Đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn đề số 25

Tham khảo đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn của các trường trên cả nước năm 2012.

I. Văn – Tiếng Việt: 2 điểm.

Câu 1: 0,75 điểm.

Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

- Chỉ ra cụm từ là thành ngữ ở câu ca dao trên.

- Nghĩa của thành ngữ ấy là gì ?

Câu 2: 1,25 điểm.

Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“Người đàn bà ẵm con cong môi lên đỏng đảnh:

- Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa !

Cổ ông lão nghẹn ắng hẵn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão ắng đi, tưởng như đến không thở được”.

Những câu in nghiêng nói lên tâm trạng gì ? Của ai ? Đoạn văn trích trong tác phẩm nào ? Nêu tên tác giả.

II. Làm văn: 8 điểm.

1. Câu 13 điểm.

Dân gian thường nói: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” (tục ngữ), nhưng nhiều khi lại cho rằng: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” (cao dao).

Cho biết ý kiến của em ?

1. Câu 15 điểm.

Phân tích đoạn thơ sau:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

Sóng đã cài then, đên sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

(Trích Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận – Theo sách Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2006)

____________ Hết __________

 

 

               HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN

 

I. Văn – Tiếng Việt: 2 điểm.

Câu 1: 0,75 điểm.

- Cụm từ là thành ngữ: lên thác xuống ghềng :.  . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 0,5 điểm.

- Nghĩa của cụm từ ấy là nhằm chỉ những người trải qua nhiều vất vả và gian truân, hiểm nguy:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 0,5 điểm.

Câu 2: 1,25 điểm.

- Đoạn văn nói lên tâm trạng xót đau uất ức khi nghe tin làng theo giặc:  . . .0,5 điểm.

- Đó là tâm trạng của nhân vật ông Hai: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  0,25 điểm.

- Trích trong tác phẩm Làng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  . . . . . . . . . .0,25 điểm.

- Của tác giả Kim Lân: . . . . . . . . . . .  . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .0,25 điểm.

***

II. làm văn : 8 điểm.

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

1. Yêu cầu chung :

a. Về nội dung: Trong quá trình làm bài, học sinh có thể cảm nhận và trình bày theo cách riêng sáng tạo của bản thân, nhưng phải đạt được những nội dung cơ bản về kiến thức, ở phần yêu cầu cụ thể.

b. Về kỹ năng: Bố cục bài viết rõ ràng, hành văn mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lý luận sắc sảo, ít mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.

2. Yêu cầu cụ thể:

Câu 1: 3 điểm.

ĐÁP ÁN

Khi làm bài, học sinh phải nêu được nghĩa đen, nghĩa bóng và biết cách so sánh theo 3 ý sau:

Ý1: Ở cau tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng, nghĩa đen là nêu lên hiện tượng cụ thể, có thực trong đời sống; nghĩa bóng là chỉ con người ở gần môi trường nào (tốt, xấu, thiện, ác, …) là sẽ bị ảnh hưởng của môi trường ấy.

Ý2: Ngược lại, ở câu ca dao Gần bùn mà chẳng hội tanh mùi bùn, nghĩa đen là chỉ hiện tượng có thật của sen trong các ao đầm; nghĩa bóng là chỉ những người dù ở trong môi trường xấu cũng không bị ảnh hưởng.

Ý3: So sánh: hai câu trên, tất cả đều nói lên sự thật, nhưng câu Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn mang ý nghĩa tích cực hơn, nhằm nói lên bản lĩnh, lập trường vững vàng, dù sống trong bất cứ môi trường nào – nhất là môi trường xấu, cũng không bị tác động, ảnh hưởng cái xấu, cái ác, hơn thế nữa, có thể tác động ngược lại với môi trường, giống như hoa sen kia, dù sống trong (môi trường) bùn, vẫn tỏa hương thơm ngát. Từ đó liên hệ đến bản thân.

BIỂU ĐIỂM

– Điểm 3 :

+ Bài làm đáp ứng được các yêu cầu ở đáp án.

+ Nêu dẫn chứng sát hợp.

+ Ít mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.

– Điểm 2 :

+ Chưa đề cập nghĩa đen mà trực tiếp nói lên nghĩa bóng.

+ Chưa nêu được phần so sánh ở Ý3. Dẫn chứng còn tỏ ra rất lúng túng hoặc chưa biết cách chọn dẫn chứng.

+ Phần liên hệ bản thân còn nói sơ sài hoặc chưa nói đến.

+ Mắc khoảng 4 – 5 lỗi chính tả và lỗi diễn đạt thông thường.

