Đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn đề số 100

Tham khảo đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn của các trường trên cả nước năm 2012.

I. trắc nghiệm

1. Khoanh tròn vào chữ cái đúng trong các phương án sau :

Tên thật của Chế Lan Viên là :

A. Phan Ngọc Hoan

B. Phan Thanh Viễn

C. Phan Thị Vàng Anh

D. Phan Lạc Hoa

2. Khoanh tròn vào chữ cái đúng trong các phương án sau :

Chế Lan Viên Quê ở tỉnh nào ?

A. Quảng Bình

B. Quảng Trị

C. Quảng Nam

D. Quảng Ngãi

3. Chọn từ điền Thơ mới, Điêu tàn, thơ lãng mạn 1932 – 1945, thơ thơ vào chỗ trống thích hợp :

Chế Lan Viên đã nổi tiếng trong phong trào ………………..………. qua tập …..…………………..…(1937)

4. Điền chữ đúng (Đ) ; Sai (S) vào các phương án sau.

A. Bài thơ Con cò Được viết năm 1967

B. Tập thơ Hoa ngày thường – Chim báo bão đựơc in năm 1967.

5. Khoanh tròn vào chữ cái đúng trong các phương án sau :

Bài thơ Con cò có mấy đoạn.

A. Ba đoạn

B. Bốn đoạn

C. Hai đoạn

D. Năm đoạn

6. Khoanh tròn vào chữ cái đúng trong các phương án sau :

Bài thơ Con cò được viết theo thể thơ gì ?

A. Lục bát

B. Thất ngôn

C. Tự do

D. Tứ tuyệt

7. Khoanh tròn vào chữ cái đúng trong các phương án sau :

Hình tượng bao chùm trong bài thơ Con cò là gì ?

A. Con cò

B. Con cò trong truyện cổ

C. Con cò trong lời hát ru

8. Điền đúng sai vào các ý sau.

A. Trong đoạn 1, nhà thơ nói về tuổi thơ của con.

B.  Đoạn 2 nói khi con đã trưởng thành

C.  Đoạn 3 nói đến khi đi xa người con luôn nhớ về lời ru của mẹ.

9. Khoanh tròn vào chữ cái đúng trong các phương án sau :

A. Hình tượng cảnh cò trong ca dao dân ca vỗ về trên hồn trẻ thơ.

B. Chất liệu của bài thơ được lấy từ trong ca dao dân ca.

C. Hình tượng của con cò chuyển mơ ước, khát vọng.

D. Lời ru với cánh cò nâng ước vọng tình mẹ với con.

10. Điền tiếp vào chỗ trống :

Trong lời ru của mẹ thấm ……….

Con chưa biết con  ………., ……

Con chưa biết những cành mềm  ……….

Sữa mẹ nhiều, con ngủ chảng ……….

11. Khoanh tròn vào chữ cái đúng trong các phương án sau :

ý nghĩa của câu thơ Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi

A. Cánh cò ấm áp như tình mẹ

B. Cánh cò và con đều bé bỏng, thơ dại

C. Từ cánh cò, ước mơ của con sẽ bay xa.

D. Cả A, B, C.

12.  Khoanh tròn vào chữ cái đúng trong các phương án sau :

Không gian của hình ảnh cánh cò trong đoạn 2.

A. Từ hẹp đến rộng.

B. Từ cò đứng ở quanh nôi đến cánh cò đi học.

C. Từ cánh cò trắng bay lại hoài không nghỉ.

D. Cả A, B, C.

13. Khoanh tròn vào chữ cái đúng trong các phương án sau :

Điệp ngữ ngủ yên trong bài thơ Con cò được nhắc mấy lần ?

A. Ba lần

B. Bốn lần

C. Năm lần

D. Hai lần

14. Khoanh tròn vào chữ cái đúng trong các phương án sau :

Nhịp điệu của bài thơ Con cò có ý nghĩa như thế nào ?

A. Vỗ về, an ủi

B. Vỗ về, tha thiết

C. Ngọt ngào, mãnh liệt

D. Vỗ về, dịu dàng, sâu lắng

15.  Khoanh tròn vào chữ cái đúng trong các phương án sau :

Xác định biện pháp nghệ thuật của 3 câu thơ sau :

Cho cả sắc trời

Đến hát

Quanh nôi.

A. ẩn dụ

B. Hoán dụ

C. So sánh

D. Liệt kê

II. tự luận

Về những khát vọng cuả mẹ qua bài thơ Con cò của Chế Lan Viên.

