Đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 12 năm 2014 - THPT Trạm Tấu, Yên Bái

Đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 12 năm 2014 trường THPT Trạm Tấu - Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái.

Cho biết nguyên tử khối (theo u) của các nguyên tố : H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Al = 27; Cl=35,5; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108

 Câu 1: Để phản ứng hoàn toàn với 100ml dung dịch CuSO4 1M, cần vừa đủ m gam Fe. Giá trị của m là

A. 11,2.                       B. 5,6.                            C. 2,8.                            D. 8,4.

Câu 2: Cho phương trình hoá học: a Al + b Fe3O4 →cFe  + dAl2O3. (a, b, c, d là các số nguyên, tối giản). Tổng các hệ số a, b, c, d là

A. 26.                            B. 24.                             C. 27.                             D. 25

Câu 3: Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Fe, Ag, Zn. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là

A. 4.                             B. 2.                               C. 3.                               D. 5.

Câu 4: Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch:

A. NaCl, H2SO4.           B. Na2SO4, KOH.         C. NaOH, HCl.             D. KCl, NaNO3.

Câu 5: Trung hoà V ml dung dịch NaOH 1M bằng 100ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là

A. 100.                          B. 300.                          C. 200.                          D. 400.

Câu 6: Khử hoàn toàn hỗn hợp gồm m gam FeO, Fe2O3, Fe3O4 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thu được 33,6 gam chất rắn. Dẫn hỗn hợp khí sau phản ứng vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 80gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 34,88.                       B. 36,16.                       C. 46,4.                         D. 59,2.

Câu 7: Hoà tan 22,4 gam Fe bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), sinh ra V lít khí NO ( sản phẩm duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là

A. 8,96.                      B. 2,24.                         C. 4,48.                         D. 3,36.

Câu 8: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là

A. tính bazơ.             B. tính khử.               C. tính axit.                  D. tính oxi hóa.

Câu 9: Cho dãy các chất: FeCl2, CuSO4, BaCl2, KNO3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là

A. 1.                            B. 4.                               C. 2.                               D. 3.

Câu 10: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 ?

A. Zn, Cu, Mg           B. Al, Fe, CuO              C. Fe, Ni, Sn                 D. Hg, Na, Ca

Câu 11: Cho 4,6 gam kim loại kiềm M tác dụng với lượng nước (dư) sinh ra 2,24 lít H2 (đktc). Kim loại M là

A. Na.                            B. K.                              C. Li.                             D. Cs.

Câu 12: Kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là

A. Ag.                            B. Au.                            C. Cu.                            D. Al.

Câu 13: Cho các kim loại: Na, Mg, Fe, Al; kim loại có tính khử mạnh nhất là

A. Al.                             B. Na.                            C. Mg.                           D. Fe.

Câu 14: Thứ tự một số cặp oxi hóa - khử trong dãy điện hóa như sau : Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+. Cặp chất không phản ứng với nhau là

A. Fe và dung dịch CuCl2                            B. dung dịch FeCl2 và dung dịch CuCl2

C. Cu và dung dịch FeCl3                            D. Fe và dung dịch FeCl3

Câu 15: Hiện tượng trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính chủ yếu là do chất nào sau đây?

A. Khí cacbonic.         B. Khí clo.             C. Khí cacbon oxit.     D. Khí hidroclorua.

Câu 16: Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là

A. Na2SO4.                B. HCl.                       C. H2S.                          D. Ba(OH)2.

Câu 17: Cho sắt lần lượt vào các dung dịch: FeCl3, AlCl3, CuCl2, Pb(NO3)2, HCl, H2SO4 đặc nóng (dư). Số trường hợp phản ứng sinh ra muối sắt (II) là

A. 6                            B. 3.                               C. 4.                               D. 5.

Câu 18: Hai kim loại đều phản ứng với dung dịch Cu(NO3)2 giải phóng kim loại Cu là

A. Fe và Au.                 B. Fe và Ag.                  C. Al và Ag.                  D. Al và Fe.

Câu 19: Cặp chất không xảy ra phản ứng là

A. Cu + AgNO3.       B. Fe + Cu(NO3)2.       C. Ag + Cu(NO3)2.       D. Zn + Fe(NO3)2.

Câu 20: Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe FeCl3 Fe(OH)3. Hai chất X, Y lần lượt là

A. Cl2, NaOH.              B. NaCl, Cu(OH)2.       C. HCl, Al(OH)3.         D. HCl, NaOH

Câu 21: Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2. Hiện tượng xảy ra là

A. có kết tủa nâu đỏ.

B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa lại tan.

