Bộ GD&ĐT đề xuất thay đổi cơ cấu hệ thống giáo dục Quốc dân

Sau khi đánh giá và đưa ra nhận xét về những mặt còn hạn chế, yếu kém của hệ thống giáo dục Quôc dân hiện nay, Bộ GD&ĐT đã đưa ra đề xuất điều chỉnh, sửa đổi lại cơ cấu hệ thống giáo dục Quốc dân hoàn thiện hơn.

1. Những hạn chế yếu kém của hệ thống giáo dục Quốc dân hiện nay

Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân bị phân mảnh, liên kết giữa các bộ phận (Giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên, giáo dục đại học) lỏng lẻo, quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục chưa hợp lý, không đồng bộ; Tình trạng mất cân đối trong cơ cấu trình độ và ngành nghề đào tạo chậm được khắc phục, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu nhân lực của xã hội và hội nhập quốc tế.

Chưa hình thành rõ ràng các hướng phát triển cho học sinh phổ thông và thiếu sự phân luồng người học từ sau trung học cơ sở cho đến hết giáo dục trung học (sau lớp 12). Các hướng đào tạo hàn lâm và hướng kỹ thuật-công nghệ (khoa học ứng dụng) trong giáo dục bậc cao vẫn chồng lấn nhau về chương trình đào tạo, mô hình tổ chức, đo lường đánh giá và kiểm định chất lượng. Điều này đưa đến sự ách tắc liên thông hoặc giảm sút chất lượng liên thông (nếu có).

Đại đa số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đều tập trung vào luồng trung học phổ thông và chỉ chọn con đường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề như sự lựa chọn cuối cùng. Sau trung học phổ thông, tình hình cũng vậy: đại đa số tập trung vào thi cao đẳng, đại học. Tuy cơ cấu phân luồng đã có nhưng cơ chế luồng thì không, khi mà ở giáo dục trung học cơ sở tuyệt nhiên không có chính sách và giải pháp cụ thể trong việc định hướng và giúp học sinh tự định hướng theo năng lực bản thân, còn giáo dục nghề nghiệp lại thiếu sức hút cần thiết. Chất lượng đào tạo ở các trường nghề chưa đáp ứng được yêu cầu nguồn nhân lực có trình độ của xã hội, nên không thu hút được sự lựa chọn của học sinh sau khi học xong trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Thiếu phân định các luồng giáo dục hàn lâm và giáo dục chuyên môn/nghiệp vụ dẫn đến các chương trình giáo dục hoặc thiên quá về cung cấp kiến thức hoặc quá chú trọng kỹ năng, không tạo được tổ hợp tối ưu về kiến thức lý thuyết và khả năng thực hành trong người học dẫn đến người học chưa đáp ứng được các yêu cầu của thị trường lao động.

Sự trùng lặp trong cơ cấu hệ thống ở trình độ trung cấp và cao đẳng dẫn đến mơ hồ về sản phẩm đào tạo, khó khăn trong quản lý và sử dụng lao động.

Chưa phân biệt cụ thể trình độ đào tạo (được xác nhận bởi văn bằng, chứng chỉ của các cơ sở giáo dục) và trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ (theo yêu cầu của vị trí việc làm).

Tính tiêu chuẩn của các trình độ yếu, các điểm thoát để chuyển sang hệ thống thị trường lao động chưa được xác định rõ.

 Chưa có khung trình độ quốc gia về giáo dục tương thích với khu vực và quốc tế đã ảnh hưởng đến việc công nhận trình độ cho người lao động giữa giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên... 

2. Giải pháp hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục Quốc dân hiện nay

Điều chỉnh cơ cấu khung hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đảm bảo tính thống nhất, liên thông, liên kết, phù hợp giữa các ngành nghề, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hệ thống giáo dục nên được thiết kế theo hướng đơn giản hóa các luồng di chuyển của người học trong hệ thống, tạo điều kiện cho người học có thể dễ dàng tham gia học tập suốt đời.

Đảm bảo tính tương thích với các hệ phân loại giáo dục chung của quốc tế, đảm bảo tính so sánh được của các trình độ, các loại văn bằng.

Giáo dục cơ bản là 9 năm thống nhất cho mọi địa bàn, mọi nhóm đối tượng; trung học phổ thông là 3 năm, học sinh có thể lựa chọn 3 luồng chính là định hướng chung (có tính hàn lâm như hiện nay), định hướng kỹ thuật/công nghệ, hay định hướng năng khiếu.

Hệ thống đào tạo cần tập trung thành 3 luồng chính là luồng hàn lâm (các chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu), luồng ứng dụng và luồng thực hành (nối các chương trình đào tạo kĩ năng mang tính thực hành ở bậc thấp với các chương trình đào tạo mang tính nghiệp vụ ở trình độ cao). 

