêm một lần nhớ lại.”

Nhờ có một thái độ học tập tốt và phương pháp khoa học, Trang đã giành số điểm 8.5 cho môn Lịch sử.

Các thủ khoa khối C chia sẻ kinh nghiệm học Sử

Bạn Phạm Thị Trang đồng thủ khoa khối C năm 2012 Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội
 
“Trên con đường thành công không có giấu chân của kẻ lười biếng”

Thủ khoa khối C năm 2011 – Khoa Luật, Đại học Quốc Gia  HN với số điểm 26, bạn Bùi Thị Vân Anh nói: “Hãy xác định cho mình một mục tiêu cố gắng trước khi bắt tay vào học Sử.” Không khí học tập thoải mái cũng là yếu tố quan trọng giúp cho quá trình tiếp thu. Hãy học bằng nhiều tư thế: đọc, viết, ngẫm..

Ngoài ra, Vân Anh còn chia sẻ những “bí kíp” nhớ năm, giai đoạn lịch sử rất hiệu quả mà bản thân bạn đã chiêm nghiệm:

- Khi nhớ tới các sự kiện hãy liên tưởng tới những ngày quan trọng của bản thân hoặc người thân mình: sinh nhật, ngày lễ lớn,… để dễ nhớ.

- Những sự kiện thường có số từ 1 tới 9. Trong đó số 1 luôn đứng đầu tiên của năm. Do đó hãy có sự liên hệ giữa từng con số. Ví dụ: năm 1939- chiến tranh thế giời thứ hai bùng nổ. Bạn hãy có sự liên hệ giữa 4 số này: số đầu là số 1, số hàng trăm và đơn vị giống nhau, số hàng chục là số mà bình phương lên là số hàng trăm.

- Nhìn những sự kiện đó rồi nhắm mắt vào liên tưởng tới những gì diễn biến trong sự kiện đó.

Đó chính là những bí kíp giúp Vân Anh ghi được số điểm 8.5 cho môn Lịch sử trong kì thi Đại học của mình.

Các thủ khoa khối C chia sẻ kinh nghiệm học Sử

Bùi Thị Vân Anh - Thủ khoa khối C năm 2011 – Khoa Luật, Đại học Quốc Gia  HN

Cuối cùng, hãy sắp xếp thời gian học khoa học và hợp lí

Trần Thị Bích Hường, thủ khoa khối C 2011 và cũng là thí sinh có điểm Sử cao nhất trường Đại học Quốc Gia Hà Nội với 9 điểm chia sẻ: “Để học tốt môn Sử hãy sắp xếp thời gian học của bạn thật khoa học và hợp lí”.

Cần phân bố thời gian học trên lớp và ở nhà. Trên lớp chủ động tiếp thu kiến thảo luận với bạn bè để nhớ bài lâu hơn. Ở nhà, hãy ôn lại bài và  tìm đọc các câu chuyện về danh nhân, về những sự kiện nổi tiếng thế giới để mở rộng kiến thức.

Ngoài ra nên kết hợp học với giải trí. Bích Hường thường học trong khoảng 45 phút rồi nghỉ ngơi, đọc báo, nghe nhạc.

Khi vào phòng thi, hãy giữ cho tinh thần được thoải mái và vui vẻ. Đọc lướt qua câu hỏi một lần rồi phân phối thời gian hợp lí cho từng câu. Trước khi viết bài vào giấy thi, Bích Hường thường viết ra nháp những  ý quan trọng  để lúc viết bài từng ý mạch lạc, rõ ràng và không bị trùng lặp. “Mình trình bày mỗi ý thành từng đoạn và viết bài có 3 phần mở bài, thân bài, kết bài.”

Bài viết có hay và mạch lạc thì mới thể hiện được hết kiến thức và sự hiểu biết của mình.

Ở mỗi người lại có những phương pháp học tập khác nhau. Hi vọng kinh nghiệm của các thủ khoa sẽ phần nào giúp ích cho các sĩ tử khối C trong việc ôn thi môn Sử được tốt hơn nữa !

Các thủ khoa khối C chia sẻ kinh nghiệm học Sử

Trần Thị Bích Hường, thủ khoa khối C 2011

Theo Thethaohangngay

Viết bình luận: Bí quyết học thi môn lịch sử của các thủ khoa đại học khối C

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247