Đề cương ôn tập công chức thuế - P1

Cập nhật đề cương ôn tập chi tiết vào công chức thuế - phần 1

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế thị trường có điều tiết-nền kinh tế thị trưuờng có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó có nghĩa là, nền kinh tế nước ta chịu sự điều tiết của thị trường và chịu sự điều tiết của nhà nước (sự quản lý của Nhà nước). Sự quản lý nhà nước đối với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là sự cần thiết khách quan, vì những lý do sau đây:

Thứ nhất, phải khắc phục những hạn chế của việc điều tiết của thị trường, bảo đảm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã đề ra.

Sự điều tiết của thị trường đối với sự phát triển kinh tế thật kỳ diệu nhưng vẫn có những hạn chế cục bộ. Ví dụ như về mặt phát triển hài hoà của xã hội, thì bộc lộ tính hạn chế sự điều tiết của thị trường.

Thị trường không phải là nơi có thể đạt được sự hài hoà trong việc phân phối thu nhập xã hội, trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội, trong việc phát triển kinh tế xã hội giữa các vùng… Cùng với việc đó, thị trường cũng không khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường, những mặt trái của nền kinh tế thị trường đã nêu ở trên. Tất cả điều đó không phù hợp và cản trờ việc thực hiện đầy đủ những mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra. Cho nên trong quá trình vận hành kinh tế, sự quản lý nhà nước đối với kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là cần thiết để khắc phục những hạn chế, bổ sung chỗ hổng của sự điều tiết của trhị trường, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Đó cũng là thực hiện nhiệm vụ hàng đầu của quàn lý nhà nước về kinh tế.

Thứ hai: Bằng quyền lực, chính sách và sức mạnh kinh tế của mình. Nhà nước phải giải quyết những mâu thuẫn lợi ích kinh tế phố biến, thường xuyên và cơ bản trong nền kinh tế quốc dân.

Trong quá trình hoạt động kinh tế, con người có mối quan hệ với nhau. Lợi ích kinh tế là biểu hiện cụ thể của mối quan hệ đó. Mọi thứ mà con người phấn đấu đền liên quan đến lợi ích của mình. Trong nền kinh tế thị trường, mọi đối tác đều hướng tới lợi ích kinh tế riêng của mình. Nhưng, khối lượng kinh tế thì có hạn và không thể chia đều cho mọi người, nếu xẩy ra sự  tranh giành về lợi ích và từ đó phát sinh ra những mâu thuẫn về lợi ích. Trong nền kinh tế thị trường có những loại mâu thuẫn cơ bản sau đây:

- Mâu thuẫn giữa các doanh nghiệp với nhau trên thương trường.

- Mâu thuẫn giữa chủ và thợ trong các doanh nghiệp

- Mâu thuẫn giữa người sản xuất kinh doanh với toàn thể cộng đồng trong việc sử dụng tài nguyên và môi trường, không tính đến lợi ích chung trong việc họ cung ứng những hàng hoá và dịch vụ kém chất lượng, đe doạ sức khoẻ cộng đồng: trong việc xâm hại trật tự, an toàn xã hội, đe doạ an ninh quốc gia vì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

- Ngoài ra, còn nhiều mâu thuẫn khác nữa như mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa cá nhân; công dân với Nhà nước, giữa các địa phương với nhau, giữa các ngành, các cấp với nhau trong quá trình hoạt động kinh tế của đất nước.

- Những mâu thuẫn này có tính phổ biến, thường xuyên và có tính căn bản vì liên quan đến quyền lợi “về sống-chết của con người”. đến sự ổn định kinh tế-xã hội. Chỉ có nhà nước mới có thể giải quyết được các mâu thuãn đó, điều hoà lợi ích của các bên.

