Đề thi thử đại học môn Hóa khối A,B THPT Hoàng Mai năm 2014

Tuyensinh247 cập nhật đề thi thử đại học môn Hóa khối A,B năm 2014 - THPT Hoàng Mai, Nghệ An các em tham khảo dưới đây.

 ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN HÓA KHỐI A,B NĂM 2014 THPT HOÀNG MAI, NGHỆ AN 

 Cho biết KLNT (đv C): C = 12; H = 1; O = 16; N = 14; S = 32; Cl = 35,5; Na = 23; K = 39; Ba = 137; Al = 27; Fe = 56; Zn = 65; Ag = 108; Cu = 64. 

 Câu 1. X là một tripeptit được tạo thành từ 1 aminoaxit no, mạch hở có 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X cần 2,025 mol O2 thu đươc sản phẩm gồm CO2 ,H2O , N2. Vậy công thức của amino axit tạo nên X là

       A. H2NCH2COOH            B. H2NC3H6COOH       C. H2N-COOH               D. H2NC2H4COOH

 Câu 2. Cho cân bằng hóa học sau: N2 (k)  +  3H2 (k)  ⇄    2NH3 (k)  ; ∆H < 0.

 Cho các biện pháp: (1) Giảm nhiệt độ; (2) Tăng áp suất chung của hệ phản ứng; (3) Dùng thêm chất xúc tác Fe; (4) Giảm nồng độ của NH3. Những biện pháp làm cho cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận

       A. (2), (4).                          B. (1), (2), (4).                C. (1), (2).                       D. (1), (2), (3).

 Câu 3. Cho sơ đồ biến hóa:  CH4 → X→Y→ CH3COOH. Để thỏa mãn với sơ đồ biến hóa trên thì Y là

       A. C2H4 hoặc  C2H5OH.    B. CH3CHO hoặc CH3CH2Cl.                              C. CH3CHO.      D. C2H5OH.

 Câu 4. Để phản ứng hoàn toàn với m gam metyl salixylat cần vừa đủ 1,08 lít dung dịch NaOH 1M.  Khối lượng muối thu được là

       A. 97,2g.                            B. 98,28g                        C. 82,08g.                       D. 164,16g.

 Câu 5. Hỗn hợp X gồm Fe2(SO4)3, FeSO4 và Al2(SO4)3. Thành phần phần trăm về khối lượng của oxi trong X là 49,4845%. Cho 97 gam X tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được kết tủa có khối lượng là

       A. 31,375 gam.                  B. 50,5 gam.                   C. 76 gam.                      D. 37,75 gam.

 Câu 6. Nhiệt phân hoàn toàn 44,1 gam hỗn hợp X gồm AgNO3 và KNO3 thu được hỗn hợp khí Y. Trộn Y với a mol NO2 rồi cho toàn bộ vào nước chỉ thu được 6 lít dung dịch (chứa một chất tan duy nhất) có pH = 1. Giá trị của a là

       A. 0,5.                                B. 0,4.                             C. 0,3.                             D. 0,2.

 Câu 7. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Đun nóng hỗn hợp bột Fe và I2.                                (b) Cho Fe vào dung dịch HCl.

(c) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HNO3 loãng, dư.         (d) Đốt dây sắt trong hơi brom.

(e) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư.

      Số thí nghiệm tạo ra muối sắt (II) là

       A. 1                                    B. 3                                 C. 2                                 D. 4

 Câu 8. Cho 0,2 mol một anđehit đơn chức, mạch hở X phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch chứa AgNO3 2M trong NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 87,2 g kết tủa. Công thức phân tử của anđehit là

       A. C4H5CHO                     B. C3H3CHO                 C. C4H3CHO                  D. C3H5CHO

 Câu 9. Phát biểu nào sau đây là đúng?

