Đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn đề số 84

Tham khảo đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn của các trường trên cả nước năm 2012.

I. trắc nghiệm

Bài tập 1

Khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng ghi các ý đúng :

1. Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn :

A. Đầu thế kỉ XVII – cuối thế kỉ XVIII.

B. Cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX.

C. Thế kỉ XIX.

2. Nguyễn Du đã từng làm quan cho  :

A. Triều Tây Sơn.

B. Triều Nguyễn.

C. Cả A và B.

3. Các yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng tới sự nghiệp văn học của Nguyễn Du ?

A. Thời đại và gia đình.

B. Sự hiểu biết sâu rộng và vốn sống phong phú của Nguyễn Du.

C. Trái tim giàu yêu thương của ông.

D. Gồm cả A, B, C.

4. Nguyễn Du sáng tác văn học bằng :

A. Chữ Hán và chữ Nôm.

B. Chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.

C. Chữ Hán và chữ Quốc ngữ.

D. Chữ Quốc ngữ và chữ Pháp.

5. Các sáng tác nào sau đây của Nguyễn Du được viết bằng chữ Nôm :

A. Truyện Kiều, Thanh Hiên thi tập.

B. Văn chiêu hồn, Nam trung tạp ngâm.

C. Truyện Kiều, Văn chiêu hồn.

D. Gồm cả A, B, C.

6. Truyện Kiều được viết theo thể thơ :

A. Song thất lục bát.

B. Thất ngôn.

C. Lục bát.

7. Giá trị hiện thực của Truyện Kiều là :

A. Phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận những con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ ; đồng thời bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc trước những khổ đau của con người.

B. Phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận những con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ.

C. Phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận những con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ ; trân trọng, đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến những ước mơ, khát vọng chân chính.

D. Gồm cả ba ý trên.

8. Truyện Kiều mang những giá trị nhân đạo cơ bản nhất là :

A. Niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người.

B. Sự lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo.

C. Sự trân trọng, đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến những ước mơ, khát vọng chân chính.

D. Gồm cả ba ý trên.

9. Giá trị nổi bật về mặt nghệ thuật của Truyện Kiều là :

A. Với Truyện Kiều, ngôn ngữ văn học của dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ.

B. Với Truyện Kiều, nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc hoạ tính cách và miêu tả tâm lí con người.

C. Cả A và B.

10. Đoạn thơ sau trong Truyện Kiều của Nguyễn Du :

Đầu lòng hai ả tố nga,

Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân

Mai cốt cách tuyết tinh thần,

Mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười.

  1. Giới thiệu khái quát hai nhân vật Thuý Kiều và Thuý Vân.
  2. Miêu tả vẻ đẹp của hai chị em Thuý Kiều.
  3. Kể về cuộc đời của Kiều và Vân.

11. Câu thơ Làn thu thuỷ nét xuân sơn miêu tả :

  1. Vẻ đẹp nét mặt của Thuý Kiều.
  2. Vẻ đẹp đôi mắt, đôi lông mày của Thuý Kiều.
  3. Cả A và B.

12. Nhận định nào sau đây đúng khi đề cập đến việc miêu tả hai chị em Thuý Kiều của Nguyễn Du ?

A. Khi tả Thuý Vân, tác giả chủ yếu gợi tả nhan sắc mà không thể hiện cái tài, cái tình của nàng. Thế nhưng, khi tả Thuý Kiều, nhà thơ tả sắc một phần còn dành đến hai phần để tả tài năng.

B. Khi tả Thuý Vân, tác giả tả nhan sắc và cái tài, cái tình của nàng.   Thuý Kiều cũng được tả như thế nhưng sắc và tài, cái tình của nàng được tô đậm nét hơn, dụng công hơn.

C. Khi tả Thuý Vân, tác giả chủ yếu gợi tả nhan sắc mà không thể hiện cái tài, cái tình của nàng. Thế nhưng, khi tả Thuý Kiều, nhà thơ tả sắc hết sức sơ lược và chỉ chú trọng tả cái tài năng hơn người của nàng.

13. Nhận định nào sau đây đúng ?

A. Chân dung Thuý Kiều là chân dung không mang tính cách, số phận. Chân dung Thuý Vân là chân dung mang tính cách, số phận.