Đáp án 

I. trắc nghiệm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
A.a A     S A     Đ     A   A   A
B.b   B   Đ       Đ              
C.c           C   Đ              
D.d             D   D     Đ   D  

Câu 3: Điền a –> b

Câu 10:

Thấm hơi xuân

Con cò con vạc

Mẹ hát

Phân vân

II. Tự luận

Bài Con cò của Chế Lan Viên:

Đảm bảo các ý sau :

1. Trình bày những nét chính về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm : Chế lan Viên (1920 – 1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, quê ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị nhưng lớn lên ở Bình Định. Trước cách mạng tháng Tám 1945, ông nổi tiếng trong phong trào Thơ mới qua tập thơ Điêu tàn (1937). Với hơn 50 năm sáng tác, có nhiều tìm tòi sáng tạo ở những tập thơ gây đựoc những tiếng vang trong công chúng, Chế LanViên là  một trong những tên tuổi hàng đầu của  nền thơ Việt Nam thế kỉ XX. Năm 1996, ông được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Bài thơ Con cò được sáng tác năm 1962, in trong tập Hoa ngày thường – Chim báo bão (1967).

2. Kết cấu bài thơ con cò : bài thơ được chia làm 3 đoạn.

a) Đoạn1- Khi con còn nhỏ, lời ru của mẹ có hình tượng cánh cò trong những bài ca dao, dân ca hiện về vỗ về an ủi, nâng cánh ước mơ con.

b) Đoạn 2 – Khi con lớn đến trường đi học, cánh cò hiện về ấp ủ những ước mơ, đốt lên khát vọng để con làm thi sĩ.

c) Đoạn3 – Khi con trưởng thành, tình mẹ vẫn  theo con. Hình tượng cánh cò vẫn chở đầy khát vọng, cho con niềm tin và lẽ sống.

3. Hình tượng cánh cò và lời ru của mẹ trong đoạn thơ 1.

+ Khi con còn nhỏ, lời ru của mẹ ấm áp dịu hiền. Hình ảnh cánh cò hiện về trong chất liệu của văn học dân gian.

Con cò bay lả bay la

Bay từ Cửa Phủ bay ra cánh đồng.

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

+ Hình ảnh con cò chuyển tải những ước mơ, những triết lí về cuộc đời “chết trong hơn sống đục” được nhắc tới như những trải nghiệm từ chính cuộc đời của con người lao động.

+ Trong giấc ngủ của con chứa chan tình thương của mẹ. Nghệ thuật ẩn dụ trong các câu thơ trong lời ru của mẹthấm hơi xuân có sự nồng nàn ấm áp. Con còn nhỏ chưa hiểu hết lời mẹ hát nhưng con sẽ lớn trong tình thương của mẹ.

4. Hình ảnh cánh cò trắng và  ước mơ con làm thi sĩ trong đoạn thơ thứ 2.

+ Hình ảnh cánh cò trắng trong đoạn thơ thứ 2 đựoc nhắc 3 lần : Cho cò trắng đến làm quen, cánh cò trắng bay theo gót đôi chân, cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ. Cánh cò trắng như một biểu tượng về ước mơ thanh cao, trong sáng, là biểu hiện cho những khát vọng của con người Việt Nam.

+ Những hình ảnh ẩn dụ có sức biểu hiện lớn như cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi, cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ .v.v. nói lên hình ảnh cánh cò theo con suốt cả cuộc đời cũng như tình mẹ thiết tha cháy bỏng, nâng đỡ an ủi con suốt cả cuộc đời. ước mơ của mẹ con làm thi sĩ để hiểu sâu sắc hơn về cuộc đời, thấy được ý nghĩa của cuộc sống.

5. Sự hoá thân của cánh cò trong lời ru của mẹ trong đoạn thơ thứ 3.

+ Không gian được mở rộng trong  những điều kiện dù ở gần con, dù phải xa con, lên rừng xuống biển lúc nào cò cũng gần con.

+ Tình mẹ thiết tha rộng lớn vô bờ, mẹ theo con suốt cả cuộc đời Con dù lớn vẫn là con của mẹ, đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.

+ Nhịp điệu đoạn thơ vẫn ngân lên lời ru. Mẹ hát về cánh cò nhưng chính là hát về cuộc đời vỗ cánh qua nôi. Sự vỗ về ngủ đi, ngủ đi cho cả không gian, thời gian và tình mẹ nâng con đi trong bước đường đời.

+ Chú ý nghệ thuật của thơ tự do trong bài thơ. Những câu thơ có số tiếng ngắn dài khác nhau nhưng vẫn có vần và nhịp điệu tạo nên giai điệu như những lời ru vừa thiết tha, êm đềm, vừa sâu lắng đã tạo nên sự ngọt ngào của tình mẹ nâng cánh ước mơ cho con bay tới những chân trời mơ ước.

