Đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn đề số 69

Tham khảo đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn của các trường trên cả nước năm 2012.

I. trắc nghiệm

1. Trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, tình thương và khát vọng của người mẹ ngày càng phát triển sâu rộng, ngày càng hòa chung vào cuộc sống kháng chiến gian khổ, anh dũng của quê hương, đất nước. Em hãy tìm và sắp xếp những hình ảnh thể hiện tình thương và khát vọng của người mẹ vào bảng sau :

Tình thương của người mẹ Khát vọng của người mẹ
…………………………………………………………

 

…………………………………………………………

…………………………………………………………

…………………………………………………………

…………………………………………………………

……………………………………………………..

 

……………………………………………………..

……………………………………………………..

……………………………………………………..

……………………………………………………..

2. Tìm khổ thơ diễn tả cụ thể và xúc động nhất công việc lao động vất vả của người mẹ ở chiến khu.

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

3. Các câu thơ sau nói lên điều gì ở người mẹ.

- Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần

- Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều

- Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ

A. Người mẹ có nhiều giấc mơ đẹp về tương lai

B. Người mẹ muốn gửi trọn niềm mong mỏi vào giấc mơ của con với hi vọng nếu đời mẹ chưa thực hiện được thì mai sau khôn lớn con sẽ là người tiếp tục thực hiện ước mơ đó.

C. Người mẹ rất yêu nước, yêu đồng bào.

D. Người mẹ rất yêu lao động và công việc kháng chiến.

4. a) Câu thơ cuối của mỗi khúc hát ru là gì ?

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

b) ý nghĩa của các câu thơ cuối là gì ? Đánh dấu X vào ô vuông ở cuối câu đúng

A. Nói lên nỗi mong ước của người mẹ với đứa con.

B. Niềm tin tưởng của người mẹ vào đứa con.

C. Niềm tự hào của người mẹ về đứa con.

D. Nói lên mơ ước cuộc sống sẽ trở nên no đủ.

5. Hình ảnh nào trong một câu thơ  khiến tác giả Vũ Nho viết : “Đến đây ta mới hiểu tại sao Nguyễn khoa Điềm đặt tên cho khúc hát ru là Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”

A. Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng

B. Mai sau khôn lớn làm người tự do

C. Lưng đưa nôi và tim hát thành lời

D. Ngủ ngoan A Kay ơi, ngủ ngoan A Kay hỡi

6. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng

a) Nghệ thuật nổi bật trong câu trên ?

A. ẩn dụ

B. Hoán dụ

C. So sánh

D. Nhân hóa

b) Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó :

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

II. tự luận

1.

Viết về những kỉ niệm sâu sắc với một người bà kính yêu trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận

2. Từ hai câu thơ :

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng

Hãy viết một bài văn với nhan đề : Mặt trời của mẹ

 

Đáp án 

I. Trắc nghiệm

Câu Nội dung trả lời
1 Tình thương của người mẹ : thương con, thương bộ đội, thương làng đói, thương đất nước

 

Khát vọng của người mẹ : mơ con ngủ cho ngoan, mơ hạt gạo trắng ngần, mơ hạt bắp lên đều, mơ nước nhà thống nhất

2 Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội

 

Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng

Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi

Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối

3 B
4 a) – Mai sau con lớn vung chày lún sân

 

- Mai sau con lớn phát mười Ka- lưi

- Mai sau con lớn làm người tự do

b) Đánh dấu x vào A, B, C

5 C
6 a) Chọn A

 

b) Mặt trời soi sáng cho muôn loài để vạn vật sinh sống. Cũng như con là nguồn hạnh phúc ấm áp và thiêng liêng của đời mẹ