       A. Khi đun nóng propyl clorua với KOH/C2H5OH thì sản phẩm hữu cơ chính thu được là ancol propylic.

       B. Axit benzoic tham gia phản ứng thế brom dễ hơn so với phenol.

       C. Axeton có thể điều chế đồng thời cùng với phenol bằng một phản ứng.

       D. Phenyl axetat là sản phẩm của phản ứng giữa là axit axetic và phenol.

 Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn 54 gam hỗn hợp X gồm axit fomic, axit axetic, axit acrylic, axit oxalic và axit ađipic thu được 39,2 lít CO2 (đktc) và m gam H2O. Mặt khác, khi cho 54 gam hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaHCO3 dư, thu được 21,28 lít CO2 (đktc). Giá trị của m là

       A. 21,6.                              B. 46,8.                           C. 43,2.                           D. 23,4.

 Câu 11. Cho các phát biểu sau:

(a) Khi đốt cháy hoàn toàn a mol  một hiđrocacbon X bất kì thu được b mol CO2 và c mol H2O, nếu b - c = a thì X là ankin.

(b) Trong thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có hiđro.

(c) Trong thành phần của gốc tự do phải có ít nhất hai nguyên tử.

(d) Muối ăn dễ tan trong benzen.

(e) Ở trạng thái rắn, phenol không tồn tại liên kết hiđro liên phân tử.

(g) Trong phân tử canxi axetat chỉ có liên kết cộng hóa trị.

(h) Ở điều kiện thường, các este đều ở trạng thái lỏng.

(i) Trong phân tử hợp chất hữu cơ chứa (C, H, O) thì số nguyên tử H phải là số chẵn.

 Số phát biểu sai

       A. 7.                                   B. 8.                                C. 5.                                D. 6.

 Câu 12. Khi so sánh 2 oxit Al2O3 và Cr2O3, phát biểu không đúng là:

       A. Hai oxit đều có hiđroxit tương ứng là chất lưỡng tính.

       B. Hai oxit đều không thể hiện tính khử khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng.

       C. Hai oxit đều tan được trong dung dịch NaOH loãng, nguội.

       D. Oxi trong 2 oxit đều có điện hóa trị bằng 2-.

 Câu 13. Cho 34 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức và đều thuộc loại hợp chất thơm (tỉ khối hơi của X đối với O2 luôn bằng 4,25 với mọi tỉ lệ số mol giữa 2 este) tác dụng vừa đủ với 175 ml dung dịch NaOH 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm 2 muối khan. Thành phần phần trăm về khối lượng của 2 muối trong Y là

       A. 55,43% và 44,57%.       B. 56,67% và 43,33%.   C. 46,58% và 53,42%.    D. 35,6% và 64,4%.

 Câu 14. Cho phenol lỏng phản ứng lần lượt với các chất: Na, NaOH, NaHCO3, HCl, C2H5OH, Br2, HNO3 (H2SO4 đ/xt). Số phản ứng xảy ra là

       A. 6                                    B. 4                                C. 3                                 D. 5

 Câu 15. Phát biểu không đúng là:

       A. Vật liệu compozit, vật liệu nano, vật liệu quang điện tử là những vật liệu mới có nhiều tính năng đặc biệt.

       B. Các khí SO2, NO2 gây mưa axit, khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính còn hợp chất CFC gây thủng tầng ozon.

       C. Các chất: Penixilin, amphetamin, erythromixin thuộc loại thuốc kháng sinh, còn: Seduxen, moocphin, ampixilin thuộc loại chất gây nghiện.

       D. Để nhận biết các khí: CO2, SO2, H2S, N2 cần dùng  dung dịch  brom và dung dịch Ca(OH)2.

 Câu 16. Cho 5,528 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu (nFe : nCu = 18,6) tác dụng với dung dịch chứa 0,352 mol HNO3 thu được dung dịch Y và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Tiến hành điện phân dung dịch Y với điện cực trơ, cường độ dòng điện I = 3,6345 ampe trong thời gian t giây thấy khối lượng cactôt tăng 0,88 gam (giả thiết kim loại sinh ra bám hết vào catôt).Giá trị của t là