Thứ batính khó khăn phức tạp của sự nghiệp kinh tế

Để thực hiện bất kỳ một hoạt động nào cũng phải giải đáp các câu hỏi: Có muốn làm không? Có biết làm không? Có phương tiện để thực hiện không? Có hoàn cảnh để làm không? Nghĩa là, cần có những điều kiện chủ quan và khách quan tương ứng. Nói cụ thể và để hiểu, làm kinh tế nhất là làm giầu phải có ít nhất các điều kiên: ý chí làm giàu, trí thức làm giàu, phương tiện sản xuất kinh doanh và môi trường kinh doanh. Không phải công dân nào cũng có đủ các điều kiện trên để tiến hành làm kinh tế, làm giàu. Sự can thiệp của nhà nước rất cần thiết trong việc hỗ trợ công dân có những điều kiệncần thiết thực hiện sự nghiệp kinh tế.

Thứ tưtính giai cấp trong kinh tế và bản chất giai cấp của nhà nước

Nhà nước hình thành từ khi xã hội có giai cấp. Nhà nước bao giừ cũng đại diện lợi ích của giai cấp thống trị nhất định trong đó có lợi ích kinh tế. Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam đại diện cho lợi ích dân tộc và nhân dân, Nhà nước của ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội do Nhà nước ta xác định và quản lý chỉ đạo là nhằm cuối cùng đem lại lợi ích vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tuy vây, trong nền kinh tế nhiều thành phần, mở cửa với nước ngoài, không phải lúc nào lợi ích kinh tế của các bên cũng luôn luôn nhất trí. Vì vậy, xuất hiện xu hướng vừa hợp tác, vừa đấu tranh trong quá trình hoạt động kinh tế trên các mặt quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý, quan hệ phân phối.

Trong cuộc đấu tranh trên mặt trận kinh tế. Nhà nước ta phải thể hiện bản chất giai cấp của mình để bảo vệ lợi ích của dân tộc và của nhân dân ta. Chỉ có Nhà nước mới có thể làm được điều đó. Như vậy là, trong quá trình phát triển kinh tế, Nhà nước ta đã thể hiện bản chất giai cấp của mình.

Bốn lý do chủ yếu trên đây chính là sự cần thiết khách quan của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

3/ Trình bày nội dung quản lý nhà nước về tài chính – tiền tệ

Trong nền kinh tế thị trường nói chung và nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nói riêng, tài chính tiền tệ là điều kiện tiền đề của mọi hoạt động trong đời sống kinh tế xã hội. Nó trực tiếp chi phối đến các hoạt động khác từ sản xuất đời sống đến quản lý nhà nước. Để tài chính tiền tệ tác động đến các hoạt động trong đời sống kinh tế xã hội theo mục tiêu và bản chất của chế độ, đòi hỏi nhà nước, trong thực hiện chức năng tổ chức và quản lý mọi hoạt động của xã hội cần chủ động tác động vào tài chính cũng như sử dụng tài chính là công cụ để quản lý xã hội. Đó là đòi hỏi khách quan của bất kỳ chế độ xã hội nào, đặc biệt là trong điều kiện đổi mới ở nước ta. Vai trò quản lý nhà nước đối với tài chính tiền tệ là một tất yếu khách quan được thể hiện qua hai khía cạnh:

Thứ nhất, xuất phát từ vai trò của tài chính tiền tệ đối với mọi hoạt động trong đời sống kinh tế xã hội

Tài chính tiền tệ có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế. Nó tác động và chi phối mọi mặt hoạt động trong xã hội, quan hệ tài chính tiền tệ, thuộc phạm trù quan hệ sản xuất, thể hiện bản chất của Nhà nước, của chế độ và phục vụ nhà nước. Do vây, đòi hỏi nhà nước phải trực tiếp can thiệp, chi phối các quan hệ tài chính tiền tệ nhằm làm cho các quan hệ tài chính trong nền kinh tế: một mặt được thực hiện theo yêu cầu của quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ và tín dụng ngân hàng… phù hợp với điều kiện của đất nước; mặt khác phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ. Đó là yêu cầu mang tính khách quan xuất phát từ chức năng nhiệm vụ quản lý của Nhà nước.

