Đề thi học kì 1 lớp 7 môn ngữ Văn năm 2013 (Phần 4)

Đề thi học kì 1 lớp 7 môn Ngữ Văn năm 2013 - 2014 phần 4 gồm 3 đề thi có đáp án (đề số 8 - đề số 10) của các trường THCS Tân Bình, Thanh Oai, các bạn tham khảo dưới đây.

Cập nhật Đề thi học kì 1 lớp 7 môn ngữ văn năm 2013 - 2014 phần 4 gồm 3 đề và đáp án (đề số 8 - đề số 10) ngày 13/12/2013

 Đề thi học kì 1 lớp 7 môn ngữ văn - đề số 8

Câu 1: (1 điểm)

          a) Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà  nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.

                                                            (Cổng trường mở ra- Lý Lan)

          Em hiểu thế giới kì diệu mà người mẹ nói với người con là gì? (0,5 điểm)

          b) Chép thuộc lòng hai câu cuối bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan. (0,5 điểm)

Câu 2: (1 điểm)

    a) Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ sau: năm học, loài người.

    b) Giải thích thành ngữ một nắng hai sương và cho biết nghĩa của thành ngữ được hiểu theo cách nào?

Câu 3: (3 điểm)

               Viết một đoạn văn ngắn (từ 8-10 câu) tả cảnh một buổi sáng mùa xuân.

    Câu 4: (5 điểm)

               Chọn một trong các bài thơ: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương), Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến), Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan), Cảnh khuya (Hồ Chí Minh) và phát biểu cảm nghĩ.

 Đáp án đề thi học kì 1 lớp 7 môn ngữ văn - đề số 8

Câu 1: (1điểm)

      a) Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.

                                                                  (Cổng trường mở ra- Lý Lan)

      Em hiểu thế giới kì diệu mà người mẹ nói với con là gì? (0,5 điểm)

      - Học sinh có thể diễn đạt theo cách suy nghĩ của mình nhưng phải làm rõ được vai trò và vị trí của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người.Ví dụ: nhà trường đã mang lại cho em kiến thức, những bài học làm người, những ước mơ, tình cảm…(Chỉ cần nói được một trong những ý trên)

      b) Chép thuộc lòng hai câu cuối bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan. (0,5 điểm)

             +  Sai, thiếu 2 từ trừ  0,25 điểm.

   +  Sai 2 lỗi chính tả trừ 0,25 điểm.

   +  Sai 2 dấu câu trở lên trừ 0,25 điểm.

   +  Không ghi tên tác phẩm, tác giả trừ  0,25 điểm.

             +  Sai trật tự dòng thơ trừ 0,25 điểm.

      Câu 2: (1 điểm)

a)      Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ sau: năm học, loài người.

   - Năm học   =>  Niên học   (0,25 điểm)

   - Loài người => Nhân loại   (0,25 điểm)

b)  Giải thích thành ngữ một nắng hai sương và cho biết nghĩa của thành ngữ được hiểu theo cách nào?

    - Một nắng hai sương : vất vả, khó nhọc (0,25 điểm)

    - Thành ngữ trên được hiểu theo nghĩa bóng - nghĩa hàm ẩn (0,25 điểm )

Câu 3: (3 điểm)

              Viết một đoạn văn ngắn (từ 8-10 câu) tả cảnh một buổi sáng mùa xuân.

              -  Đoạn văn viết đúng nội dung (1 điểm).

               -  Viết đúng số câu  (1 điểm). Nhiều hơn 1 câu không trừ điểm. Quá 2 câu trở lên trừ 0,25 điểm. Thiếu 1 câu trừ  0,25 điểm.

             - Bố cục rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, văn có cảm xúc (1điểm).

             - Sai 2 lỗi chính tả, ngữ pháp (trừ 0,25 điểm).

             -  Lỗi diễn đạt (trừ 0,25 điểm).

     Tùy theo mức độ làm bài của học sinh, giám khảo xem xét cho điểm.

Câu 4: (5 điểm)

             Chọn một trong các bài thơ: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương), Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến), Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan), Cảnh khuya (Hồ Chí Minh) và phát biểu cảm nghĩ.

