Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn năm 2015

Đáp án đề thi học kì 2 môn Văn lớp 7 năm 2015, được cập nhật thứ sáu ngày 10/4/2015, các em tham khảo phía dưới:

Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn năm 2015

(Thời gian làm bài: 60 phút) 

PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)

          Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy thi.

1. Tác giả của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là ai?

A. Hồ Chí Minh                                B. Đặng Thai Mai                            

C. Phạm Văn Đồng                           D. Hoài Thanh

2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là gì?

          A. Biểu cảm                                                B. Nghị luận        

C. Tự sự                                            D. Miêu tả

3. Trong bốn từ sau: “Tổ quốc, đất nước, sông núi, giang sơn” có mấy từ Hán Việt?

          A. Một từ                                          B. Hai từ             

C. Ba từ                                            D. Bốn từ            

4. Trong những câu sau, câu nào không phải là câu rút gọn?

          A. Người ta là hoa đất.                      B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

          C. Uống nước nhớ nguồn.                 D. Bán anh em xa mua láng giềng gần.

5. Dòng nào sau đây không phải là thành ngữ?

          A. Lên thác xuống ghềnh                            B. Vong ân bội nghĩa                       

          C. Hoài niệm tuổi thơ                       D. Được voi đòi tiên               

6. Nhận xét nào đúng với bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan?

          A. Là một bài thơ Đường                            B. Bài thơ nguyên văn bằng chữ Hán                  

C. Là bài thơ tứ tuyệt                        D. Là bài thơ làm theo thể Đường luật      

7. Trong các từ sau đây, từ nào đồng nghĩa với từ “thương mến”?

          A. Kính trọng                                    B. Yêu quý                             

C. Gần gũi                                         D. Nhớ nhung               

8. Luận điểm trong bài văn nghị luận là gì?

          A. Những dẫn chứng được sử dụng trong bài văn nghị luận                      

          B. Những ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng của người viết

          C. Lí lẽ đưa ra để triển khai ý kiến, quan điểm trong bài văn nghị luận

          D. Cách trình bày lí lẽ và dẫn chứng trong bài văn nghị luận          

PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

          Qua văn bản: “Đức tính giản dị của Bác Hồ” hãy cho biết:

a)     Nêu khái quát về tác giả và xuất xứ của văn bản?

b)    Những biểu hiện về đức tính giản dị của Bác? Sự giản dị ấy gắn liền với đời sống tinh thần của Bác như thế nào?

Câu 2 (6,0 điểm):

          Em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”?

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn năm 2015

PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)

- Yêu cầu:

 Học sinh viết lại câu trả lời đúng nhất (trong các câu trả lời sau mỗi câu hỏi). Mỗi câu đúng được 0,25 điểm, tổng 2,0 điểm.

          - Đáp án: 

 Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

A. Hồ Chí Minh

5

C. Hoài niệm tuổi thơ

2

B. Nghị luận

6

D. Là bài thơ làm theo thể Đường luật

3

B. Hai từ

7

B. Yêu quý

4

A. Người ta là hoa đất

8

B. Những ý kiến thể hiện quan điểm,...

 PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm) 

Câu

Yêu cầu

Điểm

 

 

   Câu 1

(2,0điểm)

 

   

 

 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

Câu 2

(6,0điểm)

       a)  * Học sinh nêu được khái quát về tác giả và xuất xứ của văn bản:

+ Tác giả: Phạm Văn Đồng (1906 – 2000) quê ở xã Đức Tân huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Là một cộng sự gần gũi của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Ông từng là Thủ tướng Chính phủ trên ba mươi năm. Những tác phẩm của Phạm Văn Đồng hấp dẫn người đọc bằng tư tưởng sâu sắc và giản dị, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng.

+ Xuất xứ của văn bản: Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” được trích trong bài diễn văn Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại – đọc trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh (1970).

       b)  * Những biểu hiện về đức tính giản dị của Bác Hồ:

+ Đức tính giản dị của Chủ Tịch Hồ Chí Minh được biểu hiện trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết của người.

+ Đức tính giản dị thể hiện phẩm chất cao đẹp của Chủ Tịch Hồ Chí Minh với đời sống tinh thần phong phú, hiểu biết sâu sắc, quý trọng lao động, với tư tưởng và tình cảm làm nên tầm vóc văn hóa của người.

 

 

 

 

  0,5đ

 

 

 

 

 

  0,5đ

 

  0,5đ

 

 

  0,5đ

            * Yêu cầu chung:

- Học sinh viết đúng kiểu bài văn nghị luận giải thích một vấn đề theo bố cục 3 phần.