       A. 1252.                             B. 797.                            C. 2337.                          D. 2602.

 Câu 17. Hỗn hợp X gồm một anđehit đơn chức, mạch hở và một ankin (phân tử ankin có cùng số nguyên tử H nhưng ít hơn một nguyên tử C so với phân tử anđehit). Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp X thu được 2,4 mol CO2 và 1 mol nước. Nếu cho 1 mol hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 thì khối lượng kết tủa thu được tối đa là

       A. 301,2 gam.                    B. 144 gam.                    C. 308 gam.                    D. 230,4 gam.

 Câu 18. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp Y gồm hai andehit Y1, Y2 (có tỉ lệ số mol tương ứng là 5:1) thu được 9,856 lít (đktc) CO2 và 7,92 gam H2O. Mặt khác, nếu cho m gam Y tác dụng hết với H2 (Ni, to) rồi cho toàn bộ sản phẩm tạo thành tác dụng với kali (dư) thấy thoát ra 1,344 lít H2 (đktc). Công thức phân tử của Y2

       A. C6H12O.                        B. C7H14O.                     C. C4H8O.                       D. C5H10O.

 Câu 19. Cho các chất: isobutan, isobutilen, isopren, vinyl axetilen, đivinyl, metylxiclopropan, toluen, naphtalen, xiclohexan, xiclohexen. Trong số các chất trên, số chất phản ứng được với nước brom là

       A. 7.                                   B. 6.                                C. 4.                                D. 5.

 Câu 20. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm saccarozơ và mantozơ thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 0,2 mol Ag. Mặt khác, thủy phân m gam hỗn hợp X một thời gian (hiệu suất thủy phân mỗi chất đều là 80%) thu được dung dịch Z. Cho Z tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 0,168 mol Ag. Thành phần phần trăm về khối lượng của saccarozơ trong hỗn hợp là

       A. 55%.                              B. 40%.                          C. 45%.                           D. 60%.

 Câu 21. Hiện tượng xảy ra khi nhỏ vài giọt dung dịch KOH vào dung dịch Na2Cr2O7

       A. dung dịch chuyển từ không màu sang màu da cam.  B. dung dịch chuyển từ màu vàng thành không màu.

       C. dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.    D. dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam.

 Câu 22. Cho từ từ từng giọt của dung dịch chứa b mol HCl vào dung dịch chứa a mol Na2CO3 thu được V lít khí CO2. Ngược lại, cho từ từ từng giọt của dung dịch chứa a mol Na2CO3 vào dung dịch chứa b mol HCl thu được 2V lít khí CO2 (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Mối quan hệ giữa a và b là

       A. a = 0,8b.                        B. a = 0,5b.                     C. a = 0,35b.                   D. a = 0,75b.

 Câu 23. Cho phản ứng:   ure  +  NaBrO  →  N2  +  CO2   +   NaBr    +   H2O.

 Sau khi cân bằng phương trình hoá học, tổng hệ số nguyên tối giản của các chất phản ứng là

       A. 4.                                   B. 2.                                C. 11.                              D. 7.

 Câu 24. Khi điện phân dung dịch CuSO4 (cực dương làm bằng đồng, cực âm làm bằng than chì) thì

       A. ở cực âm xảy ra quá trình oxi hóa ion Cu2+ và ở cực dương xảy ra quá trình khử Cu.

       B. ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Cu2+ và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa H2O.

       C. ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Cu2+ và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa Cu.

       D. ở cực âm xảy ra quá trình oxi hóa ion Cu2+ và ở cực dương xảy ra quá trình khử H2O.

 Câu 25.  Khi cho 200 ml dung dịch X gồm AlCl3 a mol/l và NaCl b mol/l (a : b = 4 : 3) tác dụng với 325 ml dung dịch KOH 2M, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 11,7 gam kết tủa. Nếu cho 80 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được kết tủa có khối lượng là

       A. 43,05 gam.                    B. 45,92 gam.                 C. 107,625 gam.             D. 50,225 gam.

 Câu 26. Các hợp chất hữu cơ mạch hở, bền X và Y có công thức phân tử tương ứng là C2H4O2 và C3H6O. X tác dụng được với Na, làm mất màu nước brom và có phản ứng tráng bạc. Y làm mất màu nước brom nhưng không có phản ứng tráng bạc. Các chất X, Y lần lượt là