II. Tự luận

1. Viết về những kỉ niệm sâu sắc với một người bà kính yêu trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận.

Bài làm

Bố mẹ tôi đều làm ruộng nên ngày ấy nhà tôi nghèo lắm. Bấy giờ, bà nội tôi tuy tuổi đã cao, những vẫn còn khoẻ mạnh nên bà thường đỡ đần bố mẹ tôi công việc nội trợ, bếp núc. Bà tôi bảo : “Đối với con người, hạt gạo là quí giá nhất !”. Mỗi lần đong gạo từ thùng ra cái rá, bà tôi thường làm rất thong thả, cẩn thận : không bao giờ để vương vãi hạt nào ra ngoài. Một lần bà tôi bị mệt nên tôi phải lo chuyện cơm nước. Khi tôi bê cái rá gạo ra cửa, chẳng may trượt chân, nhưng vẫn gượng gạo đi, chỉ có vài ba hạt gạo văng ra ngoài. Tôi thản nhiên đi xuống bếp nấu cơm. Xong việc, tôi định bụng khoe với bà về cái sự giỏi giang của mình thì … Tôi bỗng đứng sững… Bà tôi đang chống gậy dò đi từng bước để nhặt các hạt gạo vương vãi trên nền nhà… Tôi vội chạy lại đỡ bà, nói : “Bà ơi có mấy hạt gạo bõ bèn gì mà bà phải khổ sở thế ?”. Bà tôi thều thào : “Cháu ơi… thóc gạo là Đức Phật đấy… Không có nó thì cũng chẳng có ai hương khói nơi cửa Phật đâu…”. Lúc ấy, tôi chưa hiểu câu nói của bà lắm, nhưng bây giờ tôi đã hiểu… Suốt một đời tần tảo lam lũ, bà tôi không có gì cả đâu, ngoài những hạt thóc do chính bà làm ra bằng một nắng hai sương và cũng chính do bà xay, giã, giần, sàng ?

2.  Từ hai câu thơ :

“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”

Hãy viết đoạn văn : Mặt trời của mẹ

Bài làm

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ được Nguyễn Khoa Điềm sáng tác năm 1971, là một tượng đài bằng thơ khắc hoạ hình ảnh người mẹ Việt Nam anh hùng trong chống Mĩ cứu nước. Tình yêu nước thiết tha, tình mẹ con ruột thịt sâu nặng là sức hấp dẫn của những vần thơ và một trong những câu thơ như thế đã làm rung động hàng triệu trái tim bạn đọc :

“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”.

Điều lí thú ở đây là cách tư duy rất cụ thể của bà mẹ Tà Ôi. Trong suy nghĩ của mẹ, mặt trời là của bắp và con là mặt trời của mẹ. Những cây bắp đang lớn lên từng ngày trên nương rộng lớn kia là nhờ công sức của mẹ, nhờ có nguồn sáng, hơi ấm vô tận nhận được hàng ngày từ mặt trời tự nhiên. Còn em Cu Tai, đứa con bé bỏng, nhưng lại là nguồn sáng, nguồn năng lượng to lớn không thể thiếu được của đời mẹ. Nhờ có đứa con ngủ yên trên lưng này, mà với sức vóc dù nhỏ yếu, mẹ vẫn lao động hăng say, vẫn giã gạo, để nuôi bộ đội. Ta hiểu những hạt gạo nuôi quân trắng trong nhờ nhịp chày của mẹ đã góp phần không nhỏ cho những chiến công của các chiến sĩ ngoài mặt trận. Rồi cũng nhờ có em Cu Tai ngủ ngoan không rời lưng mẹ, mà dù lưng núi thì to, lưng mẹ thì nhỏ, mẹ vẫn kiên trì gieo tỉa để những hạt bắp mọc xanh núi Ka Lưi

Phép tu từ so sánh và tu từ ẩn dụ khiến cho hình ảnh thơ hiện lên thật giản dị mà cũng thật giàu ý nghĩa. Trên cái nền xanh của cây bắp mênh mông lưng núi ngút ngàn, lồng lộng một người mẹ lưng địu con đang lao động say sưa. Trên cao là mặt trời toả sáng, trên lưng mẹ là gương mặt đứa con cũng đang ngời sáng trong giấc ngủ say sưa.

Hình ảnh mặt trời của mẹ sẽ mãi đi vào thơ ca như biểu tượng nghệ thuật về tình mẫu tử, về người mẹ – chiến sĩ trong những tháng năm chống Mĩ cứu nước.

Viết bình luận: Đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn đề số 69

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247