Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn năm 2014

Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn có đáp án thị xã Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa năm học 2013 - 2014, các em tham khảo dưới đây.

Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn năm 2014 - Thị xã Ninh Hòa 

I. PHẦN VĂN BẢN: (3,0đ)

Câu 1 (2,00đ):

    a. Chép đúng và đủ hai khổ thơ sau:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa.

(…)

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc…”

    b. Nêu tên tác giả, tác phẩm và thời điểm sáng tác?

    c. Tâm niệm của nhà thơ trong hai khổ thơ trên? 

Câu 2 (1,00đ):

                        Bức thông điệp mà nhà văn Guy-đơ Mô-pa-xăng gởi đến chúng ta qua đoạn trích “Bố của Xi-mông”. 

II. PHẦN TIẾNG VIỆT: (2,0đ)

Câu 1 (1,00đ):

                        Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ:

                        Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”   

 (Lê Minh Khuê)

Câu 2 (1,00đ):

                        Từ cặp câu đơn dưới đây, hãy tạo ra câu ghép chỉ các kiểu quan hệ nguyên nhân, quan hệ điều kiện:

                  “Quả bom tung lên và nổ trên không. Hầm của Nho bị sập.” 

III. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (5,0đ)

Cảm xúc chân thành trong bài thơViếng lăng Báccủa Viễn Phương.

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn năm 2014 - Thị xã Ninh Hòa 

I. PHẦN VĂN BẢN: (3,0đ) 

Câu 1 (2,0đ): 

    a. Chép đúng, hoàn chỉnh hai khổ thơ: (1,0đ) 

 “Ta làm con chim hót 

Ta làm một cành hoa 

Ta nhập vào hòa ca 

Một nốt trầm xao xuyến.

 

Một mùa xuân nho nhỏ 

Lặng lẽ dâng cho đời 

Dù là tuổi hai mươi 

Dù là khi tóc bạc…” 

                        * Sai một hoặc nhiều lỗi bất cứ dạng nào/câu: trừ 0,25đ 

       b. Nêu đúng đạt 0,50đ, sai một ý trừ 0,25đ 

 - Tác giả: Thanh Hải. 

 - Tác phẩm: Mùa xuân nho nhỏ. 

 - Thời điểm sáng tác: Tháng 11 năm 1980. 

       c. Tâm niệm của nhà thơ: Đó là khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp - dù nhỏ bé của mình - cho cuộc đời chung, cho đất nước              (0,50đ) 

Câu 2 (1,0đ): 

             Qua đoạn trích “Bố của Xi-mông”, Nhà văn Guy-đơ Mô-pa-xăng nhắn nhủ với chúng ta: 

-          Về lòng thương yêu bè bạn                           (0,25đ) 

-           Mở rộng ra là lòng yêu thương con người      (0,25đ) 

-           Sự thông cảm với những nỗi đau hoặc lầm lỡ của người khác. (0,50đ) 

II. PHẦN TIẾNG VIỆT: (2,00đ)

Câu 1 (1,00đ): (0,50đ)

    - Xác định đúng khởi ngữ: (Còn) mắt tôi                 (0,50đ)

    - Viết lại thành câu không có khởi ngữ: (gợi ý)

 Nhìn vào mắt tôi, các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”   (0,50đ)

Câu 2 (1,00đ): (gợi ý)

-          Vì quả bom tung lên và nổ trên không nên hầm của Nho bị sập. (nguyên nhân)   (0,50đ)

-          Nếu quả bom tung lên và nổ trên không thì hầm của Nho bị sập. (điều kiện)      (0,50đ) 

III. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (5,00đ)

1. Yêu cầu chung:

       - Dạng bài: Nghị luận văn học.

       - Nội dung: Cảm xúc chân thành của nhà thơ khi đến viếng lăng Bác.

       - Kỹ năng:            

       + Phân tích các yếu tố nội dung, nghệ thuật của tác phẩm trữ tình để làm rõ mạch cảm xúc.

       + Lập luận: Trình bày dẫn chứng, lý lẽ.

2. Yêu cầu cụ thể: (Dàn bài tham khảo)

Bài làm của học sinh có những cách diễn đạt khác nhau nhưng cần đạt được những ý cơ bản sau: 

Nội dung cần đạt

Điểm

1. Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

0,50đ

2. Thân bài:

 

a. Cảm xúc của nhà thơ khi đến viếng lăng Bác:

       - Cách xưng hô “Bác – con”: tạo không khí gần gũi, ấm áp; sắc thái gần gũi, thân mật của từ “thăm”.

       - Hình ảnh “hàng tre xanh xanh Việt Nam”: tượng trưng cho dân tộc Việt Nam trong “bão táp mưa sa” vẫn “đứng thẳng hàng”.

1,00đ

b. Niềm xúc động thiêng liêng khi đứng trước lăng Người:

       - Theo đoàn người vào thăm lăng, nhà thơ nhìn thấy:

            + “Ngày ngày …. rất đỏ”: hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa tượng trưng: Bác là mặt trời cách mạng rực rỡ (so sánh với mặt trời thực) soi sáng đường đi lên cho cả dân tộc .

            + “Mặt trời đỏ” - Bác Hồ: là biểu tượng vĩnh hằng mãi mãi tồn tại với dân tộc Việt Nam.

 

1,00đ

       - Nhìn đoàn người vào thăm lăng, tác giả tưởng tưởng tượng:

            + “Ngày ngày dòng người … mùa xuân”: Hình ảnh ẩn dụ “dòng người” – “tràng hoa” kết thành vòng hoa lớn dâng lên Bác.

             + Niềm tôn kính chân thành đối với Bác: “mặt trời”, “vầng trăng”- “trời xanh” là hình ảnh bất diệt, vĩnh hằng.

            + Hiểu như thế, nhưng nhà thơ không thể không “nghe nhói ở trong tim” khi đứng bên di thể của Người.

1,00đ

c. Niềm lưu luyến và ước nguyện của tác giả:

       - Đứng bên lăng Người, nhà thơ nghĩ đến ngày về mà “thương trào nước mắt

       - Ước nguyện làm “con chim”, “bông hoa”, “cây tre trung hiếu” để ở mãi bên Người…

1,00đ

3. Kết bài:

       - Bài thơ là nỗi lòng mà Viễn Phương đã thay mặt cho đồng bào miềnNamdâng lên Bác.

       - Niềm xúc động khi đọc bài thơ…

0,50đ

 Theo Giáo viên Nguyễn Minh Hiếu -  Dethi.violet      

Tuyensinh247.com sẽ tiếp tục cập nhật đề thi học kì 2 các môn lớp 9 các em thường xuyên theo dõi. 


>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com, cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

2 bình luận: Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn năm 2014

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247