Cấu trúc đề thi tốt nghiệp môn địa năm 2014

Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT môn địa lý năm 2014 của 2 hệ THPT, và giáo dục thường xuyên. Đề thi gồm 4 câu lớn, thời gian làm bài 90 phút, hình thức thi tự luận.

Kỳ thi tốt nghiệp năm 2014 toàn quốc có tổng số học sinh đăng ký dự thi là:  910.831 (trong đó hệ THPT có 823.796 ; hệ GDTX: 87.035. Môn địa lý được học sinh chọn khá nhiều. Cả nước có 329.877 học sinh đăng ký dự thi môn địa lý chiếm 36,22% tổng số học sinh dự thi năm nay. 

Cấu trúc đề thi tốt nghiệp môn địa lý của bộ GD&ĐT. Dưới đây là cấu trúc bài thi tốt nghiệp các năm trước và dự định năm 2014 đề thi môn địa cũng sẽ có các dạng, câu hỏi như sau:

Số lượng: 4 câu; Thời gian: 90 phút, hình thức thi tự luận.

A. CẤU TRÚC ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN ĐỊA- GIÁO DỤC THPT

I.  PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)

Câu I. (3,0 điểm)

Địa lí tự nhiên

-   Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ.

-    Lịch sử hình thành và phát triến lãnh thố.

-    Đất nước nhiều đồi núi.

-    Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

-    Thiên nhiên nhiệt đới ấm gió mùa.

-    Thiên nhiên phân hoá đa dạng.

-    Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

-    Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai.

Địa lí dân cư

-    Đặc điểm dân số và phân bố dân cư.

-    Lao động và việc làm.

-    Đô thị hoá.

Câu II. (2,0 điểm)

Chuyến dịch cơ cấu kỉnh tế Địa lí các ngành kỉnh tế

-    Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp (đặc điểm nền nông nghiệp, vấn đề phát triển nông nghiệp, vấn đề phát triển ngành tìiuỷ sản và lâm nghiệp, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp).

-    Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp (cơ cấu ngành công nghiệp, vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm, vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp).

-     Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ (giao thông vận tải và thông tin liên lạc, thương mại, du lịch).

Câu III. (3,0 điểm)

Địa lí các vùng kinh tế

-    Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

-     Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng.

-    Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ.

-    Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

-    Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên.

-    Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ.

-     Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.

-    Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và

các đảo, quần đảo.

-    Các vùng kinh tế trọng điểm.

Địa lí địa phương (địa lí tỉnh, thành phố)

II.   PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)

Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điếm)

Nội dung nằm trong chương trình Chuẩn, đã nêu ở trên.

Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điếm)

Nội dung nằm trong chương trình Nâng cao. Ngoài phần nội dung đã nêu ở trên, bổ sung các nội dung sau đây:

-    Chất lượng cuộc sống (thuộc phần Địa lí dân cư).

-    Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (thuộc phần Địa lí kinh

tế - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế).

-    Vốn đất và sử dụng vốn đất (thuộc phần Địa lí kinh tế - Một số

vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp).

-     Vấn đề lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long

(thuộc phần Địa lí kinh tế - Địa lí các vùng kinh tế).

 Lưu ỷ: Việc kiếm tra các kĩ năng địa lí được kết hợp khi kiếm tra các nội dung nói trên. Các kĩ năng được kiếm tra gồm:

-    Kĩ năng về bản đồ: đọc bản đồ ở Atlat Địa lí Việt Nam (không vẽ lược đồ). Yêu cầu sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam tái bản chỉnh lí và bổ sung do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành tháng 9/2009.

-     Kĩ năng về biểu đồ: vẽ, nhận xét và giải thích; đọc biểu đồ cho trước.

-    Kĩ năng về bảng số liệu: tính toán, nhận xét.

B. CẤU TRÚC ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN ĐỊA - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

Câu I. (3,0 điểm)

Địa lí tự nhiên

-   Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ.

-    Lịch sử hình thành và phát triến lãnh thố.

-    Đất nước nhiều đồi núi.

-    Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

-    Thiên nhiên nhiệt đới ấm gió mùa.

-    Thiên nhiên phân hoá đa dạng.

-    Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

-    Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai.

Địa lí dân cư

-    Đặc điểm dân số và phân bố dân cư.

-    Lao động và việc làm.

-    Đô thị hoá.

Câu II. (3,5 điểm)

Chuyến dịch cơ cẩu kinh tế Địa lí các ngành kỉnh tế

-    Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp (đặc điểm nền nông nghiệp, vấn đề phát triển nông nghiệp, vấn đề phát triển ngành tìiuỷ sản và lâm nghiệp, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp).

