Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn GDTX năm 2014

Tổng hợp đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn hệ GDTX năm 2014 của Trung tâm GDTX Nghĩa Hưng - Nam Định và trung tâm GDTX-DN Hoằng Hóa - Thanh Hóa các em tham khảo dưới đây.

Đề Thi Thử Tốt Nghiệp Môn Văn Hệ GDTX Năm 2014 - Nghĩa Hưng, Nam Định

Câu 1 (2,0 điểm):

       Đọc văn bản sau

“Nhớ bản sương giăng , nhớ đèo mây phủ

Nơi nao qua ,lòng lại chẳng yêu thương?

Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!

(Tiếng hát con tàu- Chế Lan Viên)

Trả lời các câu hỏi

a. Thể loại của văn bản trên? Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

b. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng? Tác dụng

c. Nội dung khái quát của văn bản

Câu 2. (3 điểm):  

Nhạc sĩ thiên tài người Đức Beethoven nói:

“Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem lại hạnh phúc cho người khác”.

Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên trong một bài văn ngắn (viết không quá 400 từ).

Câu 3. (5 điểm)

 Phân tích hình tượng cây Xà Nu trong tác phẩm rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Theo Giáo Viên Phạm Thị Lụa - TTGDTX Nghĩa Hưng, Nam Định - Dethi.violet

Đáp án đề Thi Thử Tốt Nghiệp Môn Văn Hệ GDTX Năm 2014 - Nghĩa Hưng, Nam Định

Câu, Ý

Đáp án

Câu 1

a.Văn bản trên là một khổ thơ (thể loại trữ tình); thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

b.Lặp từ, cụm từ ngữ, cấu trúc, câu cảm thán,câu hỏi tu từ; chất trữ tình kết hợp tính triết luận; cảm xúc nồng nàn của người viết; giọng thơ say mê sôi nổi…>Tình cảm gắn bó sâu nặng thân thiết của nhà thơ đối với miền Tây Bắc của Tổ quốc(0.75 điểm)

c. Tình yêu đối với miền đất xa xôi (Tây Bắc) đã biến mảnh đất thành thân thiết, hóa thành máu thịt trong tâm hồn ta(0.5 điêm)

 

Câu 2

Học sinh có thể trình bày khác nhau song cần 

* Mở bài:.

 Giới thiệu được câu nói của Beethoven, hiểu quan niệm sống cao quí mà nhạc sĩ nêu lên (0.5 điểm)

*Thân bài

- Giải thích : (0.5)
+Hạnh phúc : cuộc sống tốt đẹp; niềm vui, sự thỏa mãn về mặt tinh thần, tình cảm của con người …
- Phân tích và chứng minh(0.5 điểm) Khẳng đinh Câu nói thể hiện quan niệm sống đẹp, vị tha…(dẫn chứng):

+Phê phán lối sống vị kì , đối với nhân quần , xã hội . (Như Victor Hugo đã nói ; “ kẻ nào vì mình mà sống thì kẻ ấy vô tình đã chết với người khác”.
-Bình luận( 1 điểm)
+Trong cuộc sống, ai cũng tìm kiếm hạnh phúc nhưng quan niệm về hạnh phúc của mỗi người khác nhau. Có người coi sự thỏa mãn vật chất, tình cảm của riêng mình là hạnh phúc. Nhưng cũng có không ít người quan niệm hạnh phúc là cống hiến, là trao tặng. Đối với họ, cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người biết hi sinh cho hạnh phúc nhân loại. Beethoven quan niệm như thế.
+ Những người biết sống vì người khác , đem lại hạnh phúc cho người khác , là những người có tấm lòng nhân hậu; có cuộc sống đầy ý nghĩa cao cả , đáng trân trọng… Nêu các dẫn chứng làm rõ luận điểm.

