Đáp án đề thi đại học khối A năm 2013

Đáp án đề thi đại học khối a năm 2013. Tham khảo đáp án đề thi môn Toán, Lý, Hóa của chuyên gia, các thầy cô giáo bộ môn nhanh nhất. Đáp án chính xác từ bộ GD&ĐT cập nhật chiều tối ngày 5/7/2013.

Đề thi khối A năm 2013 và Đáp án đề thi đại học khối A năm 2013 sẽ được cập nhật theo thời gian sau đây:

Môn thi Ngày thi Đáp án tham khảo Đáp án thầy cô Đáp án bộ GD&ĐT
Toán 4/7/2013 10h15 11h-12h Chiều ngày 5/7/2013
4/7/2013 15h45 17h-18h Chiều ngày 5/7/2013
Hóa 5/7/2013 8h45 10-11h Chiều ngày 5/7/2013

Ghi chú:

  1. Đáp án tham khảo: Đáp án do Ban Tuyensinh247 đưa ra và chia sẻ đáp án của các bạn học sinh chia sẻ có ngay sau khi hết thời gian làm bài thi khối A.
  2. Đáp án thầy cô: Đáp án sẽ được cập nhật từ tổ chuyên gia, thầy cô giáo bộ môn sau 1h-2h sau khi kết thúc môn thi
  3. Đáp án của bộ GD&ĐT: Cập nhật vào chiều tối ngày 5/7/2013

Các bạn thường xuyên truy cập Tuyensinh247 để cập nhật nhanh nhất!

Khối A bao gồm 3 môn thi: Toán, Lý, Hóa. Thời gian thi đối với bài thi tự luận (Toán) là 180 phút (Toán) và môn thi trắc nghiệm ( Lý, Hóa) là 90 phút. Mời quý vị và các bạn xem chi tiết

1. Đáp án đề thi đại học môn toán khối A năm 2013

2. Đáp án đề thi đại học môn hóa khối A năm 2013

3. Đáp án đề thi đại học môn lý khối A năm 2013

 

Đăng ký nhận ngay đáp án đề thi ĐH khối A của bộ GD&ĐT năm 2013, soạn tin

DADB (dấu cách)A(dấu cách)Mônthi(dấu cách)Mãđề gửi 8712

Ví dụ: Bạn cần biết đáp án đề thi ĐH môn hóa khối A mã đề 286 năm 2013 của bộ GD&ĐT

Soạn tin:   DADB  A  HOA  286  gửi  8712

 

Lịch thi đại học khối A năm 2013

Khối A thi ngày 4 - 5/7/2013 

Ngày Buổi Môn thi
Khối A
Ngày 3/7/2013 Sáng Làm thủ tục dự thi, xử lý những sai sót trong đăng ký dự thi của thí sinh.
Từ 8g00
Ngày 4/7/2013 Sáng Toán
Chiều
Ngày 5/7/2013 Sáng Hóa
Chiều Dự trữ

Thời gian Thi Tự Luận Khối A:

 

Thời gian

Nhiệm vụ

Buổi sáng (Thi Môn Toán)

6h30 – 6h45

Cán bộ coi thi đánh số báo danh vào chỗ ngồi của thí sinh; gọi thí sinh vào phòng thi; đối chiếu, kiểm tra ảnh, thẻ dự thi.

6h45 – 7h00

Một cán bộ coi thi đi nhận đề thi tại điểm thi

7h00 – 7h15

Bóc túi đựng đề thi và phát đề thi cho thí sinh

7h15 – 10h15

Thí sinh làm bài thi

10h15

Cán bộ coi thi thu bài thi

Thời gian thi môn trắc nghiệm Khối A:

Thời gian

                                    Nhiệm vụ

Buổi sáng 5/7/2013 (Môn Hóa)

Buổi chiều 4/7/2013 (Môn Lý)

6g30 – 6g45

13g30 – 13g45

Cán bộ coi thi nhận túi phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN) và túi tài liệu; đánh số báo danh vào chỗ ngồi của thí sinh; gọi thí sinh vào phòng thi; đối chiếu, kiểm tra ảnh, thẻ dự thi.

6g45 – 7g00

 

13g45 – 14g00

Một cán bộ coi thi đi nhận đề thi tại điểm thi; một cán bộ coi thi phát phiếu TLTN và hướng dẫn các thí sinh điền vào các mục từ 1 đến 9 trên phiếu TLTN.