      A.Yêu cầu:

           -  Bài viết đúng kiểu bài phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học.( Biết trích thơ, không diễn xuôi, không giải thích từng câu thơ…)

           -  Bố cục chặt chẽ.

 -  Bài làm có cảm xúc, thể hiện rõ nội dung của tác phẩm.

 -  Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.Từ dùng chính xác. Văn giàu cảm xúc. Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, dễ đọc, không sai phạm lỗi chính tả, lỗi từ ngữ và ngữ pháp.

 - Liên hệ bản thân tốt.

B. Biểu điểm:

Điểm

Nội dung

5

Bài làm tốt. Đáp ứng được các yêu cầu trên.

4

Bài làm khá tốt. Thể hiện được cảm xúc sâu sắc. Liên hệ bản thân tốt. Từ ngữ trong sáng. Chữ rõ, sạch. Sai từ 1-2 lỗi chính tả, lỗi từ ngữ và ngữ pháp.

3

Bài làm khá. Thể hiện cảm xúc chân thành. Liên hệ bản thân. Diễn đạt trôi chảy, từ dùng chính xác. Chữ viết dễ đọc. Sai 3 lỗi chính tả, lỗi từ ngữ và ngữ pháp.

2,5

Bài làm trung bình. Cảm xúc chưa sâu sắc. Có liên hệ bản thân. Diễn đạt đôi chỗ còn vụng. Sai 4 lỗi chính tả, lỗi từ ngữ và ngữ pháp.

2

Bài làm yếu. Ý chung chung, sơ sài. Sai nhiều lỗi chính tả, lỗi từ ngữ và ngữ pháp.

1

Chỉ viết vài dòng. Lạc đề.

0

Bỏ giấy trắng.

 Đề thi học kì 1 lớp 7 môn ngữ văn - đề số 9

I. Trắc nghiệm khách quan. (3 điểm; mỗi câu 0,25 điểm)

Ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. Bài thơ Sông núi nước Nam còn được gọi là gì?

A. Hồi kèn xung trận.

B. Khúc ca khải hoàn.

C. Áng thiên cổ hùng văn.

D. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên.

2. Bài Sông núi n­ước Nam được viết cùng thể thơ với bài nào?

A. Phò giá về kinh.                     C. Bánh trôi nước.

B. Bài ca Côn Sơn.                      D. Qua đèo Ngang.

3. Bài thơ Sông núi nước Nam ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.

B. Lý Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt.

C. Trần Quang Khải chống giặc Nguyên ở bến Chương Dương.

D. Quang Trung đại phá quân Thanh.

4. Bài thơ Sông núi nước Nam đã nêu bật nội dung gì?

A. Nước Nam là đất nước có chủ quyền và không một kẻ thù nào xâm phạm được.

B. Nước Nam có truyền thống văn hiến từ ngàn xưa.

C. Nước Nam có sức mạnh sánh ngang các cường quốc.

D. Nước Nam có nhiều anh hùng.

5. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ sơn hà?

A. Giang sơn.                            C. Đất nước.

B. Sông núi.                               D. Sơn thuỷ.

6. Nghệ thuật nổi bật của bài thơ Sông núi nư­ớc Nam là gì?

A. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ.    

B. Sử dụng nhiều điệp ngữ.

C. Sử dụng ngôn ngữ cô đúc, giọng thơ khẳng định.

D. Sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ.

7. Trong các bài thơ sau, bài thơ nào là thơ Đường?

A. Sông núi n­ước Nam.

B. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.