-    Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp (cơ cấu ngành công nghiệp, vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm, vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp).

-     Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ (giao thông vận tải và thông tin liên lạc, thương mại, du lịch).

Câu III. (5,5 điểm)

Địa lí các vùng kỉnh tế

-   Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

-     Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng.

-   Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ.

-   Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

-   Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên.

-   Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ.

-    Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.

-    vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo.

-    Các vùng kinh tế trọng điểm.

Địa lí địa phương (địa lí tỉnh, thành phố)

*Lưu ỷ: Việc kiếm tra các kĩ năng địa lí được kết hợp khi kiếm tra các nội dung nói trên. Các kĩ năng được kiếm tra gồm:

-    Kĩ năng về bản đồ: đọc bản đồ ở Atlat Địa lí Việt Nam (không vẽ lược đồ). Yêu cầu sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam tái bản chỉnh lí và bổ sung do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành tháng 9/2009.

-     Kĩ năng về biểu đồ: vẽ, nhận xét và giải thích; đọc biểu đồ cho trước.

-   Kĩ năng về bảng số liệu: tính toán, nhận xét.

Một số kỹ năng ôn thi, làm tốt bài thi tốt nghiệp môn địa lý

Thứ nhất về phần lý thuyết, học sinh nên chọn cho mình một cách học phù hợp nhất để nhớ bài. Sau đây là một số cách:

Nhìn tổng thể SGK Địa lý lớp 12 được chia ra làm 4 phần: Địa lý tự nhiên, Địa lý dân cư, Địa lý kinh tế và Địa lý vùng kinh tế. Các phần này đều có mối liên hệ qua lại với nhau. Trước tiên, cần có kiến thức nền trong phần tự nhiên, dân cư, kinh tế và cuối cùng là tổng hợp trong Địa lí vùng kinh tế. Có thể hệ thống lại bằng sơ đồ tư duy, bằng sơ đồ hình cây, bằng bảng hệ thống… Dù làm cách nào cũng đòi hỏi phải có sự đầu tư cho việc hệ thống hóa lại bài học.

Sau khi đã hệ thống các bài, có thể đi vào chi tiết từng bài. Mỗi bài cũng có thể hệ thống lại xem có bao nhiêu nội dung chính, mỗi ý chính có bao nhiêu ý phụ... dùng bút màu tô đậm những phần quan trọng hoặc gạch dưới những ý chính. Làm theo nguyên tắc từ tổng thể đến chi tiết, từ khái quát đến cụ thể. Có thể ghi mỗi bài ra từng tờ giấy riêng rồi sau đó tập hợp lại, cũng là một cách để nhớ, mà không nhất thiết phải cầm cả cuốn SGK để học, vừa không gây cảm giác nặng nề mà còn giúp hệ thống bài học.

Đối với môn Địa lý, thường các em sợ nhất chính là số liệu. Tuy nhiên, không nhất thiết phải nhớ hết số liệu, mỗi ý chúng ta chỉ cần một dẫn chứng, nếu có hai số liệu (phần trăm hoặc số liệu thực tế), có thể chọn một trong hai. Nếu không thể nhớ chính xác các số liệu thì có thể nhớ gần đúng theo kiểu khoảng, gần bằng, lớn hơn... Ví dụ như nước ta có 2.360 con sông dài trên 10km thì có thể nhớ là hơn 2.000 con sông…

Nếu đã học xong phần kiến thức trong phần tự nhiên, dân cư và kinh tế thì phần cuối cùng Địa lý vùng kinh tế, các em sẽ thấy học rất đơn giản bởi trong phần này có sự lặp lại của phần kiến thức chung. Trong phần kinh tế vùng này tổng hợp nội dung của 7 vùng vào một bảng hệ thống theo kiểu so sánh để dễ nhớ, dễ thuộc mà không bị nhầm lẫn.

Trong những năm gần đây, đề thi ĐH thường cập nhật thêm một số nội dung mang tính thời sự, ngoài việc học thuộc lý thuyết, nên tìm hiểu thêm một số vấn đề mang tính thời sự như biển đảo, kinh tế qua sách báo, Internet để phần làm bài có tính thuyết phục hơn.

Thứ hai, đối với phần thực hành vẽ biểu đồ: phần này thường chiếm 3 điểm trong bài thi đại học. Nếu biết cách làm thì có thể lấy điểm phần này một cách dễ dàng. Có thể tổng kết phần biểu đồ thành 6 dạng sau:

- Biểu đồ tròn: khi đề bài yêu cầu thể hiện cơ cấu, tỉ lệ, tỉ trọng (%) của đối tượng mà dưới 2 năm. Ví dụ thể hiện cơ cấu của ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ của Việt Nam năm 2012...