       A. HO-CH2-CHO và CH2=CH-CH2-OH.               B. CH3COOH và CH2=CH-CH2-OH.

       C. HCOOCH3 và CH3-CO-CH3.                             D. HO-CH2-CHO và CH3-CH2-CHO.

 Câu 27. Dung dịch A chứa Ca(OH)2. Cho 0,06 mol CO2 vào A thu được 4m gam kết tủa còn cho 0,08mol CO2 thì thu được 2m gam kết tủa. Giá trị m (g)

       A. 1,5                                 B. 2                                C. 1                                 D. 3

 Câu 28. Phát biểu nào sau đây là sai?

       A. Tính axit của HF yếu hơn tính axit của HI.

       B. Nhiệt độ sôi của hiđro florua cao hơn nhiệt độ sôi của hiđro clorua.

       C. Tính khử của HCl mạnh hơn tính khử của HBr.

       D. Bán kính của ion F- nhỏ hơn bán kính của ion Cl-.

 Câu 29. Cho 36,5 gam hỗn hợp X gồm hiđroquinon, catechol và axit axetic tác dụng với kali (dư) thu được 7,28 lít (đktc) khí H2. Thành phần phần trăm về khối lượng của axit axetic trong hỗn hợp X là

       A. 32,877%.                       B. 41,096%.                   C. 14,438%.                    D. 24,658%.

 Câu 30. Dãy gồm các kim loại có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện là:

       A. Ca, Sr, Cu.                    B. Mg, Cr, Feα.               C. Ca, Sr, Ba.                  D. Be, Cr, Cu.

 Câu 31. Để m gam sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được hỗn hợp X gồm 4 chất có khối lượng là 20 gam. Hòa tan hết X trong 500 ml dung dịch HCl nồng độ a mol/l thấy thoát ra 2,24 lít (đktc) H2 và dung dịch Y (không có HCl dư). Cho tiếp dung dịch HNO3 tới dư vào dung dịch Y thu được dung dịch Z (chứa FeCl3, Fe(NO3)3 và HNO3 dư) và 2,24 lít (đktc) NO duy nhất. Giá trị của m và a lần lượt là

       A. 15,68 và 0,4.                 B. 15,68 và 1,48.            C. 16,8 và 0,4.                D. 16,8 và 1,2.

 Câu 32. Cho 6,125 gam KClO3 tác dụng với dung dịch HCl đặc (dư), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì số mol HCl bị oxi hóa là

       A. 0,25.                              B. 0,3.                             C. 0,15.                           D. 0,05.

 Câu 33. Cho các phát biểu sau:

(a) Có thể dùng nước brom để phân biệt saccarozơ và mantozơ.

(b) Có thể phân biệt saccarozơ và mantozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3.

(c) Trong dung dịch, saccarozơ và mantozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam.

(d) Trong dung dịch, saccarozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở.

(e) Trong môi trường bazơ, saccarozơ và mantozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau.

(g) Trong phân tử saccarozơ có nhóm -OH hemiaxetal.

 Số phát biểu đúng là

       A. 5.                                   B. 4.                                C. 3.                                D. 2.

 Câu 34. Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch NaHCO3.

(b) Cho dung dịch Al2(SO4)3 tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc dung dịch Na[Al(OH)4].

(c) Sục khí CH3NH2 tới dư vào dung dịch FeCl3.

(d) Sục khí propilen vào dung dịch KMnO4.

(e) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2SiO3.

(g) Sục khí H2S vào dung dịch SO2.

(h) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AgNO3.

 Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?