– Điểm 1 :

+ Hiểu vấn đề còn hời hợt, nhưng không lạc đề.

+ Văn viết lủng củng, đôi câu không rõ nghĩa, bố cục không rõ ràng. Chữ viết cẩu thả.

+ Mắc nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt thông thường.

- Điểm 0:

+ Bài làm hoàn toàn lạc đề.

+ Hoặc chỉ mới viết được vài ba câu nhập đề.

Câu 2: 5 điểm.

ĐÁP ÁN

Đề yêu cầu phân tích khổ đầu của bài thơ, khi làm bài, học sinh cần nêu được những ý cơ bản sau:

Ý1: Khung cảnh thiên nhiên:

- Hoàng hôn rực rỡ buông xuống và màn đêm kỳ diệu của biển cả mở ra.

- Với cách so sánh, ẩn dụ nhân hóa làm cho hình ảnh thiên nhiên trở nên sinh động.

Ý2: Đoàn thuyền đánh cá:

- Khi đêm xuống, đoàn thuyền lại ra khơi (báo hiệu thời điểm làm việc vất vả của người dân chài – vì lẻ ra khi về đêm là thời điểm của người lao động chân tay được nghỉ ngơi).

- Nhưng tâm trạng ra đi của người dân chài trở nên hồ hởi, vui vẻ, khỏe khoắn, phấn chấn.

Lưu ý: Trong quá trình phân tích, học sinh phải biết bám vào từ ngữ, hình ảnh để nêu cảm nhận về giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ.

CHO ĐIỂM

– Điểm 5 :

+ Bài làm đáp ứng được các yêu cầu ở đáp án.

+ Cách trình bày, nêu vấn đề tỏ ra sáng tạo, hợp lý.

+ Văn viết có hình ảnh và có cảm xúc.

+ Mắc khoảng vài lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.

– Điểm 3 :

+ Bài làm xác định được yêu cầu đề, hiểu được ý thơ, nhưng cách lập luận, lý giải chưa được thấu đáo, có thể chưa đề cập đến các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ.

+ Văn viết rõ ý.

+ Mắc khoảng 3 – 4 lỗi chính tả và lỗi diễn đạt thông thường.

- Điểm 1:

+ Bài viết nêu cảm nhận còn rất chung chung, nhiều chỗ hiểu ý thơ không chính xác.

+ Hành văn thiếu mạch lạc, nhiều chỗ diễn đạt còn rối, đôi âu tối nghĩa. Chữ viết cẩu thả.

+ Mắc nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt thông thường.

- Điểm 0 :

+ Bài làm hoàn toàn lạc đề.

+ Hoặc chỉ mới viết được vài ba câu nhập đề.

***

Lưu ý: Cho cả câu 2 và câu 3 của bài làm văn.

– Đáp án và biểu điểm đã cân nhắc để đánh giá yêu cầu tuyển sinh, nên giám khảo không được tự ý thay đổi. Nghĩa là giám khảo không được tự ý yêu cầu cao hơn hoặc hạ thấp hơn so với đáp án và biểu điểm.

– Bài làm của học sinh không yêu cầu phải viết dài, chỉ yêu cầu căn cứ vào sự chính xác và đầy đủ những nội dung cơ bản ở đáp án để cho điểm.

– Những bài có nội dung chưa thật đầy đủ theo yêu cầu ở từng mốc điểm, nhưng văn viết trong sáng, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, dùng từ chính xác, chữ viết sạch đẹp, giám khảo cần xem xét kỹ để cho con điểm hợp lý nhất. Những bài viết đủ ý so với từng mốc điểm, nhưng chữ viết cẩu thả, mắc quá nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, giám khảo cần xem xét cho con điểm thấp hơn mốc điểm quy định từ 0,25 đến 0,5 điểm.

– Nếu bài làm chỉ viết một đoạn – tuy có được những nội dung cơ bản trong đáp án, nhưng không có mở bài, không có kết luận, không cho quá 1,5 điểm đối với câu 2 và không quá 2,5 điểm đối với câu 3.

– Nếu bài viết chỉ gạch đầu dòng – tuy có được những nội dung cơ bản, chỉ cho không quá 1 điểm (ở câu 2) và không quá 1,5 điểm (ở câu 3).

– Điểm lẻ của bài Làm văn là 0,25.

– Khi cộng điểm toàn bài, điểm lẻ không làm tròn số.

Ví dụ: 5,25 vẫn giữ nguyên 5,25.

Viết bình luận: Đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn đề số 25

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247