"Bùng nổ" tranh cãi về xử phạt xe không chính chủ

Một ngày trước khi điều luật mới về việc xử phạt các phương tiện giao thông không sang tên đổi chủ được áp dụng (từ 10/11), cư dân mạng đang có nhiều ý kiến trái chiều.

>> Thuế sang tên đổi chủ với xe máy, ô tô là bao nhiêu?

Mới đây, Công an Thành phố Hà Nội vừa ra quyết định sẽ tiến hành xử phạt đối với chủ phương tiện ô tô, xe máy mua bán trao đổi nhưng không tiến hành thủ tục sang tên đổi chủ, bắt đầu từ ngày 10/11/2012. Theo luât mới, những phương tiện không tiến hành sang tên đổi chủ trong quá trình chuyển nhượng sẽ bị phạt tiền. Ô tô chịu mức phạt từ 6 - 10 triệu đồng/xe, riêng mô tô, xe máy xử phạt 1 triệu đồng/xe.
 

Đây là vấn đề "sát sườn" đến đời sống người dân nên nhận được rất nhiều quan tâm của dư luận, cư dân mạng liên tiếp phản ứng trước quyết định này. 

 
Cộng đồng mạng hiện đang có hai luồng ý kiến khác nhau. Một bên cho rằng luật mới này khiến nhiều người khó xử, lo lắng khi đang xe của mình không phải là xe chính chủ:
 
"Lớp mình 45 sinh viên thì hơn 2/3 lớp có xe máy đang đi là của bố mẹ gửi từ quê ra. Nếu bị công an kiểm tra, bọn mình không trình được giấy tờ là chủ sở hữu của chiếc xe, bọn mình sẽ bị phạt ư? Mà số tiền phạt lên tới 1 triệu đồng lận." - Hà Ngân (SV HV Tài Chính) nói 
 
"Bây giờ biết làm sao để có thể tìm lại được chủ cũ cho chiếc xe mà mình đang đi? Đây là xe cũ mình mua lại, dù có giấy tờ trong tay nhưng người này lại ở tận Hải Phòng. Mình không thể biết được cụ thể họ đang ở đâu. Ngày mai ra đường mình sẽ phải làm sao? Đi trên đường mà phải nơm nớp, run sợ bị bắt" - C. Toàn (SV ĐH Kiến trúc HN) lo lắng
 
Tỏ ra lo lắng hơn, bạn Hòa Giang (SV trường FPT) nói: "Mình thấy luật này nếu không được rạch ròi sẽ rất dẫn đến tiêu cực. Vì nếu mình bị cảnh sát giao thông kiểm tra xe, thì chắc chắn mình sẽ nằm trong mức phạt 1 triệu đồng vì không mình không có giấy tờ chính chủ. Không có 1 triệu để đóng, thì mình sẽ bằng cách này cách khác không hay ho để xin không bị phạt". 
 
Cư dân mạng tranh cãi về xử phạt xe không chính chủ 1
Cư dân mạng tranh cãi về xử phạt xe không chính chủ 2
 
Cư dân mạng tranh cãi về xử phạt xe không chính chủ 3

Cư dân mạng tranh cãi về xử phạt xe không chính chủ 4

Cư dân mạng tranh cãi về xử phạt xe không chính chủ 5
Cư dân mạng liên tiếp chia sẻ lo lắng của mình trước luật mới.

Một luồng ý kiến khác phản ứng trước luật mới này đó là ủng hộ, cho rằng đây là một điều luật cần thiết để ổn định tình hình quản lý phương tiện giao thông - đầu mối quan trọng trong việc đảm bảo tình hình an ninh trật tự. 
 