C. Phò giá về kinh.

D. Bánh trôi nước.

8. Nhận xét nào sau đây không đúng về tác phẩm trữ tình?

A. Tác phẩm trữ tình thuộc kiểu văn bản biểu cảm.

B. Tác phẩm trữ tình chỉ dùng lối bày tỏ trực tiếp tình cảm, cảm xúc.

C. Tác phẩm trữ tình có ngôn ngữ giàu hình ảnh.

D. Tác phẩm trữ tình có yếu tố tự sự và miêu tả.

9. Thành ngữ trong câu "Chúng ta phải uống nước nhớ nguồn" giữ vai trò gì?

A. Chủ ngữ.                                   C. Bổ ngữ.

B. Vị ngữ.                                      D. Trạng ngữ.

10. Lối chơi chữ nào được sử dụng trong câu "Con ngựa đá con ngựa đá"?

A. Từ ngữ đồng âm.                       C. Nói lái.

B. Cặp từ trái nghĩa.                      D. Điệp âm.

11. Từ khoảng khắc trong câu " Đó là những khoảng khắc sung sướng nhất" vi phạm chuẩn mực sử dụng từ vì sao?

A. Vì sử dụng từ không đúng âm.

B. Vì sử dụng từ không đúng chức năng ngữ pháp.

C. Vì sử dụng lạm dụng từ địa phương.

D. Vì sử dụng từ không đúng sắc thái biểu cảm.

12. Trái nghĩa với từ "ôi" là từ "tươi" trong cụm từ nào?

A. Hoa tươi.                               C. Cân tươi.

B. Cá tươi.                                  D. Cười tươi.

II. Tự luận ( 7 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

Nhận xét ngắn gọn về sự khác nhau của cụm từ ta với ta trong hai bài thơ Qua đèo Ngang ( Bà Huyện Thanh Quan) và Bạn đến chơi nhà ( Nguyễn Khuyến).

Câu 2: (6 điểm).

Viết bài văn biểu cảm (có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự) theo một trong hai chủ đề sau:

- Loài cây em yêu.

- Tình bạn tuổi học trò.

 Đáp án đề thi học kì 1 lớp 7 môn ngữ văn - đề số 9

I. Trắc nghiệm: ( 3 điểm; mỗi câu 0,25 điểm) 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

D

C

B

A

D

C

B

B

B

A

A

B

 II. Tự luận:

Câu 1: ( 1 điểm )

Nhận xét được sự khác nhau của hai cụm từ ta với ta trong 2 bài thơ:

Trong bài Qua Đèo Ngang:

- Chỉ tác giả với nỗi niềm của chính mình. ( 0,25 điểm )

- Sự cô đơn, bé nhỏ của con người trước non nước bao la. ( 0.25 điểm )

Trong bài Bạn đến chơi nhà:

- Chỉ tác giả với người bạn. ( 0.25 điểm )

- Sự chan hoà của tình bạn thắm thiết. ( 0,25 điểm )

Câu 2: ( 6 điểm )

- Bài viết đúng kiểu bài văn biểu cảm. ( 2 điểm )

- Trình bày được những cảm xúc của bản thân về chủ đề đã chọn. ( 2 điểm )

- Đưa được các yếu tố tự sự, miêu tả vào bài viết hợp lý. ( 1 điểm )

- Diễn đạt có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. ( 1 điểm )

GV tuỳ theo mức độ làm bài của HS để có thể cho điểm chi tiết.

 Đề thi học kì 1 lớp 7 môn ngữ văn - đề số 10

A/ TRẮC NGHIỆM : ( 3.0 điểm – 12 câu , mỗi câu đúng 0,25 điểm )

    Đọc kĩ các câu sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào các chữ cái câu đúng nhất.

Câu 1 : Nhân vật chính trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê  là :

A. Thành                                                         B. Thành và Thủy

C. Thủy                                                           D. Cô giáo

Câu 2 : Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu ca dao sau đây :

                                    “ Núi cao biển rộng mênh mông

                               ................. chín chữ ghi lòng con ơi !” 

A. Cù lao                                                         B. Công ơn

C. Ơn sâu                                                         D. Nghĩa ơn

Câu 3 : Bài thơ nào được hiểu theo nghĩa đen và nghĩa bóng ?

A. Bạn đến chơi nhà                                        B. Sông núi nuớc Nam

C. Bánh trôi nước                               D. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê  

Câu 4 : Nhà thơ nào được vua Minh Mạng phong chức Cung trung giáo tập ?

A. Bà Huyện Thanh Quan                               B. Nguyễn Trãi

C. Đoàn Thị Điểm                                           D. Nguyễn Khuyến

Câu 5 : Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được làm theo thể thơ nào ?