       A. 6                                    B. 3                                 C. 5                                 D. 4

 Câu 35. Cho dãy các chất: Cr(OH)3, CrO3, ZnO, Ca(HCO3)2, Al(OH)3, CrO, CO2, NO2, P2O5, N2O5, PCl5, Al4C3. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng, nguội là

       A. 10.                                 B. 11.                              C. 9.                                D. 12.

 Câu 36. Trong các thí nghiệm sau:

(a) Cho khí O3 tác dụng với dung dịch KI.

(b) Nhiệt phân amoni nitrit.

(c) Cho NaClO tác dụng với dung dịch HCl đặc.

(d) Cho khí H2S tác dụng với dung dịch FeCl3.

(e) Cho khí NH3 tác dụng với khí Cl2.

(g) Cho dung dịch H2O2 tác dụng với dung dịch chứa KMnO4 và H2SO4 (loãng).

(h) Sục khí O2 vào dung dịch HBr.

(i) Cho NaI tác dụng với dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng.

(k) Cho SiO2 tác dụng với Na2CO3 nóng chảy.

 Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là

       A. 5                                    B. 8                                 C. 7                                 D. 6

 Câu 37.  Đốt cháy hoàn toàn x mol axit cacboxylic E thu được y mol CO2 và z mol H2O. Biết rằng  x mol E tác dụng vừa đủ với z mol Na2CO3 trong dung dịch. Tên của E là

       A. Axit etanđioic.                                                     B. Axit metanoic.

       C. Axit hexan - 1, 6 - đioic.                                      D. Axit propenoic.

 Câu 38. Xà phòng hóa hoàn toàn 1,89 gam một chất béo cần 67,5 ml dung dịch NaOH 0,1M. Chỉ số xà phòng hóa của chất béo đó là

       A. 378.                               B. 270.                            C. 142,86.                       D. 200.

 Câu 39. Hòa tan hết 5,355 gam hỗn hợp X gồm FeCO3 và FeS2 trong dung dịch HNO3 1,25M thu được dung dịch Y (chứa một chất tan duy nhất) và V lít (đktc) hỗn hợp D (hóa nâu ngoài không khí) chứa hai khí.Giá trị của V là

       A. 1,008.                            B. 4,116.                         C. 3,864.                         D. 1,512.

 Câu 40. Cho dãy các chất: benzyl axetat, vinyl axetat,metyl fomat, anlyl clorua, phenyl fomat, isopropyl clorua,  triolein. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là

       A. 4.                                   B. 6.                                C. 5.                                D. 3.

 Câu 41. Hợp chất T được tạo bởi 4 nguyên tử của 2 nguyên tố phi kim R và X (số hiệu nguyên tử của R nhỏ hơn số hiệu nguyên tử của X). Tổng số hạt mang điện trong một phân tử T là 20. Phát biểu sai là:

       A. Hợp chất T có thể tạo được liên kết hiđro với nước.

       B. Trong các hợp chất với các nguyên tố khác, R có thể có số oxi hóa bằng -1.

       C. Ở trạng thái kích thích, nguyên tử nguyên tố X có 5 electron độc thân.

       D. Trong phân tử T, nguyên tố X ở trạng thái lai hóa sp3.

 Câu 42. Cho hỗn hợp X gồm Fe2O3, ZnO và Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 (loãng) thu được dung dịch Y, phần kim loại không tan Z và khí T. Cho Y tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được kết tủa

       A. Fe(OH)2 và Fe(OH)3.                                           B. Fe(OH)2 và Zn(OH)2.

       C. Fe(OH)2.                                                              D. Fe(OH)2, Zn(OH)2 và Fe(OH)3.

 Câu 43. Cho isopren phản ứng cộng với Br2 theo tỉ lệ mol 1:1. Số dẫn xuất đibrom tối đa thu được là

       A. 4.                                   B. 5.                                C. 3.                                D. 2.

 Câu 44. Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm một ancol X (mạch hở) và một axit cacboxylic bất kì thì luôn có số mol H2O  nhỏ hơn hoặc bằng số mol CO2. Đốt cháy 0,15 mol X rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch chứa 0,25 mol Ba(OH)2 thấy tạo thành a gam kết tủa.Giá trị của a là

       A. 39,4.                              B. 49,25.                         C. 29,55.                         D. 9,85.

 Câu 45. Hòa tan hỗn hợp bột gồm m gam Cu và 2,32 gam Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng, rất dư), sau khi các phản ứng kết thúc chỉ thu được dung dịch X. Dung dịch X làm mất màu vừa đủ 50 ml dung dịch KMnO4 0,1M. Giá trị của m là

       A.0,62.                               B.0,32.                           C.1,6.                              D.0,48.

