Đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn đề số 71

Tham khảo đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn của các trường trên cả nước năm 2012.

I. trắc nghiệm

1. Khổ thơ nào trong bài ánh trăng thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm ?

- Khổ thơ ……………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………..

- ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng trong khổ thơ trên ?

………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………….

2. Điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống cuối mỗi nhận định sau về chủ đề và ý nghĩa của bài thơ ánh trăng.

A. Từ một câu chuyện riêng, bài thơ cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.

B. ánh trăng không chỉ là chuyện của riêng nhà thơ, chuyện của một người mà có ý nghĩa với cả một thế hệ.

C. Bài thơ còn có ý nghĩa với nhiều người, nhiều thời bởi nó đặt ra vấn đề thái độ đối với quá khứ, với những người đã khuất và cả đối với chính mình.

D. ánh trăng là bài thơ miêu tả vẻ đẹp của trăng rằm.

E. Bài thơ nằm trong mạch cảm xúc “Uống nước nhớ nguồn” gợi lên đạo lí sống thủy chung đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

3. Khoanh tròn vào ý đúng về kết cấu, giọng điệu của bài thơ ánh trăng

A. Bài thơ như một câu chuyện riêng, có sự kết hợp hài hòa, tự nhiên giữa tự sự và trữ tình.

B. Giọng điệu tâm tình bằng thể thơ năm chữ.

C. Nhịp thơ khi thì trôi chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể, khi thì ngân nga thiết tha cảm xúc, khi lại trầm lắng biểu hiện suy tư.

D. Kết cấu, giọng điệu của bài thơ có tác dụng làm nổi bật chủ đề, tạo nên tính chân thực, chân thành, sức truyền cảm sâu sắc cho tác phẩm, gây ấn tượng mạnh mẽ ở người đọc.

E. Lời thơ trau chuốt, mượt mà, giọng điệu đằm thắm.

4. Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi :

Chồng vừa ngồi xem bóng đá vừa nói :

– Đội này chỉ có một chân sút, thành ra mấy lần bỏ lỡ cơ hội ghi bàn

Vợ nghe thấy thế liền than thở :

– Rõ khổ ! Có một chân thì còn chơi bóng làm gì cơ chứ !

a) Từ chân trong câu nói của anh chồng được hiểu theo nghĩa nào ?

A. Nghĩa gốc

B. Nghĩa chuyển

b) Từ chân trong câu nói của chị vợ được hiểu theo nghĩa nào ?

A. Nghĩa chuyển

B. Nghĩa gốc

c) Từ đó hãy nhận xét cách hiểu nghĩa từ ngữ của người vợ

………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………….

II. tự luận

1. Phân tích bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy để cảm nhận được bài học sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm

2. Viết lời bình cho đoạn thơ sau :

Ngửa mặt lên nhìn mặt

………………………………..

Đủ cho ta giật mình

(ánh trăng, Nguyễn Duy)

 

Đáp án 

I. Trắc nghiệm

Câu Nội dung trả lời
1 - Trăng cứ tròn vành vạnh/ Kể chi người vô tình/ ánh trăng im phăng phắc/ Đủ cho ta giật mình

 

- ý nghĩa : Con người có thể vô tình lãng quên quá khứ nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn luôn tràn đầy bất diệt

2 A, B, C, E (Đúng) ;     D (Sai)
3 A, B, C, D
4 a) B   ;            b)  B

 

c)  Người vợ đã không hiểu nghĩa câu nói của chồng là chỉ có một chân sút có nghĩa cả một đội bóng chỉ có một người giỏi ghi bàn nhất.

Còn chị vợ lại hiểu chân có nghĩa là một bộ phận của cơ thể của con người để đi, đứng, đá…

II. Tự luận

1. Phân tích bài thơ “ánh trăng” của Nguyễn Duy để cảm nhận được bài học sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm.

Bài làm

Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Nguyễn Duy nổi tiếng với các  bài thơ như : “Tre Việt Nam”, “Hơi ấm ổ rơm”, … Hiện nay, Nguyễn Duy vẫn tiếp tục sáng tác, ông viết đều những bài thơ tài hoa, đậm chất suy tư.

“ánh trăng” (1978) là một trong những bài thơ của Nguyễn Duy được nhiều người ưa thích bởi tình cảm chân thành, sâu sắc, tứ thơ bất ngờ, mới lạ :

Hai khổ thơ đầu, tác giả nhắc đến những kỉ niệm đẹp :

“Hồi nhỏ sống với đồng.

Với sông rồi với bể

Hồi chiến tranh ở rừng

Vầng trăng thành tri kỉ”.

Trăng gắn bó với tác giả ngay từ thời thơ ấu. Trăng gắn với đồng ruộng, dòng sông, biển cả. Dù ở đâu, đi đâu trăng cũng gắn bó với người. Nhưng phải đến khi ở rừng nghĩa là lúc tác giả sống trên tuyến đường Trường Sơn xa gia đình, quê hương vầng trăng mới trở thành “tri kỉ”. Trăng với tác giả là đôi bạn không thể thiếu nhau. Trăng chia ngọt, sẻ bùi, trăng đồng cam cộng khổ.

Tác giả khái quát vẻ đẹp của trăng, khẳng định tình yêu thương quí trọng của mình với trăng :

“Trần trụi với thiên nhiên

Hồn nhiên như cây cỏ

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa”.

Trăng có vẻ đẹp vô cùng bình dị, một vẻ đẹp không cần trang sức, đẹp một cách vô tư, hồn nhiên. Trăng tượng trưng  cho vẻ đẹp hồn nhiên nên trăng hoà vào thiên nhiên, hoà vào cây cỏ. “Vầng trăng tình nghĩa”, bởi trăng từng chia ngọt, sẻ bùi, đồng cam cộng khổ, bởi trăng là người bạn, tri âm, tri kỉ.

