Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa 2015 THPT Hàn Thuyên (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa năm 2015 trường THPT Hàn Thuyên (Lần 2) có đáp án. Các em xem chi tiết dưới đây:

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa 2015 THPT Hàn Thuyên (Lần 2)

Câu I (3,0 điểm)

1. Trình bày tình hình suy giảm tài nguyên rừng và hiện trạng rừng ở nước ta hiện nay.
Cho biết ý nghĩa về an ninh, quốc phòng của vị trí địa lí Việt Nam.

2. Nêu sự không hợp lí trong phân bố dân cư giữa đồng bằng với trung du miền núi
nước ta. Các giải pháp đề khắc phục tình trạng này.

Câu II (2,0 điểm)
Hãy nêu vai trò của giao thông vận tải trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Kể tên các tuyến đường sắt của nước ta. Trong đó, tuyến đường nào quan trọng nhất? Tại sao?

Câu III (2,0 điểm)

1. Tại sao nói việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của Bắc Trung Bộ?

2. Việc phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên mang lại ý nghĩa gì về mặt kinh tế - xã hội và môi trường?

Câu IV( 3,0 điểm)

De thi thu THPT Quoc gia mon Dia 2015 THPT Han Thuyen (Lan 2)

1.Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta phân theo cây hàng năm và cây lâu năm giai đoạn 2000-2009.

2. Rút ra nhận xét và giải thích từ biểu đồ đã vẽ. 

Đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa 2015 THPT Hàn Thuyên (Lần 2)

Câu 1

1: a) Tình hình suy giảm tài nguyên rừng và hiện trạng rừng ở nước ta hiện
nay.
- Về số lượng(diện tích): có sự biến động qua các thời kì:

+ Từ năm 1943 đến năm 1983, tổng diện tích rừng giảm 7.1 triệu ha, dt rừng tự nhiên giảm 7,5 triệu ha, trồng được 0.4 triệu ha, độ che phủ giảm 21% do khai thác bừa bãi, do du canh, du cư, chiến tranh nên diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh, trong khi đó trồng rừng không bù lại được diện tích rừng bị mất vì vậy độ che phủ giảm.

+ Từ năm 1983 đến năm 2005, tổng diện tích rừng tăng lên được 5.5 triệu ha, diện tích rừng tự nhiên tăng lên được 3.4 triệu ha và diện tích rừng trồng tăng được 2.1 triệu ha vì vậy độ che phủ rừng tăng lên 38%. Nguyên nhân: do diện tích rừng được tái sinh và diện tích rừng trồng tăng mạnh nên độ che phủ rừng tăng.

- Về chất lượng: Mặc dù tổng diện tích rừng đang tăng dần, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi:

+ Năm 1943, loại rừng giàu của cả nước có gần 10 triệu ha (chiếm 70% diện tích rừng), thì nay chỉ còn rất ít.

+ Hiện nay, tuy đã có gần 40% diện tích đất có rừng che phủ nhưng phần lớn là rừng non mới phục hồi và rừng trồng chưa khai thác được. Có tới 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi.

b) Ý nghĩa về an ninh, quốc phòng của vị trí địa lí Việt Nam.
- Nước ta có vị trí quân sự đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, một khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới.

- Đặc biệt, Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược có ý nghĩa  sống còn trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

2: a) Nêu sự không hợp lí trong phân bố dân cư giữa đồng bằng với trung dumiền núi nước ta.

- Ở đồng bằng: 1/4 diện tích – chiếm 3/4 dân số à mđds cao ví dụ ĐBSH cao nhất, 1.225 người/km2 , gấp 5 lần cả nước (2006). ĐB đất chật người đông làm cho tài nguyên bị khai thác quá mức, gây suy giảm tài nguyên, ô nhiễm mt và gây khó khăn cho việc giải quyết các vấn đề kt-xh( sức ép ptkt, lãng phí lđ, gia tăng tỉ lệ thiếu việc làm).

- Ở miền núi: 3/4 diện tích - chiếm 1/4 dân số à mđds thấp Tây Nguyên  89 người/km2, Tây Bắc 69 người/km2 (2006). Đất rộng, người thưa, tiềm năng khoáng sản, thủy điện, du lịch, rừng và đất trồng lớn nhưng thiếu lao động( đặc biệt là lđ có chuyên môn) gây khó khăn cho việc sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên, phát triển kt-xh, kinh tế còn chậm phát triển.

b) Các giải pháp đề khắc phục tình trạng này

- Thực hiện các chiến lược về dân số: Chuyển cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động hợp lí giữa các vùng, KHHGĐ ( miền núi, đồng bằng...).

- Phát triển kt-xh để khắc phục tình trạng phân bố dân cư chưa hợp lí phù hợp với từng vùng ( miền núi, đb). Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi. Phát triển công nghiệp ở nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động.

Câu 2:

1.   Hãy nêu vai trò của giao thông vận tải trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.

- Đối với sản xuất: giao thông tham gia vào hầu hết các khâu của quá trình sản xuất, nối sản xuất với sản xuất, nối sản xuất với tiêu dùng, làm cho các quá trình sản xuất được diễn ra một cách liên tục và bình thường

- Đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hành khách. Giao thông vận tải (GTVT) tạo mối liên hệ kinh tế- xã hội giữa các ngành, các vùng, các địa phương trong cả nước. Vì thế các đầu mối GTVT cũng đồng thời là các điểm tập trung dân cư, trung tâm công nghiệp và dịch vụ.

- Phát triển kinh tế văn hóa xã hội ở những vùng xa xôi hẻo lánh, hải đảo, giữ vững an ninh quốc phòng, góp phần vào việc quản lí chỉ đạo thống nhất nền kinh tế.

- Góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại giữa nước ta với nước ngoài khu vực và thế giới.

2) Kể tên các tuyến đường sắt của nước ta. Trong đó, tuyến đường nàoquan trọng nhất? Tại sao?

a) Các tuyến đường sắt:

* Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng: chạy gần như song song với quốc lộ 5 và dài 102 km, rộng 1m

* Đường sắt Hà Nội - Lào Cai: dài 293 km, khổ đường rộng 1m

* Đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng: dài 162 km, khổ đường rộng 1m, có đoạn 1,435m

* Đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên: dài 75 km, khổ đường rộng 1m, hoặc 1,435m

* Đường sắt Lưu Xá – Kép - Uông Bí - Bãi Cháy: dài 175 km, khổ đường rộng 1,435m

* Đường sắt Thống Nhất (Hà Nội-Tp HCM)

b) Tuyến Hà Nội-Tp HCM quan trọng nhất vì

- Dài 1726 km, là tuyến đường sắt dài nhất Việt Nam, chạy gần như song song với quốc lộ 1A, tạo nên trục giao thông quan trọng theo hướng BắcNam, khổ đường rộng 1m

- Giá trị kinh tế của đường sắt Thống Nhất

+ Tạo mối quan hệ kinh tế, văn hóa - xã hội giữa các vùng kinh tế của Việt Nam (5/7 vùng) và giữa nước ta với Trung Quốc. Chuyên chở 2/3 số lượng hành khách và hàng hóa của ngành đường sắt

+ Chạy qua hầu hết các trung tâm công nghiệp lớn, thành phố lớn, các
vùng đông dân, chạy qua 3 vùng kinh tế trọng điểm

Câu III

1: Tại sao nói việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo bướcngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của Bắc Trung Bộ.

- Do cơ sở hạ tầng GTVT còn hạn chế, chưa đồng bộ nên kinh tế của vùng còn chậm phát triển.
- Việc phát triển cơ sở hạ tầng GTVT đang tạo ra những thay đổi lớn trong cơ cấu kinh tế của vùng:

+ Đường HCM hoàn thành sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các huyện phía Tây, phân bố lại dân cư, hình thành mạng lưới đô thị mới. Quốc lộ 1, đường sắt TN được nâng cấp hiện đại hóa, đặc biệt là việc làm đường hầm qua đèo Hải Vân đã làm tăng khả năng đáng kể vận chuyển Bắc Nam trên tuyến đường huyết mạch này, đồng thời sẽ tạo sức hút lớn cho các luồng  vận tải theo QL9, cảng Đà Nẵng

+ Việc phát triển giao thông Đông -Tây ( QL 7,8,9) kéo theo hàng loạt các cửa khẩu đã mở ra để tăng cường giao lưu với cá nước láng giềng trong đó Lao Bảo là quan trọng nhất, ngoài ra còn có các cửa khẩu: Na Mèo-Thanh Hóa, Nậm Cắn- Nghệ An, Cầu Treo- Hà Tĩnh, Chả Lo (Quảng Bình)

+ Một số cảng nước sâu đang được đầu tư xây dựng và hoàn thiện (Nghi Sơn-Thanh Hóa), Vũng Áng- Hà Tĩnh, Chân Mây-Huế gắn liền với sự hình thành các khu kinh tế biển và đẩy mạnh giao thương với nước ngoài, thu hút đầu tư. Các sân bay Phú Bài (Huế), Vinh (Nghệ An) được nâng cấp giúp tăng cường thu hút khách du lịch, phát triển kinh tế-văn hóa.

2: Việc phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên mang lại ý nghĩa gì về mặt
kinh tế - xã hội và môi trường?

a) Về mặt kinh tế
- Cung cấp nguồn nguyên liệu lớn cho công nghiệp chế biến góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa ở Tây Nguyên.

- Tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và là nguồn hàng xuất  khẩu quan trọng góp phần lớn trong việc thu ngoại tệ cho vùng.

b) Về mặt xã hội

- Tạo việc làm cho một bộ phận lao động ở địa phương là nguồn thu nhập quan trọng cho đồng bào dân tộc thiểu số, cải thiện cuộc sống, đồng thời hình thành tập quán sản xuất mới hạn chế nạn du canh, du cư.

- Thu hút lao động từ các vùng khác đến, góp phần phân bố lại dân cư – lao động trong cả nước.

c) Về môi trường

- Trồng cây cà phê là công nghiệp lâu năm, thực chất là trồng rừng nếu đảm bảo đúng các biện pháp kĩ thuật

- Có tác dụng sử dụng hợp lí tài nguyên đặc biệt là đất và khí hậu đồng thời  góp phần bảo vệ môi trường: Điều hòa khí hậu, cân bằng lượng nước, hạn chế xói mòn đất.

Câu IV

1. Vẽ biểu đồ

De thi thu THPT Quoc gia mon Dia 2015 THPT Han Thuyen (Lan 2)

2. Nhận xét và giải thích

a) Nhận xét

- Có sự chuyển dịch, nhừng còn chậm

- Xu hướng chuyển dịch: tăng tỉ trọng diện tích ccnln, giảm tỉ trọng diện  tích ccnhn ( dẫn chứng)
b) Giải thích

- Chuyển dịch theo xu thế chung của sx nn
- Do ccnln mang lại hiệu quả cao hơn so với ccnhn.Trong hoàn cảnh nước  ta có nhiều thuận lợi về trồng ccnln và thị trường ngoài nước đc mở rộng

Tuyensinh247.com tiếp tục cập nhật đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 của các trường. Các em thường xuyên theo dõi.

Nguồn: Trường THPT Hàn Thuyên

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Viết bình luận: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa 2015 THPT Hàn Thuyên (Lần 2)

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247