 

Bo GD&DT de xuat thay doi co cau he thong giao duc Quoc dan

Cơ cấu hệ thống giáo dục Quốc dân được Bộ GD&ĐT đề xuất

Thời gian khung của các cấp bậc giáo dục - đào tạo, độ tuổi tương ứng để vào các cấp bậc đó theo hình thức tập trung, chính qui và bậc trình đô theo Khung trình độ quốc gia được qui định theo bảng sau :

Cấp, bậc học

Thời gian học tập tối thiểu

Độ tuổi bắt đầu vào học

Điều kiện đầu vào tối thiểu

Bậc theo Khung trình độ quốc gia

Giáo dục mầm non

 

 

 

 

Nhà trẻ

 

3 tháng

 

 

Mẫu giáo

3 năm

3 tuổi

 

 

Giáo dục phổ thông

 

 

 

 

Tiểu học

5 năm

6 tuổi

 

 

Trung học cơ sở

4 năm

11 tuổi

Hoàn thành chương trình tiểu học hoặc tương đương

 

Trung học phổ thông

3 năm

15 tuổi

Tốt nghiệp THCS hoặc tương đương

 

Giáo dục nghề nghiệp

 

 

 

 

Sơ cấp

 

 

 

 

Bậc 1

đến 3 tháng

 

 

VQF 1

Bậc 2

đến 6 tháng

 

Tốt nghiệp THCS hoặc tương đương hay Sơ cấp bậc 1

VQF 2

Bậc 3

đến 12 tháng

 

Tốt nghiệp THPT hoặc tương đươnghay Sơ cấp bậc 2

VQF 3

Trung cấp

3 năm

 

Tốt nghiệp THPT hoặc tương đươnghay Sơ cấp bậc 3

VQF 4

Cao đẳng

2-3 năm

 

Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương hay trung cấp

VQF 5

Giáo dục bậc cao

 

 

 

 

Đại học

3-4 năm

 

Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

VQF 6

Thạc sĩ

1-2 năm

 

Tốt nghiệp đại học hoặc tương đương

VQF 7

Tiến sĩ

4 năm

 

Tốt nghiệp đại học hoặc tương đương

VQF 8

 

3 năm

 

 

Tốt nghiệp Thạc sĩ hoặc tương đương

VQF 8

3. Tách THPT thành 3 luồng

Được biết, phương án hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân gồm: Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục bậc cao; giáo dục thường xuyên - học tập suốt đời.

- Giáo dục mầm non gồm nhà trẻ và mẫu giáo.

- Giáo dục phổ thông cơ bản không thay đổi gồm: Tiểu học 5 năm; THCS 4 năm; THPT 3 năm. Giáo dục tiểu học và THCS (9 năm) chỉ có một luồng là giáo dục cơ bản.

- THPT có 3 luồng, gồm: định hướng chung (có tính hàn lâm/ khoa học như hiện nay), định hướng kỹ thuật/ công nghệ, hay định hướng năng khiếu (nghệ thuật, thể thao).

- Giáo dục nghề nghiệp gồm: Đào tạo sơ cấp 1 – 3; Trung cấp 3 năm (để đảm bảo khối lượng kiến thức phổ thông tối thiểu tương đương THPT); Cao đẳng 2 - 3 năm.

- Giáo dục bậc cao gồm: đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Trong đó, đại học học từ 3-4 năm phân thành 3 luồng: Định hướng nghiên cứu; Định hướng ứng dụng; Định hướng thực hành. Thạc sĩ từ 1 - 2 năm, phân thành 2 luồng: Định hướng nghiên cứu; Định hướng ứng dụng…

4. Đề xuất giảm thời gian đào tạo đại học

Bộ GD&ĐT cho rằng, khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân được đề xuất trong tờ trình này có một số điều chỉnh so với các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay về giáo dục.

Ở cấp giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp không thay đổi về tên các trình độ và phân tầng giáo dục đại học theo quy định của Luật giáo dục đại học nhưng có điều chỉnh về thời gian đào tạo trình độ đại học (đề xuất 3-4 năm khác với quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật giáo dục: 4-6 năm) và trình độ tiến sĩ ( đề xuất 3-4 năm khác với quy định tại khoản 4 Điều 38 Luật giáo dục: 2-4 năm). Các điều chỉnh này sẽ giúp cho hệ thống giáo dục đại học tiếp cận hơn với chuẩn mực chung của quốc tế trong tổ chức đào tạo đại học và sau đại học.

Với giáo dục phổ thông, điều chỉnh lần này không có thay đổi gì về cấu trúc so với Luật Giáo dục 2005 và Luật sửa đổi một số điều của Luật giáo dục 2009.

Tuy nhiên, cơ cấu mới đề nghị lần này, khẳng định rõ tính phân luồng trong giáo dục THPT thông qua xác định các hướng chuyên sâu cho học sinh THPT là định hướng chung, định hướng kỹ thuật/công nghệ, hay định hướng năng khiếu. Học sinh muốn tham gia thị trường lao động sớm có thể theo học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và trung cấp của giáo dục nghề nghiệp.

Tuyensinh247.com - Theo Bộ GD&ĐT

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Viết bình luận: Bộ GD&ĐT đề xuất thay đổi cơ cấu hệ thống giáo dục Quốc dân

  •  
Điểm chuẩn tất cả các trường ĐH