ấy mà có những lúc tác giả tự thú nhận là mình đã lãng quên cái “vầng trăng tình nghĩa” ấy :

“Từ hồi về thành phố

Quen ánh điện, cửa gương

Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường”.

Trước đây, tác giả sống với sông, với bể, với rừng bây giờ môi trường đã thay đổi. Từ hồi về thành phố đời sống cũng thay đổi theo :“quen ánh điện, cửa gương”. “ánh điện”, “cửa gương” tượng trưng cho cuộc sống sung túc, đầy đủ sang trọng … dần dần “cái vầng trăng tình nghĩa” ngày nào bị lãng quên. “Vầng trăng” ở đây tượng trưng cho những tháng năm gian khổ, đó là tình bạn, tình đồng chí được hình thành từ những tháng năm ấy. Trăng bây giờ thành “người dưng”… Con người ta thường hay đổi thay như vậy. Bởi thế đời vẫn thường nhắc nhau : “ngọt bùi nhớ lúc đắng cay”. ở thành phố vì quen với “ánh điện, cửa gương” quen với cuộc sống đầy đủ tiện nghi nên người đã không thèm để ý đến “Vầng trăng” – con người, mảnh đất từng là tri kỉ một thời.

Phải đến lúc toàn thành phố mất điện :

“Phòng buyn đinh tối om

Vội bật tung cửa sổ

Đột ngột vầng trăng tròn”

Vầng trăng” xuất hiện thật bất ngờ, khoảnh khắc ấy, phút giây ấy… người lính năm xưa mới bàng hoàng trước vẻ đẹp kì diệu của vầng trăng. Bao nhiêu kỉ niệm xưa bỗng ùa về làm “Con người này” cứ “rưng rưng” nước mắt.

“Ngửa mặt lên nhìn mặt

Có cái gì rưng rưng…”

“… ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình…”.

Trăng vẫn thủy chung mặc cho ai thay đổi, vô tình với trăng. Trăng bao dung và độ lượng biết bao ! Tấm lòng bao dung độ lượng ấy “đủ cho ta giật mình” mặc dù trăng không một lời trách cứ. Trăng tượng trưng cho vẻ đẹp bền vững, phẩm chất cao quí của nhân dân, trăng tượng trưng cho vẻ đẹp bền vững của tình bạn, tình đồng đội trong những tháng năm “không thể nào quên”. Tượng trưng cho “mảnh đất nuôi ta thành dũng sĩ

ánh trăng” của Nguyễn Duy đã gây được nhiều xúc động đối với độc giả bởi cách diễn đạt bình dị như lời tâm sự, lời tự thú, lời tự nhắc chân thành. Giọng thơ trầm tĩnh sâu lắng. Tứ thơ bất ngờ mới lạ ,“ánh trăng” còn mang ý nghĩa triết lí về sự thuỷ chung khiến cho người đọc phải “giật mình” suy nghĩ, nhìn lại chính mình để sống đẹp hơn, nghĩa tình hơn.

2. Viết lời bình cho đoạn thơ sau :

Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình

(ánh trăng, Nguyễn duy)

Bài làm

Hàng ngàn năm nay, vầng trăng đã hiện diện trong thơ. Trăng như một biểu tượng thơ mộng gắn với tâm hồn thi sĩ. Nhưng có một nhà thơ cũng viết về trăng, không chỉ tìm thấy ở đấy cái thơ mộng, mà còn gửi gắm những nỗi niềm tâm sự mang tính hàm nghĩa độc đáo. Đó là trường hợp bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy viết năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Khác với những bài thơ thời chiến tranh mà con người chỉ có một lí tưởng là chiến đấu và sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc, con người không có điều kiện để sống cho những gì thuộc về riêng tư, hay chuyện đời thường. Đọc bài thơ này ta nhận ra cái điều mới lạ ấy. Bước từ  chiến tranh sang thời bình, con người bắt đầu có những toan tính, những ham muốn được hưởng thụ. Nguyễn Duy mượn vầng trăng và người lính nói về một sự thay đổi trong lòng người.

Vầng trăng trong thời tuổi thơ và chiến tranh gắn bó đẹp là vậy thế mà do hoàn cảnh con người đã lãng quên để rồi từ trong sâu thẳm tâm hồn, con người phải day dứt. Hai khổ kết bài thơ này mang hàm nghĩa độc đáo đó :

Trăng cứ tròn vành vạnh

……………………………….

Đủ cho ta giật mình

Vầng trăng vẫn đẹp và tròn đầy như biểu tượng bao dung, nghĩa tình của nhân dân không đòi hỏi được đền đáp. Nhưng trăng cũng “im phăng phắc” với ánh mắt nghiêm nghị, thái độ nghiêm khắc. Khiến tình cảm người lính trong giây lát đã lãng quên quá khứ, trong sa ngã đời sống đã tự vấn lương tâm mình, tự sám hối với lòng mình. Cáirưng rưng muốn bật khóc và cái giật mình tỉnh ngộ là tấm lòng chân thực của người lính vốn cao đẹp không thể khác.

Với ý nghĩa này, ánh trăng mang tính chất triết lí sâu sắc, có tác dụng cảnh tỉnh những ai dễ lãng quên quá khứ tốt đẹp. Cần biết sống thủy chung, nghĩa tình.

Sau chiến tranh “Thời tôi sống biết bao câu hỏi lớn/ Câu trả lời thật không dễ dàng chi”ánh trăng của Nguyễn Duy giúp mỗi người tìm được câu trả lời thấm thía trong cái “giật mình”, “rưng rưng” ấy.

Viết bình luận: Đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn đề số 71

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247