Bài làm mẫu

Tình mẫu tử thiêng liêng là đề tài quen thuộc của văn chương, nghệ thuật. Nhất là thi ca. Nhà thơ Nguyễn Duy tâm sự : “Ta đi trọn kiếp con người / Cũng chưa đi hết một lời mẹ ru”. Còn Chế Lan Viên với bài thơ Con cò đã góp tiếng thơ độc đáo để ca ngợi tình mẹ, lòng mẹ và lời ru của mẹ.

Xuyên suốt bài thơ là sợi dây tình cảm. Sợi dây đó là tình mẹ bao la, sâu rộng, bất tận và bất tử. Để thể hiện tình yêu đó, Chế Lan Viên đã mượn hình ảnh lời ru và con cò như một sự hoán dụ cho tình mẹ. Cò luôn theo con hay lời ru luôn theo con và cũng chính là tình mẹ, khát vọng của mẹ ở lại cùng con suốt cả cuộc đời.

“Con còn bế trên tay …

… rồi lại ngủ”

Người mẹ đã gửi tất cả tình yêu thương con vào trọng lời ru để vỗ về, nâng niu, chăm sóc giấc ngủ của con. Cử chỉ “bế trên tay”, “sẵn tay nâng” thể hiện sự âu yếm, chăm chút cho con từng li, từng tí. Con lớn lên bằng dòng sữa ngọt ngào của mẹ, bằng cả lời hát ru sâu lắng, thiết tha. Con còn bế trên tay nghĩa là con còn nhỏ, con chưa biết nhận thức về ý nghĩa của lời ru, con chưa biết con cò nh­ thế nào, là biểu tượng cho cái gì, hình ảnh con cò đến với con một cách vô thức.

“Con cò bay la …

… con ngủ chẳng phân vân”

Điệp từ “mẹ hát” ở đầu đoạn thơ và cuối đoạn thơ thể hiện mẹ hát ru con rất nhiều bài, ru con biết bao ngày tháng. Vậy lời hát ru của mẹ là gì ? Vì sao trong lời ru của mẹ lại là hình ảnh con cò ? Chúng ta đã biết, con cò thường xuất hiện trong ca dao, là hình ảnh thân thuộc, gần gũi với con người Việt Nam từ tấm bé. Con cò trong ca dao gợi nỗi buồn thương về những gì lận đận, nghèo khó, trong sạch, cao cả. Mẹ mang theo cả điệu hồn dân tộc vào trong lời ru. Trong lời ru của mẹ có hình ảnh con cò bay lả bay la, gợi nhịp sống thong thả bình yên, có con cò Cửa phủ, con cò Đồng Đăng từ nơi này đến nơi khác trên mảnh đất thân thương này. Đồng thời, gợi thân phận người phụ nữ, người mẹ lận đận, nghèo khó cơ cực, bất hạnh. Cò ơi chớ sợ ! Con là con của mẹ, cò là thân phận bé bỏng, côi cút trong ca dao. Mẹ sãn sàng nâng niu tất cả, tình mẹ nhân từ được mở rộng. Từ tình yêu con đến yêu thương những gì bé nhỏ, đáng thương, đáng được che chở. Trong lời ru của mẹ còn có cả hơi xuân, nghĩa là thấm cả sự sống, hạnh phúc tuổi trẻ thấm cả cuộc đời của mẹ, tất cả mẹ gửi vào lời ru cuộc đời mẹ và tình yêu thương của mẹ. Cứ như thế tình yêu thương bao la, nhân ái của mẹ, của lời ru đã in sâu, vô thức trong tuổi ấu thơ con. “Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn” (Nguyễn Duy), lời ru khởi đầu để ru con vào cuộc sống, nâng đỡ con suốt mỗi chặng đường. Tấm lòng mẹ dạt dào vô hạn. Mẹ luôn khát khao về một cuộc sống bình yên, hạnh phúc sẽ đến với con, mong con khôn lớn nên người.