- Biểu đồ cột (đơn, đôi...): khi đề bài yêu cầu thể hiện sự biến động của một đối tượng qua nhiều năm hoặc so sánh các đối tượng khi có cùng đơn vị trong một năm. Ví dụ thể hiện sự biến động dân số, diện tích đất đai...

- Biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị): khi đề bài yêu cầu thể hiện sự thay đổi, tăng trưởng, diễn biến của các đối tượng khác nhau về đơn vị qua nhiều năm. Ví dụ thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế, gia tăng dân số…

- Biểu đồ kết hợp giữa đường và cột: khi đề bài yêu cầu thể hiện các đối tượng khác nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ với nhau. Hoặc đề bài có từ ba loại số liệu trở lên mà cần biểu diễn trên cùng một biểu đồ. Ví dụ thể hiện sản lượng khai thác, nuôi trồng và giá trị sản xuất của Việt Nam thì vẽ cột thể hiện sản lượng khai thác và nuôi trồng, đường thể hiện giá trị sản xuất...

- Biểu đồ miền: khi đề bài yêu cầu thể hiện rõ nhất sự thay đổi cơ cấu, tỉ trọng của hai hoặc ba nhóm đối tượng mà có từ 3 năm trở lên. Ví dụ thể hiện cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam hoặc cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ từ năm 1990 - 2005.

- Biểu đồ cột chồng: khi đề bài yêu cầu thể hiện tốt nhất quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỉ lệ % tuyệt đối).

- Ngoài ra có dạng biểu đồ miền kết hợp với đường: thường dùng biểu đồ này trong trường hợp đặc biệt: ví dụ tỉ lệ xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân xuất nhập khẩu, tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử, tỉ lệ gia tăng tự nhiên…

Đối với phần nhận xét biểu đồ: cũng theo 3 phần là nhận xét chung, nhận xét từng phần rồi tổng kết lại. Câu nhận xét chung thường là: nhìn chung, tổng quan thì giá trị tăng hay giảm. Tùy theo số liệu có thể nhận xét tăng (giảm) liên tục hoặc tăng (giảm) không đều... Sau đó đi vào nhận xét từng phần, chú ý đến các giai đoạn có sự tăng giảm đột biến để nhận xét kỹ hơn (nhớ kèm theo số liệu). Cuối cùng, có thể tổng kết lại bằng cách nhận định xu hướng phát triển hoặc giải thích (tùy theo đề bài yêu cầu). Nếu không yêu cầu giải thích thì không làm.

Chú ý phần kĩ năng

Phần kiểm tra kĩ năng bao giờ cũng có trong một bài thi địa lí, bao gồm kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích số liệu, sử dụng Átlat Địa lí Việt Nam.

a) Vẽ biểu đồ: Cần rèn luyện vẽ các dạng biểu đồ cột, biểu đồ đường (đồ thị), biểu đồ kết hợp (cột và đường), biểu đồ tròn, biểu đồ miền. Vẽ biểu đồ cần nhanh, chính xác, đầy đủ các bước. Trên biểu đồ phải ghi đầy đủ các yếu tố như đơn vị, tên biểu đồ, bảng chú giải ghi chú…

Phần phân tích giải thích trong câu hỏi bài tập cần ngắn gọn, “hỏi gì đáp nấy” tránh rườm rà, lan man.

b) Khi phân tích bảng số liệu cần chú ý số liệu có nội dung gì, số liệu thống kê ở một năm hay nhiều năm, quy luật thay đổi thế nào. Phải chỉ ra những biến động đặc biệt để phân tích chứ không phải liệt kê, mô tả theo bảng số liệu rất dài dòng, trình bày quá chi tiết mà không nêu được nội dung chính sẽ ít được điểm. 

c) Átlat Địa lý là một công cụ ôn tập và tra cứu thi rất hiệu quả, ở đó có đầy đủ các địa danh cần thiết và các số liệu kinh tế - xã hội cập nhật hơn cả sách giáo khoa. Thậm chí các dạng biểu đồ thí sinh cũng có thể tham khảo trong átlat để hoàn thiện trong bài thi của mình. Cần nắm được cấu trúc của átlat gồm các trang nào, sắp xếp ra sao để khi nhìn đề có thể nhanh chóng xác định được các trang có liên quan. 

