Đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn đề số 64

Tham khảo đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn của các trường trên cả nước năm 2012.

I. trắc nghiệm

Bài tập 1

1. Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau về nhà thơ Huy Cận.

Huy Cận (…………………….), tên đầy đủ là (2)……………………… quê ở làng (3)…………………….. huyện (4)…………………., tỉnh (5)……………………… Trước Cách mạng Tháng Tám, ông nổi tiếng với tập thơ (6)…………………………. Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ (7)…………………………………….. Huy Cận đã được nhận giải thưởng (8)…………………………. về văn học nghệ thuật năm 1996.

2. Bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận sáng tác năm nào ?

A. Năm 1958

B. Năm 1959

C. Năm 1960

3. Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm là gì ?

A. Cảm hứng về thiên nhiên đất nước.

B. Cảm hứng về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới.

C. Cảm hứng về công cuộc đổi mới.

D. Cả A, B đúng.

4. ý kiến nào đúng nhất khi nhận xét về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.

A. Bài thơ là một khúc ca phơi phới, khỏe khoắn, ca ngợi con người trong lao động và thiên nhiên đất nước giàu đẹp.

B. Bài thơ là khung cảnh rộng lớn của thiên nhiên vùng biển lộng lẫy tráng lệ.

C. Bài thơ là một bức tranh đẹp về đoàn thuyền đánh cá và cảnh biển lúc về đêm.

5. Điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống cuối mỗi nhận định sau :

A. Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.

B. Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

C. Trong tiếng Việt từ tượng hình nhiều hơn từ tượng thanh.

6. Cho các dãy từ sau : ào ào, choang choang, lắc lư, lảo đảo, lanh lảnh, sang sảng, rũ rượi. Em hãy xếp các từ trên vào hai cột tương ứng:

A. Từ tượng thanh : ……………………………………………………………………………

B. Từ tượng hình : ……………………………………………………………………………..

7. a) Gạch chân các từ tượng hình trong 2 câu thơ sau :

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

(Bà Huyện Thanh Quan)

b) Những từ tượng hình trong 2 câu thơ trên có tác dụng gì ?

………………………………………………………………………………………………………………

8. Hãy chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật của một số phép tu từ trong các câu sau :

a)               Thà rằng liều một thân con

Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây

(Truyện Kiều)

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

b)               Làn thu thủy  nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Một hai nghiêng nước nghiêng thành,

Sắc đành đòi một tài đành họa hai.

(Truyện Kiều )

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

c)               Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa, chứa niềm tin dai dẳng.

(Bếp lửa)

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài tập 2

Trình bầy hiểu biết của em về bài Đoàn thuyền đánh cá bằng cách thực hiện các yêu cầu sau :

1. Bài thơ có một câu thơ mà có rất nhiều người đã thừa nhận : nhờ câu này mà biển khơi trở nên lung linh, dào dạt, sống động, kỳ ảo hẳn lên. Theo em đó là câu thơ nào ?

………………………………………………………………………………………………………………….

2. Câu thơ  : Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi có thể hiểu là :

A. Nghệ thuật hoán dụ, chỉ muôn triệu mắt cá li ti, phản chiếu ánh rạng đông càng trở nên huy hoàng.

B. Nghệ thuật nhân hóa, chỉ vẻ đẹp của biển trời tổ quốc.

C. Một hình ảnh tưởng tượng, không có thật thường gặp trong thơ Huy Cận.

D. Tả cảnh được mùa cá và cảnh biển tráng lệ lúc rạng đông.

3. Hình ảnh Mặt trời xuống biển là lúc đoàn thuyền ở tư thế :

A. Chuẩn bị xuất phát khỏi bờ.

B. Xuất phát từ đảo xa bờ.

4. Từ lại trong câu Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi có nghĩa là :

A. Lặp lại một hoạt động thông lệ.

B. Như một sự thách thức biển khơi.

C. Một từ bình thường, không đặc sắc.

5. “Con cá …………… cầm đuốc dẫn thơ về“. Đây là câu thơ của Chế Lan Viên còn thiếu một chữ chỉ một loài cá biển. Trong bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận có nói về loài cá này. Em hãy tìm và điền vào chỗ trống.