A. thất ngôn tứ tuyệt                                        B. ngũ ngôn tứ tuyệt

C. thất ngôn bát cú                                           D. ngũ ngôn cổ thể

Câu 6 : Bài thơ  Cảnh khuya được Bác sáng tác vào năm nào ?

A. 1945                                                           B. 1947

C. 1948                                                            D. 1950

Câu 7 : Tác giả bài thơ Tiếng gà trưa là ai ?

A. Xuân Quỳnh                                               B. Thạch Lam

C. Vũ Bằng                                                      D. Hồ Chí Minh

Câu 8 : Trong những cặp từ sau, cặp từ nào là từ đồng âm ?

A. chân bàn / chân núi                         B. la hét / la lớn

C. chồng vợ / chất chồng                                 D. bắp nấu / nấu cơm

Câu 9 : Trong số các từ sau, từ nào là từ Hán Việt ?

A. nước nhà                                                     B. minh nguyệt

C. núi non                                                        D. rừng xanh

Câu 10 : Câu nào sau đây không dùng quan hệ từ ? 

A. Mũi dại thì lái chịu đòn.               B. Đi bộ là biện pháp tập thể dục tiện lợi.

           C. Trời tối sầm và một cơn mưa ập đến.           D. Con cái có trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ.

Câu 11 : Chỉ ra dạng diệp ngữ trong hai câu thơ sau đây :

                            “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa

                               Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

                                                           ( Hồ Chí Minh )

A. Điệp ngữ nối tiếp                                        B. Điệp ngữ chuyển tiếp

C. Điệp ngữ cách quãng                                   D. Điệp ngữ vòng

 Câu 12 : Trong các thể loại sau, thể loại nào không thuộc văn biểu cảm ?

A. Truyện ngắn                                                B. Tùy bút

C. Ca dao                                                         D. Thơ

B/ TỰ LUẬN : ( 7.0 điểm)

      Cảm nghĩ về một con vật nuôi có nghĩa, có tình.

 Đáp án đề thi học kì 1 lớp 7 môn ngữ văn - đề số 10

     A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3.0 điểm – 12 câu , mỗi câu đúng 0,25 điểm )

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

B

A

C

A

D

B

A

C

B

D

C

A

    B/ PHẦN TỰ LUẬN ( 7.0 điểm)

     I. Tinh thần chung:

     1.Yêu cầu về nội dung và chuẩn cho điểm chỉ nêu lên những nét cơ bản, học sinh có thể nêu những ý mới, theo một dàn ý khác, nếu hợp lý thì vẫn chấp nhận, vận dụng biểu điểm để đánh giá.

     2. Trân trọng, khuyến khích đối với các bài hay, sáng tạo .

    II. Yêu cầu cụ thể:

1. Về hình thức : ( 1.0 điểm )

+ Bài viết trình bày có bố cục 3 phần rõ ràng.

+ Trình bày, diễn đạt ý mạch lạc, ít sai chính tả, ngữ pháp.

2. Về nội dung: ( 6.0 điểm )

    HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau, song cần tập trung làm nổi bật các ý sau :

             + Mở bài : ( 1.0 đ ) Giới thiệu về con vật nuôi và nêu lí do vì sao em thích con vật này.

          + Thân bài ( 4.0 đ )

      - Nêu các đặc điểm của con vật nuôi. ( 1.0 đ )

        - Nêu các lợi ích của con vật nuôi trong cuộc sống của mọi người. ( 1.5 đ )

       - Nêu các lợi ích của con vật nuôi trong cuộc sống của gia đình em. ( 1.5 đ )

              + Kết bài : ( 1.0 đ ) Nêu cảm nghĩ về con vật nuôi.

Trên đây là tổng hợp 3 đề thi môn ngữ văn lớp 7 phần 4, Tuyensinh247 sẽ tiếp tục cập nhật phần 5 các em thường xuyên theo dõi tại đây: Đề thi học kì 1 lớp 7

  Tuyensinh247 tổng hợp


>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

30 bình luận: Đề thi học kì 1 lớp 7 môn ngữ Văn năm 2013 (Phần 4)

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247