Đại học kinh tế quốc dân tuyển sinh liên thông năm 2015

Trường Đại học Kinh tế quốc dân thông báo tuyển sinh hệ văn bằng 2 (VB2) và liên thông cao đẳng lên đại học (LTCĐ lên ĐH), hình thức đào tạo chính quy, năm 2015, như sau:

I- MỘT SỐ QUY ĐỊNH
1) Chuyên ngành, chỉ tiêu tuyển sinh, môn thi, đối tượng tuyển sinh, hình thức tuyển sinh, phương thức xét tuyển đối với từng hệ (Có trong Thông báo tuyển sinh từng đợt)
2) Thời gian nhận hồ sơ, thi tuyển và khai giảng


Thời gian tuyển sinh của đợt

Thời gian nhận hồ sơ

Thời gian ôn văn hóa

Thời gian thi tuyển sinh

Thời gian khai giảng

1

Tháng 3, 4/2015

23, 24/3/2015

25/3 đến 24/4/2015

25, 26/4/2015

24/5/2015

2

Tháng 7, 8/2015

13, 14/7/2015

15/7 đến 14/8/2015

15, 16/8/2015

13/9/2015

3

Tháng 11, 12/2015

3, 4/11/2015

5/11 đến 4/12/2015

5, 6/12/2015

27/12/2015

Trường chỉ tổ chức thi tuyển sinh khi có từ 60 hồ sơ đăng ký vào 1 chuyên ngành của 1 hệ.

3) Thời gian đào tạo
3.1) Thời gian đào tạo để cấp bằng đại học thứ hai là 2 năm (Đối với sinh viên được bảo lưu điểm học phần sẽ được rút ngắn tùy theo tiến độ học tập của sinh viên).
3.2) Thời gian đào tạo để cấp bằng liên thông từ cao đẳng lên đại học tùy thuộc vào những học phần được chuyển điểm (bảo lưu).
4) Tổ chức đào tạo
4.1) Đối với hệ đại học văn bằng 2: Đào tạo tập trung, liên tục tại Trường, theo học chế tín chỉ; Hàng ngày học từ 18 giờ 00, kết hợp với học ngày chủ nhật.
4.2) Đối với hệ liên thông từ cao đẳng lên đại học: Đào tạo cùng với hệ chính quy.
5) Văn bằng tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp đại học, hình thức đào tạo chính quy.
6) Kinh phí tuyển sinh, học phí 
Thí sinh nộp các khoản kinh phí khi nộp hồ sơ tuyển sinh.

- Kinh phí đăng ký:   50.000 đồng/ hồ sơ;
- Kinh phí thi:  150.000 đồng/ môn thi;
- Kinh phí xét tuyển (diện miễn thi hệ văn bằng 2): 150.000 đồng/ hồ sơ;

- Học phí: 230.000 đồng/1 tín chỉ cho năm học 2014-2015. Mức học phí có thể thay đổi trong quá trình học phù hợp với quy định của Nhà nước.

7) Chương trình đào tạo và công nhận giá trị chuyển đổi
7.1) Thực hiện theo Chương trình đào tạo của hệ đại học chính quy tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
7.2) Sinh viên được chuyển điểm (bảo lưu) những học phần đã tích luỹ tại bằng cao đẳng, đại học thứ nhất theo quy định của Hiệu trưởng; Đối với học phần được chuyển điểm, kinh phí đào tạo được tính bằng 50% học phí. 
8) Hồ sơ tuyển sinh
Hồ sơ tuyển sinh theo mẫu chung của Trường phát hành, gồm:

TT

Nội dung

Số lượng

1

Bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp đại học/ cao đẳng

2 bản

2

Bản sao công chứng Bảng điểm đại học/ cao đẳng (Toàn khoá học)

2 bản

3

Sơ yếu lý lịch

1 bản

4

Phiếu đăng ký học

1 bản

5

Phong bì có dán tem ghi sẵn địa chỉ người nhận

2 chiếc

6

Ảnh cỡ 3 x 4, ghi rõ họ, tên, ngày và nơi sinh (Tỉnh,TP) phía sau ảnh

2 chiếc

7

Bản sao các giấy tờ ưu tiên trong tuyển sinh (nếu có)

1 bản

 