II. Phần tự luận

1. Không khí lao động khẩn trương, khỏe khoắn và tươi vui trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.

2. Chép lại theo trí nhớ 4 câu thơ đầu và 4 câu thơ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá.

a) Phân tích ý nghĩa của hai hình ảnh thơ Mặt trời xuống biển và Mặt trời đội biển. Bình luận tính chính xác của hai từxuống và đội.

b) Trong hai đoạn thơ này, tác giả diễn tả tâm trạng của ai ? Đó là tâm trạng gì ?

Đáp án

I. trắc nghiệm

Bài tập Câu (ý) Nội dung trả lời
1 1 (1) 1919- 2005                        (5)  Hà Tĩnh

 

(2) Cù Huy Cận                       (6) Lửa thiêng

(3) Ân Phú                                    (7) hiênj đại Việt Nam

(4) Vụ Quang                               (8) Hồ Chí Minh

2 B
3 D
4 A
5 A, B (Đúng) ;     C (Sai)
6 Từ tượng thanh : ào ào, choang choang, lanh lảnh, sang sảng

 

Từ tượng hình : lắc lư, lảo đảo, rũ rượi

7 Gạch chân : lom khom, lác đác

 

Tác dụng : Nhấn mạnh sự hoang vắng của cảnh và người Đèo Ngang

8 a) ẩn dụ

 

- Từ hoa, cánh chỉ Thúy Kiều và cuộc đời nàng

- Từ cây, lá chỉ gia đình Thúy Kiều

Tất cả đều đẹp nhưng mong manh trước bão tố cuộc đời

b) Nói quá

c) Điệp, biểu tượng

2 1 Đêm thở : sao lùa nước Hạ Long
2 A, D
3 B
4 A, B
5 Cá sòng

II. tự luận

1. Không khí lao động khẩn trương, khỏe khoắn và tươi vui trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.

Bài làm

Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận là một “bài thơ cuộc đời“. Bài thơ được sáng tác năm 1958 nhân một chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Hòn Gai, Cẩm Phả. Thông qua một đêm đánh cá của đoàn thuyền lớn trên biển, tác giả ca ngợi kiểu lao động mới mẻ của người lao động tràn đầy lạc quan tin tưởng, làm chủ thiên nhiên, biển cả bao la. Qua bài thơ ta cảm nhận được không khí lao động khẩn trương, hăng say, nhộn nhịp của miền Bắc thời kì xây dựng CNXH.

Bài thơ mở đầu bằng khung cảnh :

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Giới thiệu một ngày sắp kết thúc, sự vật bắt đầu nghỉ ngơi sau hành trình 12 giờ mệt mỏi. Thế nhưng với con người làm nghề đánh cá thì lại khác, dấu hiệu mặt trời xuống biển mở ra một sự bắt đầu với Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi. Đánh cá trên biển là công việc nặng nhọc, đầy nguy hiểm. Vậy mà những người đánh cá “lại” ra khơi với một tinh thần sảng khoái, tràn trề niềm vui, phấn chấn :

Câu hát căng buồm cùng gió khơi

Tiếng hát được nhắc đi nhắc lại nhiều lần như một điệp khúc và nó trở thành âm thanh chủ đạo trong bài thơ :

- Hát rằng : cá bạc biển Đông lặng

– Ta hát bài ca gọi cá vào

Tác giả miêu tả những con cá, những đàn cá gợi nên bức tranh sinh động về biển cả. Hình ảnh đàn cá lóng lánh màu sắc như một bức tranh sơn mài.

Giữa khung cảnh mênh mông, rộng lớn, hình ảnh người lao động xuất hiện với tư thế làm chủ thiên nhiên, biển cả, làm chủ công việc của mình. Hình ảnh thật khỏe khoắn, rắn chắc :

Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng

Bằng cảm hứng lãng mạn, Huy Cận đã tô đậm lên hình ảnh những người lao động mới với tầm vóc ngang tầm vũ trụ và hòa nhập với khung cảnh trời nước bao la :

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

Ra đậu dặm xa dò bụng biển

Dàn đan thế trận lưới vây giăng

Trên cái không gian bát ngát ấy của trăng, gió, trời, biển, hình ảnh con người mới hiện lên với chiều kích của không gian, đó chính là niềm vui hăng say lao động, làm giàu cho Tổ quốc bằng sức lực, trí tuệ của mình.