7g00 – 7g15

14g00 – 14g15

Kiểm tra niêm phong túi đề thi; mở túi đề thi và phát đề thi cho thí sinh; sau khi phát đề xong, cho thí sinh kiểm tra đề và ghi mã đề thi vào phiếu TLTN.

7g15

14g15

Bắt đầu giờ làm bài (90 phút)

7g30

14g30

Thu đề thi và phiếu TLTN còn dư tại phòng thi giao cho thư ký điểm thi.

8g30

15g30

Cán bộ coi thi nhắc thí sinh còn 15 phút làm bài.

8g45

15g45

Hết giờ làm bài thi trắc nghiệm, thu và bàn giao phiếu TLTN.

Khối A là khối tự nhiên nên các ngành học của khối A phần lớn là những ngành thuộc nhóm công nghệ, kỹ thuật và có thêm một số ngành thuộc nhóm kinh tế và lượng thí sinh tham gia dự thi khối này chiếm phần lớn.

Tham khảo đề thi và đáp án đề thi khối A năm 2012

Đáp án Đề thi
Toán Toán
Vật lý Vật lý
Hóa học Hóa học

>> Xem ngay hơn 200 Đề thi thử khối A năm 2013 trên Tuyensinh247

Một số kinh nghiệm ôn thi và làm bài thi khối A

I) Môn Toán:

- Để đạt được kết quả cao nhất trong kì thi đại học các em phải biết chọn điểm rơi phong độ chính xác, nên quan tâm tới những vấn đề sau:

+ Làm và đọc chi tiết lời giải khối A môn toán của 3 năm gần nhất (của Bộ GD&ĐT)

+ Khi làm bài tuyệt đối không để bị tâm lý khi có thí sinh ra sớm (vì có thể họ không làm được bài)

+ Tập trung làm bài, tận dụng tối đa thời gian thi, không nên ra sớm. Nếu làm xong thì ngồi soát lại kết quả.

+ Học cách kiếm 0.25 điểm bài bất đẳng thức bằng cách dự đoán dấu bằng xảy ra trước để biết trước đáp số, phát hiện khi nào sử dụng bất đẳng thức Cô si hay Bunhiacopxki.

+ Dùng dấu tương đương, suy ra chặt chẽ, nếu còn phân vân thì cứ dùng dấu suy ra sau đó ra nghiệm thì thử lại cho chắc chắn.

+ Vẽ đồ thị bằng bút bi, đồ thị phải nằm trong trong tọa độ Oxy

+ Chú ý đáp số, làm đến đâu, chắc đến đấy, tìm điều kiện và kết luận là hai điều các em hay quên.

+ Khi đã trình bày nhưng phát hiện ra tính sai:

Bước 1: Bình tĩnh, xem xét xem có thể sửa hay không

Bước 2: tiếp cận bài toán lại (làm ra trang nháp mới, trắng tinh) tìm ra đáp số đúng

B3: Viết vào bài (chú ý gạch sạch, đẹp). Gạch xong cách dòng.

Thí sinh tránh những sai lầm sau đây:

+ Không đọc kỹ đề và thế sai dữ liệu

+ Quên đặt điều kiện để hàm số xác định.

+ Hiểu lạc đề nên đặt vấn đề sai.

+ Tính toán vội vàng nên sai ở những khâu trung gian.

II) Môn Lý:

Bước 1: Lấy đề năm trước (trước, trước nữa) ra làm, làm càng nhiều đề càng tốt (đề thật chứ ko phải đề thi thử) – Nghiêm cấm chọn bừa. Phải làm thật rồi so sánh với đáp án xem được bao nhiêu điểm. Với những câu nhầm lẫn thì đánh dấu lại, xem xét và nhớ kĩ lỗi sai để lần sau không lặp lại. Với những câu không biết làm thì mang đi hỏi ngay lập tức đến biết làm thì thôi.

Bước 2: Hãy nhớ form đề thi chuẩn, nghiên cứu kĩ nó, người ta đã phân loại sẵn câu hỏi theo từng phần học: xem có mấy câu về điện, mấy câu về dao động, mấy câu về ánh sáng,…

Về phần lý thuyết: cứ học thuộc lòng lý thuyết. Phần nâng cao sẽ dễ hơn chuẩn nhiều, nhưng rộng hơn chuẩn. Với bạn học chương trình nâng cao, nên chọn nâng cao chứ đừng chọn chuẩn, vì nâng cao có chương 1: động lực học vật rắn, học thích hơn, làm bài cũng thích hơn.

