Đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn đề số 83

Tham khảo đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn của các trường trên cả nước năm 2012.

I. Trắc nghiệm

Bài tập 1

Khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng ghi các ý đúng :

1. Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ được viết vào thời kì :

A. Nhà Hậu Lê.

B. Cuối nhà Lê, đầu nhà Nguyễn.

C. Đầu đời Nguyễn.

D. Nhà Mạc.

2. Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ :

A. Kể về chuyện trong mưa nhàn rỗi viết văn.

B. Là tác phẩm chẳng những có giá trị văn chương đặc sắc mà còn cung cấp những tài liệu quí về sử học, địa lí, xã hội học…

C. Kể về cuộc đời của những người dân Hải Dương, quê ông.

3. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh của Phạm Đình Hổ :

A. Phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và bọn quan lại từ trung ương đến địa phương lúc bấy giờ.

B. Phản ánh tình hình đất nước ta dưới thời chúa Trịnh Sâm.

C. Phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê Trịnh.

D. Cả ba ý trên.

4. Đoạn văn sau trong Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh:

Buổi ấy, bao nhiêu những loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian, Chúa đều sức thu lấy, không thiếu một thứ gì. Có khi lấy cả cây đa to, cành lá rườm rà, từ bên bắc chở qua sông đem về. Nó giống như một cây cổ thụ mọc trên đầu non hốc đá, rễ dài đến vài trượng, phải một cơ binh mới khiêng nổi, lạo bốn người đi kèm, đều cầm gươm, đánh thanh la độc thúc quân lính khiêng đi cho đều tay.

Có nội dung :

A. Ca ngợi công lao của chúa Trịnh trong việc tạo nên cảnh đẹp cho đất nước.

B. Ca ngợi những kì tích của chúa Trịnh.

C. Tố cáo những hành động ăn cướp trắng trợn của Chúa Trịnh.

5. Nghệ thuật miêu tả của Phạm Đình Hổ ở Chuyện cũ trong Phủ chúa Trịnh là :

A. Sử dụng phép liệt kê và miêu tả tỉ mỉ một số sự kiện tiêu biểu.

B. Đưa ra các sự việc cụ thể, khách quan, không xen lời bình, để sự việc tự nói lên ý nghĩa của chúng.

C. Đưa ra các sự việc, sự kiện, qua đó thể hiện thái độ một cách trực tiếp.

D. Gồm A và B.

6. Đoạn văn sau đây trong Chuyện cũ trong Phủ Chúa Trịnh của Phạm Đình Hổ có nội dung gì ?

Bọn hoạn quan cung giám lại thường nhờ gió bẻ măng, ra ngoài doạ dẫm. Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim tốt khướu hay, thì biên ngay hai chữ “phụng thủ” vào. Đêm đến, các cậu trèo qua tường thành lẻn ra, sai tay chân đem lính đến lấy phăng đi, rồi buộc cho tội đem giấu vật cung phụng để doạ lấy tiền.

A. Sự tận tuỵ của quan lại đối với triều đình phong kiến thời Lê Trịnh.

B. Sự trung thành của quan lại đối với nhà Chúa.

C. Thượng bất chính, hạ tắc loạn. Bọn hoạn quan lợi dụng cơ hội để kiếm chác.

D. Cả ba ý trên.

7. Từ  nào sau đây có yếu tố đường với nghĩa là nhà :

A. thánh đường                B. học đường                 C. đường sá

D. đường mật                   E. đường bộ                   G. nhà tiền đường

8. Từ  nào sau đây có yếu tố giả với nghĩa là người :

A. tác giả                        B. giả tạo                     C. soạn giả

D. học giả                       E. giả dối                     G. giả vờ

9. Đoạn văn sau đây :

Buổi ấy, bao nhiêu những loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian, Chúa đều sức thu lấy, không thiếu một thứ gì. Có khi lấy cả cây đa to, cành lá rườm rà, từ bên bắc chở qua sông đem về.

Sử dụng biện pháp nghệ thuật nào là chủ yếu ?

  1. Miêu tả.
  2. Liệt kê.
  3. So sánh.

10. Hoàng Lê nhất thống chí là :

A. Một tác phẩm lịch sử.

B. Một cuốn truyện truyền kì.

C. Một cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi.

11. Tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí là :

A. Ngô Thì Chí.

B. Ngô Thì Du.

C. Nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, ở làng Tả Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây.

12. Đoạn văn sau trích trong Hoàng Lê nhất thống chí :

Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng ?

Cho biết vua Quang Trung là một người :

A. Chủ quan khinh địch do ỷ vào sức mạnh của quân ta.

B. Có ý chí quyết thắng và có tầm nhìn xa trông rộng.

C. Cả A và B.

13. Lời dụ của Quang Trung (hồi thứ 14 – Hoàng Lê nhất thống chí) thể hiện nội dung gì ?

Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa ? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Bắc, phương Nam chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc, không phải nòi giống nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. ở các thời ấy, Bắc, Nam riêng phận, bờ cõi lặng yên, các vua truyền ngôi lâu đời. Từ đời nhà Đinh tới đây, dân ta không đến nỗi khổ như hồi nội thuộc xưa kia. Mọi việc lợi, hại, được, mất ấy đều là chuyện cũ rành rành của các triều đại trước. Nay người  Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn. Chớ có quen thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước !

A. Nhắc lại truyền thống của chống ngoại xâm của dân tộc ta, kêu gọi quân lính đồng tâm hiệp lực đánh giặc đồng thời ra kỉ luật nghiêm cho quân sĩ.

B. Khẳng định chủ quyền dân tộc của ta và lên án hành động xâm lăng phi nghĩa, trái đạo trời của giặc, nêu bật dã tâm của chúng, nhắc lại truyền thống của chống ngoại xâm của dân tộc ta từ xưa, kêu gọi quân lính đồng tâm hiệp lực đánh giặc.

C. Khẳng định chủ quyền dân tộc của ta và lên án hành động xâm lăng phi nghĩa, trái đạo trời của giặc, nêu bật dã tâm của chúng.

14. Vua Quang Trung nêu những tấm gương các anh hùng chống xâm lược phương Bắc trong quá khứ  của dân tộc ta (trong đoạn văn ở câu 13) nhằm :

A. Thể hiện niềm khát khao được ghi tên mình vào danh sách các anh hùng dân tộc.

B. Khơi gợi niềm tự hào dân tộc và thể hiện ý chí quyết tâm không thua kém người xưa.

C. Nêu cao truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

D. Tất cả các ý trên.

15. Đoạn văn sau :

Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao, rồi nhằm hướng bắc mà chạy. Quân sĩ các doanh nghe tinđều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều. Lát sau cầu lại bị đứt, quân lính đều rơi xuống nước, đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chạy được nữa.

A. Kể về sự thất bại thảm hại của binh tướng nhà Thanh.

B. Kể về sự tấn công nhanh như chớp của quân ta.

C. Kể về sự hèn nhát của Tôn Sĩ Nghị.

Bài tập 2

Cho các từ  nhũng nhiễu, hào hùng, xa hoa, thảm bại. Hãy điền vào chỗ trống ở các câu sau đây sao cho thích hợp :

1. Qua Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh, thấy được cuộc sống . . . . . . . . .  của vua chúa, sự . . . . . . . . . . . ..  của quan lại thời Lê trịnh và giá trị nghệ thuật của một bài tuỳ bút cổ.

2. Qua đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chícảm nhận được vẻ đẹp . . . . . . . . . . . . . . . . của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự . . . . . . . . . . .  . . . . của bọn xâm lược và số phận bi thảm của lũ vua quan phản nước hại dân ; hiểu được giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động.

Bài tập 3

Nối ô A, C vào các dòng ở ô B sao cho thích hợp.

Hiện thực cuộc sống được phản ánh thông qua số phận con người cụ thể.
Ghi chép về những con người, những sự việc cụ thể, có thực, qua đó tác giả bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, đánh giá của mình về con người và cuộc sống.
Thường có cốt truyện và nhân vật.
Sự ghi chép ở đây là tuỳ theo cảm hứng chủ quan, có thể tản mạn, không cần gò bó theo hệ thống, kết cấu gì cả nhưng vẫn tuân theo một tư tưởng, cảm xúc chủ đạo.

 

 

 

 

 

 

II. Tự luận

Phân tích đoạn trích ở hồi 14 trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí để làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng vua Quang Trung.

Đáp án Đề số 29

I. Trắc nghiệm

Bài tập 1

Khoanh tròn vào các chữ  sau :

Câu 1 : C. Câu 2 :   B. Câu 3 : C. Câu 4 : C.
Câu 5 : D. Câu 6 :   C. Câu 7 : A, B, G. Câu 8 : A, C, D.
Câu 9 : B. Câu 10 : C. Câu 11: C. Câu 12 : B.
Câu 13 : B. Câu 14 : C. Câu 15 : A.  

 

Bài tập 2

Điền các từ vào chỗ trống theo thứ  tự  sau :

  1. 1. xa hoa, nhũng nhiễu.
  2. 2. hào hùng, thảm bại.

Bài tập 3

Ô A nối với dòng 1, dòng 3 ở ô B ; ô C nối với dòng 2, dòng 4 ở ô B.

II. Tự luận

Đây là đề nghị luận về một đoạn trích trong tác phẩm truyện, chủ yếu bàn bạc về vẻ đẹp của nhân vật chính  là hình tượng vua Quang Trung.

Ngoài yêu cầu chung của kiểu văn bản nghị luận về tác phẩm truyện (hay đoạn trích), về nội dung, cần phân tích để làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng vua Quang Trung với các sau : con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán ; có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén ; có ý chí quyết thắng, tầm nhìn xa trông rộng ; có tài dụng binh như thần; lẫm liệt trong chiến trận ; là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại.

Viết bình luận: Đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn đề số 83

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247