Thứ haixuất phát từ vai trò tài chính của Nhà nước

Điều này được thể hiện: Nhà nước sử dụng tài chính tiền tệ là công cụ quan trọng trong quản lý xã hội nói chung và quản lý nền kinh tế nói riêng.

Nhà nước là người tổ chức và quản lý mọi hoạt động của xã hội, của nền kinh tế quốc dân. Một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô quan trọng nhất của Nhà nước là tài chính tiền tệ. Vai trò to lớn của Nhà nước về tài chính tiền tệ được thể hiện qua các điếm sau:

-         Một là: Nhà nước định ra các luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định về tài chính, chính sách về ngân sách, về thuế, về tín dụng, tiền tệ…. Các luật, chính sách này không những bắt buộc các doanh nghiệp và dân cư phải tuân thủ, phải theo, mà còn tạo điều kiện, môi trường để các doanh nghiệp hoạt động.

-         Hai là: Nhà nước bỏ vốn đầu tư vào các doanh nghiệp quan trọng của mình, các khu vực công cộng, các kết cấu hạ tầng. Những nguồn tài chính to lớn đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau, không chỉ tạo môi trường, hành lang cho các doanh nghiệp hoạt động, mà còn tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho các ngành mới, khu vực mới, có tầm quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

-         Ba là: Nhà nước cũng là nguồn cung ứng các nguồn vốn cho đất nước, Nhà nước là người quyết định phát hành tiền tệ, kiểm soát các hoạt động tín dụng và phân phối tín dụng. Trong điều kiện kinh tế thị trường, hoạt động của các doanh nghiệp không thể thiếu nguồn vốn tín dụng, không thể không chịu tác động của lưu thông tiền tệ, của sự cung ứng tài chính của Nhà nước. Ngoài ra, Nhà nước còn trợ giá, bù lỗ, quy định giá…

-         Bốn là: Nhà nước chi tiêu bằng vốn ngân sách sẽ trở thành là người mua hàng lớn nhất của đất nước. Những khoản chi của ngân sách nhà nước tạo thành một sức mạnh bằng tiền to lớn và đòi hỏi những hàng hoá, dịch vụ đa dạng, phức tạp tạo ra thị trường to lớn cho việc tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp. Trong bất cứ hình thái xã hội nào, sức mua do chi tiêu ngân sách nhà nước tạo ra là sức mua lớn nhất trên thị trường và đó là lực lượng tiêu thụ lớn nhất.

-         Năm là: Nhà nước với tư cách là người có quyền lực, thực hiện sự kiểm tra, kiểm soát tài chính đối với các hoạt động kinh tế, xã hội, trong đó có hoạt động tài chính của các doanh nghiệp. Những việc kinh doanh phạm pháp, bê bối về tài chính của các doanh nghiệp được nhà nước xử lý theo pháp luật, bảo đảm cho các doanh nghiệp hoạt động theo yêu cầu của nền kinh tế và đời sống của nhân dân.

Các vấn đề tài chính trên tầm vĩ mô đó chỉ có Nhà nước mới có khả năng chi phối, tác động đến mọi hoạt động trong đời sống kinh tế xã hội. Qua đó, Nhà nước vừa bắt buộc vừa tạo điều kiện cho các hoạt động trong nền kinh tế phát triển.

Từ những vấn đề trên có thể khẳng định rằng, trong bất kỳ xã hội nào, đặc biệt là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN ở nước ta: Nhà nước quản lý tài chính tiền tệ là tất yếu khách quan, đồng thời cũng là đòi hỏi khách quan xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta.

4/ Trình bày nội dung quản lý nhà nước về kinh tế

Việc quản lý nhà nước (QLNN) về kinh tế bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế

Những nội dung và phương pháp cụ thể của việc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước nói chung, bộ máy QLNN về kinh tế nói riêng, đã có các chuyên đề, môn học khác trình bày.