C. có kết tủa keo trắng.

D. dung dịch vẫn trong suốt.

Câu 22: Trong công nghiệp, kim loại được điều chế bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của kim loại đó

A. Na.                            B. Cu.                            C. Fe.                             D. Ag.

Câu 23: Tất cả các kim loại Fe, Zn, Cu, Ag đều tác dụng được với dung dịch

A. HCl.                    B. KOH.                   C. H2SO4 loãng.           D. HNO3 loãng.

Câu 24: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II là

A. 2.                           B. 4.                               C. 3.                               D. 1.

Câu 25: Nguyên tử Fe có Z = 26, cấu hình e của Fe là

A. [Ar ]3d7 4s1.       B. [Ar ] 3d6 4s2.           C. [Ar ] 4s23d6.            D. [Ar ] 4s13d7.

Câu 26: Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là

A. RO2.                          B. R2O.                          C. R2O3.                        D. RO.

Câu 27: Cấu hình electron của cation R3+ có phân lớp ngoài cùng là 2p6. Nguyên tử R là

A. N.                              B. Mg.                           C. Al.                             D. S.

Câu 28: .Câu 4: Cho 2,7 gam Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khí H2 (ở đktc) thoát ra là (Cho Al = 27)

A. 4,48 lít.                    B. 2,24 lít.                     C. 6,72 lít.                     D. 3,36 lít.

Câu 29: Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3 thì xuất hiện

A. kết tủa màu nâu đỏ.

B. kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển dẩn sang màu nâu đỏ.

C. kết tủa màu trắng hơi xanh.

D. kết tủa màu xanh lam.

Câu 30: Chất có nhiều trong khói thuốc lá gây hại cho sức khoẻ con người là

A. heroin.                     B. nicotin.                     C. cafein.                      D. cocain.

Câu 31: Có 4 mẫu kim loại là Na, Ca, Al, Fe. Chỉ dùng thêm nước làm thuốc thử có thể nhận biết được tối đa

A. 1 chất.                  B. 2 chất.                      C. 3 chất.                      D. 4 chất.

Câu 32: Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch KCl ta dùng dung dịch

A. NaOH.                      B. HCl.                       C. H2SO4.                      D. NaNO3.

Câu 33: Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch KCl ta dùng dung dịch

A. H2SO4.                      B. HCl.                          C. NaNO3.                     D. NaOH.

Câu 34: Sục 8,96 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch có chứa 0,25 mol Ca(OH)2. Số gam kết tủa thu được là

A. 25gam.                 B. 12gam.                     C. 10gam.                     D. 40gam

Câu 35: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là:

A. Be, Na, Ca.              B. Na, Ba, K.                C. Na, Cr, K.                 D. Na, Fe, K.

Câu 36: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong tất cả các kim loại?

A. Sắt.                           B. Đồng.                        C. Vonfam.                   D. Kẽm.

Câu 37: Cho dãy các ion Ca2+, Al3+, Fe2+, Fe3+. Ion trong dãy có số electron độc thân lớn nhất là

A. Al3+.                   B. Ca2+.                         C. Fe2+.                          D. Fe3+.

Câu 38: X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)

A. Fe, Cu.                      B. Ag, Mg.                    C. Mg, Ag.                    D. Cu, Fe.

Câu 39: Nung 21,4 gam Fe(OH)3 ở nhiệt cao đến khối lượng không đổi, thu được m gam một oxit. Giá trị của m là

A. 12.                        B. 8.                               C. 14.                             D. 16.

Câu 40: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra

A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.                     B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.

C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.                  D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.

 ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN HÓA LỚP 12 NĂM 2014 - THPT TRẠM TẤU, YÊN BÁI

1B

2B

3C

4C

5A

6C

7A

8B

9C

10C

11A

12D

13B

14B

15A

16D

17C

18D

19C

20A

21B

22A

23D

24A

25B

26B

27C

28D

29A

30B

31D

32A

33D

34C

35B

36C

37D

38A

39D

40D

 Tuyensinh247 tiếp tục cập nhật các đề thi học kì 2 môn Hóa năm 2014 các em chú ý theo dõi. 

Tuyensinh247 tổng hợp

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Viết bình luận: Đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 12 năm 2014 - THPT Trạm Tấu, Yên Bái

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247