- Hành văn mạch lạc, liên kết chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, lời văn trong sáng. Không mắc lỗi chính tả về từ, ngữ pháp...

           * Yêu cầu cụ thể về nội dung:

+ Học sinh cần nêu được các ý cơ bản sau:

      a) Mở bài: Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề cần giải thích

+ Lòng biết ơn là truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta.

+ Từ xưa, ông cha ta thường nhắc nhở về đạo lí đó qua nhiều câu tục ngữ, một trong số đó là câu: “Uống nước nhớ nguồn.”

      b) Thân bài:

    * Giải thích câu tục ngữ:

+ Nguồn : Là nơi khởi đầu, xuất phát của dòng nước. Hiểu rộng hơn là yếu tố tạo ra thành quả mà con người hưởng thụ...

+ Uống nước: Là được thừa hưởng hoặc được sử dụng thành quả của các thế hệ đi trước đã tạo dựng nên.

=> Ý nghĩa của câu tục ngữ: Là lời khuyên, lời nhắc nhở của ông cha ta đối với lớp người đi sau, đối với tất cả những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả, công lao của người đi trước. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  0,5đ

 

 

 

 

 

 

  0,5đ

 

 

 

  0,5đ

   * Lập luận tại sao “Uống nước”, phải “nhớ nguồn”:

+ Trong thiên nhiên và xã hội không có sự vật nào không có nguồn gốc. Trong cuộc sống, không có thành quả nào mà không do công sức lao động tạo nên. Vì thế nhớ nguồn thể hiện tấm lòng trân trọng, biết ơn và sự đền đáp xứng đáng chính là bổn phận tất yếu và là đạo lí của con người.

+ Lòng biết ơn là nền tảng vững chắc giúp cho chúng ta gắn bó với người đi trước, với tập thể, tạo nên một xã hội thân ái, đoàn kết. Thiếu tình cảm và lòng biết ơn con người sẽ trở nên ích kỉ, dễ bị thái hóa biến chất thành kẻ sâu mọt của xã hội…

 

 

 

  0,75đ

 

 

 

 

  0,75đ

* Biểu hiện của nhớ nguồn là phải làm gì?

+ Chúng ta phải biết tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng và nền văn hóa rạng rỡ của dân tộc. Bằng khả năng của mình, phải bảo vệ và phát huy những truyền thống quý báu ấy, tích cực học tập và lao động góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh hơn.

+ Có ý thức giữ gìn bản sắc, tinh hoa văn hoá của dân tộc. Mọi thái độ tự ti dân tộc đều là biểu hiện của sự vong ân, bội nghĩa, quên cội nguồn…

+ Biết sử dụng thành quả lao động một cách tiết kiệm, không lãng phí...

+ Nhớ nguồn nhưng không loại trừ việc tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nước ngoài để làm cho truyền thống văn hoá của chúng ta ngày càng phong phú, rạng rỡ hơn...

+ Uống nước nhớ nguồn còn được thể hiện vừa là người ăn quả nhưng đồng thời cũng là người trồng cây cho đời sau...

 

 0,75đ

 

   0,75đ

  0,25đ

 

 

  0,5đ

 

 

 

  0,25đ

         c) Kết bài:

 * Khẳng định ý nghĩa của vấn đề cần giải thích:

+ Khẳng định giá trị của câu tục ngữ, nhất là trong tình hình đạo đức ngày nay...

+ Suy nghĩ và bài học cho bản thân...

 

  0,5đ

 * Lưu ý với câu 2 phần II: Bài làm của học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được những yêu cầu trên. Biết cách nghị luận vấn đề theo một trình tự hợp lí, có lí lẽ, dẫn chứng cụ thể không mắc lỗi diễn đạt mới cho điểm tối đa ở mỗi ý. Nếu sai từ 5 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu trừ 0,25=> 0,5 điểm. Sai trên 10 lỗi trừ 1,0 điểm.

          * Lưu ý chung: Sau khi chấm điểm từng câu giám khảo nên cân nhắc để cho điểm toàn bài một cách hợp lí, đảm bảo đánh giá đúng trình độ của học sinh.

          + Điểm của toàn bài là điểm của các câu cộng lại, cho điểm lẻ đến 0,25 không làm tròn.

 Đề thi học kì 2 lớp 7 liên tục được cập nhật, các em thường xuyên theo dõi trên trang để tham khảo.

Nguồn dethi.violet

 


>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

2 bình luận: Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn năm 2015

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247