Tình mẹ, lời ru của mẹ nâng đỡ con khôn lớn, trưởng thành hay hình ảnh con cò đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ trở nên gần gũi và sẽ theo con trên mọi chặng đường đời. Hình ảnh con cò được xây dựng bằng sự liên tưởng phong phú của nhà thơ như được bay ra từ trong ca dao để sống trong tâm hồn con, biểu tượng về lòng mẹ, sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng của mẹ :

Ngủ yên ! ngủ yên ! ngủ yên

Cho cò trắng đến làm quen

Cò đứng ở trong nôi

Rồi cò vào trong tổ

Con ngủ yên thì cò cũng ngủ

Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi

Cánh cò phải chăng là vòng tay mẹ, là tình yêu thương của mẹ, chung hơi ấm, truyền hơi ấm cho con. Là con, là đứa con của mẹ, là con cò côi cút trong ca dao. Tất cả được mẹ chăm sóc chở che. Tuổi ấu thơ trong nôi cò vẫn bên con, đứng quanh nôi rồi vào trong tổ, vỗ về giấc ngủ cho con. Đến tuổi khôn lớn, cắp sách đến trường con theo cò đi học cò vẫn dõi theo nâng đỡ từng bước con đi. Đến tuổi trưởng thành cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ / trước hiên nhà và trong hơi mát câu văn. Tại sao con cò lại làm thi sĩ ? Bởi thi sĩ là người sáng tạo ra cái đẹp, khơi dậy, bồi đắp những tình cảm đẹp của con ngươì và hơn nữa từ lời ru của mẹ, từ cái ngọt ngào sâu lắng của câu ca dao đã đi vào tâm hồn con lúc nào không hay để những cảm xúc dạt dào cứ tuôn chảy mãi trong con. “Con làm thi sĩ”, cánh cò trắng lặn vào trong câu thơ của con dịu ngọt, đằm thắm và mát lành. Mẹ mong tâm hồn con trong sáng, ấm áp, biết làm đẹp cho đời, cho cuộc sống.

Đến với khổ thơ thứ ba, nhịp thơ nh­ dồn dập hẳn lên :

“Dù ở gần con

Dù ở xa con

Lên rừng xuống bể

Cò sẽ tìm con

Cò mãi yêu con

Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đờì, lòng mẹ vẫn theo con”

Đoạn thơ như một lời đúc kết qui luật của tình cảm, cảm xúc của tấm lòng người mẹ. Điệp từ “dù ở”, cùng với từ chỉ không gian gần xa, thành ngữ “lên rừng xuống biển” đã thể hiện cuộc sống lận đận mưu sinh vất vả, chỉ không gian cách trở, cuộc sống của con ng­ời có nhiều đổi thay, nhưng dù thế nào đi chăng nữa “cò sẽ tìm con / cò mãi yêu con” – Cò ở hiện tại và cò ở tư­ơng lai. Mạch thơ chuyển sang hai câu thơ tám chữ, thể hiện một triết lí sâu sắc ; “Con dù lớn… theo con”. Dù con có không lớn, có trưởng thành đi chăng nữa, con vẫn là đứa con bé bỏng của mẹ, vẫn cần mẹ chở che. Yêu thương, che chở con cái dường như bao giờ cũng là bản năng của người mẹ. Trong thâm tâm mẹ, con cái bao giờ cũng còn nhỏ dại, cũng cần che chở, yêu thương. Từ sự  thấu hiểu tấm lòng người mẹ, Chế Lan Viên đã khái quát thành một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc. Trở lại với âm hư­ởng của lời ru, đoạn thơ cuối một lần nữa khẳng định ý nghĩa của lời hát ru. “à ơi… qua nôi”. Tác giả đúc kết hình tượng con cò mang ý nghĩa về mẹ, về cuộc đời con. Dường như trong tất cả tình yêu thương trên thế gian đều được quy tụ trong nôi. Thể thơ tự do, những câu ngắn dài khác nhau, nhiều chỗ lặp lại hoàn toàn gợi âm hưởng lời ru, nhưng giọng điệu chính của bài thơ là suy ngẫm, triết lí. Qua lời ru của mẹ, tất cả tình yêu, ánh sáng, không gian và màu sắc trên thế giới này đều dành cho trẻ thơ.

Tình mẹ con là tình cảm đầy chất thơ. Rất nhiều thi phẩm xúc động về đề tài này. Đóng góp của Chế Lan Viên đã có cách tân. Chúng ta nhận ra dòng chảy của thơ mẹ và con đã khác. Cả bài cứ lướt trên cái nền uyển chuyển của ca dao. Hình tượng con cò nhập vào cách nghĩ, cách nhìn của thời đại, lắng lại những chiêm nghiệm về những gì là bản chất tốt đẹp của cuộc đời. Giữa cuộc sống bộn bề ngày hôm nay, trẻ em không còn được nghe những lời hát ru ngọt ngào nữa,  thay vào đó là những âm thành tất bật của đời thường, khiến mỗi đứa trẻ lớn lên dường như thiếu một thứ gì đó, một thứ tình cảm mà không gì có thể bù đắp được. Vậy thì các bà mẹ phải làm như thế nào để con em họ được sống trong một thế giới bay bổng của một tuổi thơ đẹp bởi “trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”.

Viết bình luận: Đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn đề số 100

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247