"Luật mới, bạn không có giấy tờ chính chủ, ảnh hưởng đến bạn nên dĩ nhiên bạn sẽ không đồng tình. Nhưng hãy suy nghĩ về lâu dài, điều luật này góp phần quản lý minh bạch, khoa học phương tiện giao thông cho cả thủ đô. Nếu xe của bạn là xe của bố mẹ chuyển sang cho bạn đi, vậy hãy làm thủ tục chuyển chính chủ đi. Sống theo pháp luật khó đến thế sao? - Bạn Hà Phương (SV trường ĐH Thủy lợi) nói
 
"Vì bạn mua xe ở chợ trời - xe vốn không rõ nguồn gốc xuất xứ là do bạn đã sai từ trước. Vì vậy rất khó để tìm được chủ gốc để làm thủ tục đăng kí chuyển chủ mới. Biết rằng mua xe cũ sẽ tiết kiệm nhưng trước khi mua bạn phải kiểm tra - dù là xe cũ nhưng phải có giấy tờ của người chủ sở hữu rõ ràng thì mới mua. Luật hoàn toàn đúng. Chỉ có điều tình trạng mua bán xe cũ không chủ lâu nay diễn ra không kiểm soát, tự do nên dẫn đến tình trạng này. Luật mới được ban hành là để xóa bỏ dần dần đi  tình trạng này đấy. Hãy suy nghĩ tích cực đi các bạn" - Bạn Thành Trung (SV ĐH GTVT) nói
 
"Nếu bạn từng bị mất xe, bạn sẽ biết việc đăng kí chính chủ sẽ thuận lợi cho bạn tìm lại được chiếc xe như thế nào. Nếu như xe bạn đang đi không đăng kí tên của bạn, thì giả sử có tìm lại được xe của bạn, bạn cũng không có bằng chứng gì để nói rằng đó là xe của bạn?" - T.Trung - một FBer bình luận

Cư dân mạng tranh cãi về xử phạt xe không chính chủ 6

Cư dân mạng tranh cãi về xử phạt xe không chính chủ 7

Cư dân mạng tranh cãi về xử phạt xe không chính chủ 8
 
Bên cạnh đó, một bộ phận cư dân mạng lại cho rằng, luật mới ban hành chưa rạch ròi: tiến hành xử phạt với những xe máy tiến hành mua bán trao đổi mà không làm thủ tục sang tên đổi chủ, vậy những người điều khiển phương tiện trên đường là xe mượn, là xe đi xe của gia đình thì phải giải quyết như thế nào. 
 
Đến thời điểm bây giờ, chưa thể kết luận về tính khả thi về điều luật mới. Nhiều ý kiến trái chiều đã khiến cho luật mới này ở giao thông Hà Nội được quan tâm không kém gì luật đổi giờ làm ở đầu năm nay. Tuy chưa được tiến hành, nhưng nhiều người tỏ ra không tin tưởng nhiều vào hiệu quả điều luật này. Không tin tưởng không phải ở nội dung của luật mà ở cách thức tiến hành, thực hiện diều luật này. 

Thực tế, trong quá trình thanh kiểm tra các chủ phương tiện trong thời gian gần đây, cơ quan chức năng quản lý giao thông trên địa bàn Hà Nội đã phát hiện nhiều chủ phương tiện mua bán xe ô tô, mô tô, xe máy chưa làm thủ tục sang tên chuyển chủ sở hữu. 

Thực trạng này tồn tại từ lâu, làm thất thu thuế của Nhà nước và gây khó khăn cho công tác quản lý, gây trở ngại lớn trong việc điều tra giải quyết các vụ án hình sự, tai nạn giao thông cũng như xử phạt hành chính về trật tự an toàn giao thông.

Hiện có hàng nghìn chiếc xe máy nằm ở những điểm giữ xe vi phạm giao thông, là vật chứng của một vụ TNGT hoặc tang vật các vụ án nhưng khi cơ quan chức năng đi xác minh số khung, số máy thì đành chịu vì xe đã qua tay không biết bao nhiêu chủ sở hữu. Các đối tượng đã bỏ lại phương tiện tại hiện trường, không quay lại lấy.

 
 Theo TTVN

 

 

6 bình luận: "Bùng nổ" tranh cãi về xử phạt xe không chính chủ

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247