Trong 90 phút thi:

+ 70 phút đầu: Làm từ từ, cẩn thận. Được đến đâu chắc đến đấy. Ưu tiên câu lí thuyết, câu dễ (dưới 5 dòng)

+ Phút 70 đến 80: Bé tập tô (tô sạch, đẹp)

+ Phút 80 đến 90: Làm nốt những câu chưa làm hoặc xem lại những câu đã làm(chú ý tiếp cận theo cách khác)

III) Môn Hóa

Đừng quá sa đà vào các bài toán quá khó vì nếu giải được cũng chỉ được 0,2 điểm cho mỗi câu. Thí sinh nên tập trung giải quyết các câu mà mình có khả năng, chỉ cần 30 câu là các em đã có 6 điểm chắc chắn, phần còn lại các em thống kế xem phương án nào chọn ít nhất thì những câu còn lại cứ chọn đáp án đó.

+ Đọc lại các phương pháp tính nhanh, thử tìm cách chứng minh lại chúng, làm thử một ví dụ.

+ Làm và đọc lại lời giải đề thi khối A môn hóa 3 năm gần nhất (của Bộ GD&ĐT)

+ Đọc lại phần chữ in nghiêng, chữ xanh, có thể em chưa biết trong sách giáo khoa

+ Đọc thuộc lại bảng tuần hoàn, bằng tính tan. Đặc biệt chú ý các tính chất đặc biệt trong môn hóa.

+ Tự định nghĩa lại tất cả các khái niệm: Độ tan, hằng số nhiệt, độ loãng, hằng số cân bằng....

· Trong 90 phút thi:

+ 70 phút đầu: Làm từ từ, cẩn thận. Được đến đâu chắc đến đấy. Ưu tiên câu lí thuyết, câu dễ (dưới 5 dòng)

+ phút 70 đến 80: Bé tập tô (tô sạch, đẹp)

+ Phút 80 đến 90: Làm nốt những câu chưa làm hoặc xem lại những câu đã làm(chú ý tiếp cận theo cách khác)

Hóa vô cơ:

– Nhớ ít nhất là 20 nguyên tố đầu trong bảng tuần hoàn (hoặc có đọc được bảng tuần hoàn và nhớ thứ tự)

– Thuộc (gần như là bắt buộc) Dãy chuyển hóa kim loại (cái này có rất nhiều trong đề thi nên phải thuộc mới làm được)

– Tìm các đề thi năm ngoái để làm, không cần làm quá nhiều dạng, chỉ cần làm dạng nào nhớ dạng đó.

– Nên nắm rõ và sử dụng thành thạo cách giải toán bằng phương pháp Ion vì nó rất nhanh gọn khi bạn giải các bài toán phức tạp về kim loại.

Hóa hữu cơ:

– Ít nhất là biết viết Cấu tạo của các Hydro cơ bản

– Chia mục ra để học (Chia thành các bài ví dụ: Este, Ancol, Hydrocacbon….), trong mỗi mục cũng chia nhỏ ra (ví dụ: Công thức cấu tạo và công thức đơn giản của Ancol, Tính chất hóa học…) Có thể chia giống trong sách giáo khoa nhưng tóm gọn lại theo cách của mình cho dễ nhớ.

– Cần học thuộc các công thức đơn giản và tên thường gọi của nó để làm các bài toán vì trong bài toán hầu như sử dụng tên thường gọi. Nếu các bạn than phiền là nó quá khó nhớ thì mỗi tuần 2, 3 lần bạn nên viết lại các công thức ấy một lần để không quên.

– Làm thêm các đề thi (không cần quá khó vì hữu cơ thường bắt bạn nhớ lý thuyết và tính chất hóa học nhiều hơn là suy luận)

– Về phần các chất béo ở cuối bài thì có thể lập bảng để học.

Đi thi:

Đề Hóa thì thường không quá khó nhưng rất hay đánh lừa, có thể lúc đầu bạn nghĩ đơn giản thì bạn làm đúng nhưng lo lắng nên xem lại và làm lại thì sai.

Hãy thật cẩn thận khi đọc đề, sai một chữ cũng có thể làm bạn phí rất nhiều thời gian. Đáp án của Hóa thì không gần giống nhau như của Lý. Đáp án thường rất oái ăm kiểu bạn làm cách này sẽ có đáp án này nhưng làm cách khác vẫn có đáp án khác nằm ở trong đáp án thế nên bạn cần nắm thật vững các tính chất hóa học của các chất để không bị lừa.

Chúc các bạn thi khối A đạt điểm cao nhất!

Theo thethaohangngay

Viết bình luận: Đáp án đề thi đại học khối A năm 2013

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247