Khi nộp hồ sơ phải mang theo bản chính Bằng tốt nghiệp đại học/ cao đẳng, Bảng điểm và giấy tờ ưu tiên để đối chiếu.
Bằng tốt nghiệp của các trường nước ngoài, trường nước ngoài hoạt động hợp pháp ở Việt Nam thì văn bằng phải được công nhận theo quy định của Bộ GD&ĐT và kèm theo bản dịch công chứng.
Đối với sơ yếu lý lịch và phiếu đăng ký học, thí sinh điền theo mẫu in sẵn (trong hồ sơ) hoặc tải mẫu theo file đính kèm tại http://www.daotao.neu.edu.vn; điền đầy đủ thông tin và xác nhận theo hướng dẫn.
8.1) Đối với hệ văn bằng 2: Thí sinh phải đăng ký dự thi trực tuyến trước khi đến nộp hồ sơ tại Trường, theo địa chỉ http://www.tuyensinhvb2cq.neu.edu.vn và in thông tin ra giấy (nộp kèm hồ sơ).
8.2)  Đối với hệ liên thông từ cao đẳng lên đại học: Thí sinh phải đăng ký dự thi trực tuyến trước khi đến nộp hồ sơ tại Trường, theo địa chỉ http://tuyensinhdhcq.neu.edu.vn và in thông tin ra giấy (Nộp kèm hồ sơ).
9) Địa chỉ liên hệ  
Phòng Quản lý đào tạo (nhà 10, tầng 1, phòng 1.1 A và phòng 1.6), Trường Đại học Kinh tế quốc dân, (Đi đường Trần Đại Nghĩa), quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; Điện thoại: (04)62.776688 hoặc (04)36.280280 máy nội bộ: 5106, 6901; Fax: 04.36280462; Thí sinh xem thông tin trên cổng thông tin điện tử của Trường http://www.neu.edu.vn, mục thông báo tuyển sinh.
            II- PHÂN CÔNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1) Phòng Quản lý đào tạo (QLĐT)
Phòng QLĐT là đơn vị thường trực Hội đồng tuyển sinh, là đầu mối trong quá trình thực hiện công tác tuyển sinh, chuẩn bị và thực hiện các công việc sau:
- Xây dựng và tổ chức phương án tư vấn và xúc tiến tuyển sinh, thực hiện quảng bá, thông tin về hoạt động đào tạo và hình ảnh của Trường.
- Tổ chức rút kinh nghiệm công tác tuyển sinh đại học năm 2014, nhất là rà soát lại các văn bản của Bộ GD&ĐT về công tác tuyển sinh.
- Xác định số lượng thí sinh, lên danh sách phòng thi, danh sách địa điểm thi, danh sách ảnh, tổ chức làm thẻ dự thi, sắp xếp thẻ dự thi theo thứ tự số báo danh, chia vào phòng thi.
- Chuẩn bị mẫu và dự kiến lượng giấy thi, giấy nháp; Đặt túi đựng bài thi, túi đựng tài liệu, các tài liệu, phù hiệu có liên quan đến kỳ thi tuyển sinh và phân chia tài liệu, văn phòng phẩm, bàn giao cho điểm thi.
- Thông báo danh sách dự thi, số báo danh, phòng thi, địa điểm thi, kết quả thi tuyển sinh cho thí sinh và gửi giấy báo nhập học cho thí sinh trúng tuyển.
- Tổ chức đón tiếp sinh viên nhập học và tổ chức lễ khai giảng khóa học.
- Phối hợp với phòng Công tác chính trị và Quản lý sinh viên (CTCT&QLSV) tổ chức sinh hoạt chính trị đầu khóa học.
- Phối hợp với phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục (KT&ĐBCLGD) thực hiện công tác in sao đề thi.
2) Phòng Quản trị - Thiết bị
- Chuẩn bị địa điểm thi, in sao đề thi và cơ sở vật chất phục vụ in sao đề, mua văn phòng phẩm theo yêu cầu của HĐTS.
- Chuẩn bị địa điểm, đảm bảo điện, nước và phương tiện làm việc cho các ban của HĐTS.
3) Phòng KT&ĐBCLGD 
Là thường trực ban in sao đề thi của Trường, chịu trách nhiệm đảm bảo đề thi theo quy chế tuyển sinh.
4) Phòng Tổ chức cán bộ
- Chuẩn bị nhân sự, ra quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh, các ban: Ban đề thi, Ban coi thi, Ban chấm thi, Ban phúc khảo, Tổ máy tính phục vụ tuyển sinh…
- Điều động cán bộ, giảng viên làm nhiệm vụ coi thi.
5) Phòng Tổng hợp
- Giúp Hiệu trưởng theo dõi, điều độ công tác tuyển sinh theo đúng kế hoạch và lịch trình;
- Tổ chức đóng dấu kịp thời các loại giấy tờ có liên quan đến công tác tuyển sinh và theo yêu cầu của HĐTS (qua thường trực HĐTS).
6) Phòng CTCT&QLSV 
- Phối hợp với Phòng QLĐT tổ chức lễ khai giảng khoá học.
- Chủ trì tổ chức sinh hoạt chính trị đầu khoá học;
7) Phòng Thanh tra – Pháp chế
Lập kế hoạch và triển khai công tác thanh tra tuyển sinh theo đúng qui định về thanh tra của Bộ GD&ĐT và của Hiệu trưởng.
8) Phòng Tài chính kế toán
Xây dựng và báo cáo Hiệu trưởng phương án thu, chi tài chính và tổ chức thực hiện cho các khâu công việc tuyển sinh, khai giảng.
9)  Phòng Bảo vệ
Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án bảo vệ, đảm bảo an toàn cho các khâu, các công việc của quá trình tuyển sinh.
10) Tổ máy tính phục vụ tuyển sinh
- Tiếp nhận và xử lý số liệu tuyển sinh theo Quy chế tuyển sinh và yêu cầu của HĐTS (qua Phòng QLĐT).
- Kết thúc thi tuyển sinh, bàn giao dữ liệu cho Phòng QLĐT.
11) Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ đào tạo
- Phục vụ ăn uống cho Ban đề thi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo mật.
- Phục vụ nước uống cho các ban khác của HĐTS.
12) Viện Công nghệ thông tin kinh tế 
Cử người trực và thường xuyên đảm bảo thông tin qua mạng Internet được thông suốt, đáp ứng yêu cầu khai thác thông tin của thí sinh trong suốt quá trình tuyển sinh. 
- Thường xuyên cập nhật những thông tin liên quan đến công tác tuyển sinh đưa lên cổng thông tin điện tử của Trường.
13) Các viện, khoa, bộ môn và các đơn vị khác trong Trường
Quán triệt mục đích, yêu cầu của công tác tuyển sinh và trách nhiệm tham gia của đơn vị đến toàn thể cán bộ, giảng viên do đơn vị quản lý.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình và căn cứ vào kế hoạch trên, các đơn vị chủ động triển khai và phối hợp thực hiện để hoàn thành tốt công việc. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc cần báo cáo Hiệu trưởng (qua Phòng QLĐT) để kịp thời giải quyết.

Theo thethaohangngay

6 bình luận: Đại học kinh tế quốc dân tuyển sinh liên thông năm 2015

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247