 Câu 46. Cho 8,2 gam hỗn hợp gồm axit glutamic và tyrosin (tỉ lệ mol 1:1) tác dụng với 125 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan.Giá trị của m là

       A. 12,3.                              B. 11,85.                         C. 10,4.                           D. 11,4.

 Câu 47. Hòa tan hoàn toàn 30 gam hỗn hợp X gồm Na, K và Ba vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 54,85 gam hỗn hợp chất rắn khan. Hòa tan hoàn toàn 45 gam hỗn hợp X vào nước thu được dung dịch Z. Cho từ từ đến hết dung dịch Z vào 0,4 lít dung dịch ZnCl2 1M đến phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa có khối lượng là

       A. 25,9875 gam.                B. 27,225 gam.               C. 34,65 gam.                 D. 39,6 gam.

 Câu 48. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch FeCl2 tác dụng với dung dịch AgNO3 dư.

(b) Cho Cl2 tác dụng với toluen trong điều kiện chiếu sáng (không có xúc tác).

(c) Sục khí HI vào dung dịch FeCl3.

(d) Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl.

(e) Sục khí axetilen vào dung dịch brom trong dung môi CCl4.

  Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là

       A. 3.                                   B. 4.                                C. 2.                                D. 5.

 Câu 49. Cho các phản ứng sau:

(a) CuO + HCl (đặc) →                                   (b)  K2Cr2O7  +  HCl (đặc)  →

(c) Cu  +  NaNO3  +  HCl  →                          (d)  Zn  +  H2SO4 (loãng)     →

(e) Mg  +  HNO3(loãng)   →                           (g)  CaCO3  +  HNO3 (đặc)  →

(h) FeCO3  +  H2SO4 (loãng)     →                  (i)   FeSO4  + KMnO4 + H2SO4 (loãng)  →

 Số phản ứng mà ion H+ của axit đóng vai trò chất oxi hóa là

       A. 1.                                   B. 3.                                C. 2.                                D. 4.

 Câu 50. Cho các phát biểu sau:

(a) Dung dịch natri isopropylat trong nước có thể làm quì tím hóa xanh.

(b) Dung dịch axit axetic có thể hòa tan được CuO tạo thành dung dịch có màu xanh.

(c) Oxi hóa ancol bậc một bằng CuO (to) thu được xeton.

(d) Naphtalen tham gia phản ứng thế brom khó hơn so với benzen.

(e) Phản ứng tách H2O từ ancol etylic dùng để điều chế etilen trong công nghiệp.

(g) Benzen có thể tham gia phản ứng thế và phản ứng cộng clo.

 Số phát biểu đúng là

       A. 3.                                   B. 4.                                C. 2.                                D. 5.

                                      ---------------HẾT----------------

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN HÓA KHỐI A,B NĂM 2014 THPT HOÀNG MAI, NGHỆ AN 

1A

2B

3C

4B

5B

6B

7B

8C

9C

10D

11A

12C

13B

14B

15C

16D

17C

18B

19B

20D

21C

22D

23A

24C

25A

26A

27C

28C

29D

30A

31D

32A

33C

34A

35B

36B

37A

38D

39B

40C

41C

42C

43A

44D

45D

46D

47B

48B

49A

50A

Tuyensinh247 sẽ tiếp tục cập nhật các đề thi thử đại học môn Hóa khối A,B năm 2014 tiếp theo các em chú ý theo dõi.

Tuyensinh247 tổng hợp

Viết bình luận: Đề thi thử đại học môn Hóa khối A,B THPT Hoàng Mai năm 2014

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247