*Kết bài

- Khái quát vấn đề; Liên hệ bản thân.(0.5) 

Câu 3

* Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn: tác giả, giá trị tác phẩm và vẻ đẹp của hình tượng cây xà nu (0.5 điểm)

* Thân bài: Phân tích ý nghĩa thực và ý nghĩa biểu tượng của hình tượng cây xà nu trong truyện:

- Nguyễn Trung Thành xây dựng hình ảnh cây xà nu vừa có ý nghĩa hiện thực vừa có tính chất biểu tượng cho tinh thần bất khuất, kiên cường của đồng bào Tây Nguyên. Bằng nghệ thuật nhân hóa, cây xà nu đã trở thành một nhân vật quan trọng trong tác phẩm, sống một đời sống rất con người.(0.5 điểm)

- Cây xà nu sinh sôi nảy nở rất nhanh, rất khỏe. Nó là loài cây ham ánh sáng, cứng cáp vươn mình che chở cho dân làng Xô Man. Tất cả những phẩm chất ấy thể hiện rõ sức sống bất diệt của cây xà nu.  Cây xà nu là biểu tượng cho sức sống quật cường. Bởi cây không bao giờ chịu khuất phục trước bom đạn.(0.5 điểm)

- Rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào không bị thương. Vì thế xà nu vừa là nạn nhân vừa là nhân chứng vừa là biểu tượng cho sự mất mát đau thương của cả dân tộc.(0.5 điểm)

- Xà nu còn là biểu tượng cho tư thế luôn sẵn sàng chiến đấu(0.5 điểm)

- Hình ảnh cây xà nu …tương ứng với các thế hệ dân làng Xô Man (cụ Mết là cây xà nu cổ thụ, Tnú là cây xà nu trưởng thành, Dít là mầm xà nu): 0,5 điểm

- Hình ảnh cây xà nu gắn với đời sống vật chất và tinh thần của người Tây Nguyên (xà nu có mặt trong bếp mỗi nhà, trong sự tự hào của cụ Mết…): 0.25 điểm

- Hình tượng cây xà nu tạo nên một không khí Tây Nguyên, chất Tây Nguyên độc đáo cho tác phẩm. Cùng với cây tre, cây xà nu đã trở thành hình tượng gần gũi với con người Việt Nam trên trận tuyến chống kẻ thù bảo vệ nền độc lập tự do cho dân tộc.(0.25 điểm)

- Đánh giá những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm: Sự lặp lại trong cấu trúc và cách miêu tả rừng xà nu thể hiện dụng ý của nhà văn; lời văn trau chuốt, giàu hình ảnh; không khí, màu sắc của truyện đậm chất Tây Nguyên; bút pháp kể chuyện giàu âm hưởng sử thi dân gian; ngôn ngữ truyện vừa trang nghiêm vừa hào hung(1 điểm)

* Kết bài: Khẳng định thành công của tác phẩm: giá trị nghệ thuật, giá trị nội dung, thành công trong việc xây dựng hình tượng cây xà nu- hình ảnh biểu tượng cho nỗi đau, phẩm chất, sức mạnh, ý chí quật cường của dân làng Xô Man, con người Tây Nguyên; ca ngợi con người Tây Nguyên bất khuất, kiên cường trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước; thể hiện sự gắn bó tha thiết với mảnh đất này(0.5 điểm)

Đề Thi Thử Tốt Nghiệp Môn Văn Hệ GDTX Năm 2014 - Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Phần I – Đọc hiểu (5 điểm): 

Câu 1 (2,0 điểm). Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi:

“Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa

 

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.”

        (SóngXuân Quỳnh)

           a/ Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của chúng trong đoạn thơ ( 1điểm )

 b/ Nêu nội dung đoạn thơ? Đặt tên cho đoạn thơ (1 điểm)

Câu 2. (3 điểm):  

Nhạc sĩ thiên tài người Đức Beethoven nói:

“Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem lại hạnh phúc cho người khác”.

Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên trong một bài văn ngắn (viết không quá 400 từ).

Phần II – Viết (5 điểm). Thí sinh chọn 1 trong 2 câu sau:

          Câu 3a: (5 điểm). Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính trong đoạn thơ sau:

“… Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành…”

(Trích Tây Tiến - Quang Dũng, văn học 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.87) 

            Câu 3b: (5 điểm). Phân tích hình tượng cây Xà Nu trong tác phẩm rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Theo GV Lê Thị Hiền - Trung Tâm GDTX – DN Hoằng Hóa, Thanh Hóa - Dethi.violet

Tuyensinh247 sẽ tiếp tục cập nhật các đề thi thử tốt nghiệp môn Sinh có đáp án năm 2014 các em chú ý theo dõi nhé!

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Viết bình luận: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn GDTX năm 2014

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247