2. Xây dựng phương hướng, mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Cụ thể là:

- Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

- Xây dựng hệ thống chính sách, tư tưởng chiến lược để chỉ đạo việc thực hiện các mục tiêu đó.

3. Xây dựng pháp luật kinh tế

3.1. Tầm quan trọng của việc xây dựng pháp luật trong hệ thống các hoạt động QLNN về kinh tế. Hoạt động này có tác dụng:

- Tạo cơ sở để công dân làm kinh tế.

- Pháp luật và thể chế là điều kiện tối cần thiết cho một hoạt động kinh tế- xã hội.

3.2. Các loại pháp luật kinh tế cần được xây dựng

Hệ thống pháp luật kinh tế gồm rất nhiều loại. Về tổng thể, hệ thống đó bao gồm hai loại chính sau:

- Hệ thống pháp luật theo chủ thể hoạt động kinh tế như Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Hợp tác xã, Luật doanh nghiệp tư nhân và công ty,v.v… Loại hình pháp luật này thực chất  là Luật tổ chức các đơn vị kinh tế, theo đó, sân chơi kinh tế được xác định trước các loại chủ thể tham gia cuộc chơi do Nhà nước làm trọng tài.

- Hệ thống pháp luật theo khách  thể  như Luật Tài nguyên môi trường, được Nhà nước đặt ra cho mọi thành viên trong xã hội, trong đó chủ yếu là các doanh nhân, có tham gia vào việc sử dụng các yếu tố nhân tài, vật lực và tác động vào môi trường thiên nhiên.

4. Tổ chức hệ thống các doanh nghiệp

4.1. Tổ chức và không ngừng hoàn thiện tổ chức hệ thống doanh nghiệp nhà nước cho phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn phát triển của đất nước, bao gồm;

- Đánh giá hệ thống doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hiện có, xác định những mặt tốt, mặt xấu của hệ thống hiện hành.

- Loại bỏ các mặt yếu kém bằng phương thức thích hợp: cổ phần hóa, bán, khoán, cho thuê, giao,vv…

- Tổ chức xây dựng mới các DNNN cần thiết.

- Củng cố các DNNN hiện còn cần tiếp tục duy trì nhưng yếu kém về mặt này, mặt khác, nâng cấp để các DNNN này ngang tầm vị trí được giao.

4.2. Xúc tiến các hoạt động pháp lý và hỗ trợ để các đơn vị kinh tế dân doanh ra đời

- Thực hiện các mặt về pháp luật cho các hoạt động của doanh nhân trên thương trường: xét duyệt, cấp phép đầu tư, kinh doanh,vv…

- Thực hiện các hoạt động hỗ trợ về tư pháp, thông tin, phương tiện,vv…

5. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cho mọi hoạt động kinh tế của đất nước

- Xây dựng quy hoạch, thiết kế tổng thể, thực hiện các dự án phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng của nền kinh tế.

- Tổ chức việc xây dựng

- Quản lý, khai thác, sử dụng

6. Kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các đơn vị kinh tế

- Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật kinh doanh.

- Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật lao động, tài nguyên, môi trường.

- Kiểm tra việc tuân thủ phápluật về tài chính, kế toán, thống kê, vv…

- Kiểm tra chất lượng sản phẩm.

7. Thực hiện và bảo vệ lợi ích của xã hội , của nhà nước và của công dân

7.1. Các loại lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội chịu sự ảnh hưởng của hoạt động kinh tế mà Nhà nước có nhiệm vụ thực hiện và bảo vệ

- Phần vốn của Nhà nước trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

- Các khoản được thu của Nhà nước vào ngân sách nhà nước từ các hoạt động kinh tế của công dân.

7.2. Nội dung bảo vệ bao gồm

- Tổ chức bảo vệ công sản.

- Thực hiện việc thu thuế, phí, các khỏan lợi ích khác.

2 bình luận: Đề cương ôn tập công chức thuế - P1

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247