Công việc nặng nhọc của người lao động đánh cá đã trở thành bài ca đầy niềm vui, nhịp nhàng cùng thiên nhiên :

Ta hát bài ca gọi cá vào

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao

Tiếng hát làm cho họ đỡ mệt nhọc. Còn trăng làm công việc đỡ vất vả hơn, vì ánh trăng in mặt nước, sóng nhịp nhàng xô bóng trăng dưới nước như gõ vào mạn thuyền. Cái hiện thực đã được bút pháp lãng mạn chắp cánh làm đẹp thêm công việc đánh cá của người lao động. Như vậy con người lao động đã chinh phục được tự nhiên. Bài thơ kết thúc với cảnh rạng đông khi đoàn thuyền quay trở về :

Câu hát căng buồm cùng gió khơi

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời

Mặt trời đội biển nhô màu mới

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi

Cuối câu thơ là một hình ảnh tô đậm bức tranh sống động, hấp dẫn về thành quả của người lao động. Sau một đêm làm việc vất vả, mệt nhọc, khẩn trương nay họ đã về bến với hình ảnh mắt cá huy hoàng cá phơi dài muôn dặm.

Đoàn thuyền đánh cá là khung cảnh lao động đầy khí thế của những con người mới, của cuộc sống mới những tháng ngày hăng say xây dựng CNXH. Bài thơ đã nói về lòng yêu nghề, yêu đời, yêu cuộc sống, yêu sự nghiệp xây dựng đất nước của những người lao động. Bút pháp lãng mạn, cảm hứng không gian bất tận, Đoàn thuyền đánh cá là một bài thơ hay của thơ ca hiện đại sau cách mạng Tháng Tám.

2. Chép lại theo trí nhớ bốn câu thơ đầu và bốn câu thơ kết bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)

a) Phân tích ý nghĩa của hình ảnh Mặt trời xuống biển và Mặt trời đội biển. Bình luận tính chính xác của hai từxuống và đội.

b) Theo em ở hai đoạn thơ này, tác giả diễn tả tâm trạng của ai ? Đó là tâm trạng gì ?

Bài làm

Khổ thơ đầu :

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi

Khổ thơ kết      :

Câu hát căng buồm với gió khơi

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời

Mặt trời đội biển nhô màu mới

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi

a) Đoàn thuyền đánh cá là bài thơ nổi tiếng của Huy Cận, lấy cảm hứng từ cuộc sống lao động đánh cá trên biển Hòn Gai vào cuối những năm 50 của thế kỷ XX. Trong bài thơ này tác giả sử dụng rất nhiều hình ảnh đẹp, kì vĩ của thiên nhiên, vũ trụ, đặc biệt là hình ảnh “mặt trời xuống biển” và “mặt trời đội biển” ở khổ thơ đầu và khổ thơ kết. Đây là hai hình ảnh nghệ thuật đặc sắc góp phần làm nên thành công của bài thơ.

Mặt trời xuống biển” và “Mặt trời đội biển” là hai không gian, thời gian gắn liền với hoạt động của đoàn thuyền đánh cá. Đoàn thuyền xuất phát khi biển vào đêm, lúc vũ trụ nghỉ ngơi là lúc con người hoạt động. Đoàn thuyền trở về khi một ngày mới xuất hiện trên biển, con người lao động thật hăng say, nâng lên tầm vóc vũ trụ.

Từ “xuống” rất chính xác, diễn tả cảnh mặt trời lặn, nhưng là xuống biển, tức là đoàn thuyền xuất phát từ đảo xa bờ, không có bóng dáng đất liền, chỉ có bốn bề là biển mênh mông. Còn từ “đội” ở phần kết cũng rất chính xác vì diễn tả cảnh bình minh trên biển, mặt trời như được mọc lên từ biển, xuyên qua biển, tạo nên bình minh rực rỡ. Hai hình ảnh này có ý nghĩa diễn tả đoàn thuyền lênh đênh trên biển, như thách thức biển khơi.

b) Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là tiếng hát lãng mạn, hăng say lao động trên biển. Cái tôi trữ tình của nhà thơ hòa vào cái ta chung để diễn tả tâm trạng của những con người lao động mới xây dựng miền Bắc XHCN. Đó là cái chất hào hùng không còn phải cúi mình trước biển khơi. Bài thơ đem đến một cảm hứng lạc quan, khắc tạc tư thế chiến thắng của con người. Họ ra khơi giữa trời đêm, trở về khi trời sáng. Họ là những con người chinh phục thiên nhiên.

Viết bình luận: Đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn đề số 64

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247