Để sử dụng Atlat trả lời cho các câu hỏi trong quá trình làm bài thi tốt nghiệp, HS cần lưu ý các vấn đề sau:

1. Nắm chắc các ký hiệu:

HS cần nắm chắc các ký hiệu chung về khoáng sản, nông nghiệp, công nghiệp, lâm ngư nghiệp... ở trang 3 của quyển Atlat, vì một số bản đồ trong Atlat không in chú thích kèm theo bản đồ như bản đồ khoáng sản trang 8, bản đồ công nghiệp chung trang 21, nông - lâm nghiệp trang 18, 19...

2. Biết rõ câu hỏi để có thể dùng Atlat:

Tất cả các câu hỏi có yêu cầu trình bày về phân bố sản xuất hoặc yêu cầu nói rõ ngành đó ở đâu, vì sao ở đó... đều có thể dùng bản đồ của Atlat để trả lời. Các câu hỏi có yêu cầu trình bày tình hình phát triển sản xuất hoặc quá trình phát triển của ngành này hay ngành khác, HS cũng có thể tìm thấy một vài số liệu ở các biểu đồ trong Atlat.

3. Biết khai thác biểu đồ có trong các bản đồ của Atlat:

Thông thường mỗi bản đồ ngành kinh tế đều có từ 1 đến 2 biểu đồ (cột, đường, tròn...) bên cạnh thể hiện sự tăng, giảm về giá trị tổng sản lượng, về diện tích (đối với các ngành nông-lâm nghiệp) của các ngành kinh tế, HS cần biết cách khai thác các biểu đồ trong các bài có liên quan để đỡ phải nhớ nhiều số liệu trong phần lý thuyết.

4. Biết sử dụng đủ số bản đồ trong Atlat cho một câu hỏi:

Trên cơ sở nội dung câu hỏi cần xem phải trả lời một vấn đề hay nhiều vấn đề, HS có thể xác định những trang bản đồ trong Atlat cần thiết dựa vào phần mục lục cuối cuốn Atlat (trang 31).

- Những câu hỏi chỉ cần sử dụng một trang bản đồ của Atlat để trả lời như:

“Hãy trình bày nguồn tài nguyên khoáng sản ở nước ta”. Với câu hỏi này chỉ sử dụng bản đồ "Địa chất-khoáng sản” ở trang 8 là đủ. “Hãy nhận xét tình hình phân bố dân cư nước ta?”. Trong trường hợp này, chỉ cần dùng 1 bản đồ “Dân số” ở trang 15 là đủ.

- Những câu hỏi cần dùng nhiều trang bản đồ trong Atlat để trả lời như:

• Những câu hỏi đánh giá tiềm năng (thế mạnh) của một ngành như:

Khi đánh giá tiềm năng của ngành công nghiệp năng lượng, HS không những chỉ sử dụng bản đồ khoáng sản để thấy khả năng phát triển các ngành công nghiệp này mà còn sử dụng bản đồ công nghiệp để thấy vai trò của ngành này với các ngành công nghiệp khác, sử dụng bản đồ sông ngòi để thấy tiềm năng phát triển thủy điện...

• Những câu hỏi tiềm năng (thế mạnh) của 1 vùng kinh tế như:

Khi phân tích các thế mạnh của vùng Đồng bằng sông Hồng, HS cần dựa vào bản đồ vùng kinh tế Trung du miền núi Bắc bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng trang 26 để xác định giới hạn của vùng, phân tích những khó khăn và thuận lợi về vị trí vùng. Đồng thời HS phải biết đối chiếu giữa bản đồ vùng kinh tế với các bản đồ khác (như đất, khí hậu, sông ngòi, dân cư...) nhằm xác định được đầy đủ các thế mạnh về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của vùng.

- Loại bỏ những bản đồ không phù hợp với câu hỏi:

- Khi đánh giá tiềm năng phát triển cây công nghiệp, HS có thể sử dụng bản đồ: đất, địa hình, khí hậu, dân cư... nhưng không cần sử dụng bản đồ khoáng sản.

- Khi đánh giá tiềm năng công nghiệp có thể sử dụng bản đồ khoáng sản nhưng không cần sử dụng bản đồ đất, nhiều khi không sử dụng bản đồ khí hậu...

Chúc các bạn ôn thi và làm bài thi tốt!

Theo thethaohangngay

1 bình luận: Cấu trúc đề thi tốt nghiệp môn địa năm 2014

  •  
Điểm chuẩn tất cả các trường ĐH