B. Chân dung  Thuý Kiều và Thuý Vân là chân dung mang tính cách, số phận.

C. Chân dung Thuý Kiều là chân dung  mang tính cách, số phận, còn chân dung Thuý Vân không mang tính cách, số phận.

14. Cách miêu tả Thuý Kiều của Nguyễn Du trong hai câu thơ sau :                                             Làn thu thuỷ nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.

AMang tính cụ thể.

B. Mang tính ước lệ.

C. Vừa mang tính cụ thể vừa mang tính ước lệ.

15. Đoạn thơ sau :

Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm.

Cung thương làu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

Khúc nhà tay lựa nên chương,

Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.

Ca ngợi vẻ đẹp nào của Kiều ?

A. Vẻ đẹp nhân phẩm.

B. Vẻ đẹp hình thức.

C. Vẻ đẹp tài năng.

D. Cả ba nội dung trên.

16. Chân dung Thuý Vân được miêu tả trước Thuý Kiều vì :

A. Thuý Vân là em Thuý Kiều.

B. Để làm nổi bật chân dung Thuý Vân.

C. Làm nền để nổi bật lên chân dung Thuý Kiều.

17. Nhận định nào đúng ?

A. Vẻ đẹp của Vân là vẻ đẹp ngoại hình, còn vẻ đẹp của Kiều là cả nhan sắc, tài năng, tâm hồn.

B. Nếu vẻ đẹp của Vân chủ yếu là ngoại hình thì vẻ đẹp của Kiều là cả nhan sắc, tài năng và tâm hồn.

C. Hai chị em Thuý Kiều đẹp mười phân vẹn mười, đẹp cả ngoại hình lẫn tài năng, tâm hồn.

18. Đoạn thơ Chị em Thuý Kiều thuộc phần nào của Truyện Kiều ?

A. Gia biến và lưu lạc.

B. Gặp gỡ và đính ước.

C. Đoàn tụ.

19. Gợi tả vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều, Nguyễn Du đã :

A. Trân trọng, đề cao vẻ đẹp của con người.

B. Thể hiện sự ngưỡng mộ đối với con người.

C. Cả A và B.

20. Đoạn thơ Cảnh ngày xuân thuộc phần nào của Truyện Kiều ?

A. Gặp gỡ và đính ước.

B. Gia biến và lưu lạc.

C. Đoàn tụ.

21. Bốn câu thơ sau :

Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quang chín chục đã ngoại sáu mươi.

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

A. Tả cảnh lễ hội ngày xuân.

B.  Tả cảnh tiết thanh minh.

C. Tả cảnh mùa xuân.

22. Nội dung ở bốn câu thơ trên là :

A. Tả cảnh mùa xuân.

B. Bộc lộ lòng yêu mùa xuân.

C. Cả A và B.

23. Bức tranh thiên nhiên ở hai câu thơ :

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

A. Khoáng đạt, trong trẻo.

B.  Mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống.

C. Nhẹ nhàng, thanh khiết.

D. Cả ba ý trên.

24. Nội dung của đoạn thơ sau :

Thanh minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.

Gần xa nô nức yến anh,

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.

Dập dìu tài tử giai nhân,

Ngựa xe như nước áo quần như nêm.

Ngổn ngang gò đống kéo lên,

Thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay.

  1. Cảnh thiên nhiên mùa xuân.
  2. Cảnh lễ hội ngày xuân.
  3. Cảnh mê tín dị đoan.

25. Các từ trong đoạn thơ trên : gần xa, yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, nô nức, sắm sửa, dập dìu gợi tả :

A.  Sự đông vui, nhiều người cùng đi hội.

B.  Sự rộn ràng, náo nhiệt của ngày hội.

C. Tâm trạng của người đi lễ hội.

D. Cả A, B và C.

26. Câu thơ :

Dập dìu tài tử giai nhân

Ngựa xe như nước áo quần như nêm.

Sử dụng biện pháp nghệ thuật :

A. Nhân hoá.

B. ẩn dụ.

C.So sánh.

27. Nhận định sau đây đúng hay sai ?

Cảnh mùa xuân ở câu cuối và bốn câu đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (Truyện Kiều – Nguyễn Du), bên cạnh những nét giống nhau còn có sự khác nhau là bởi thời gian, không gian thay đổi, nhưng điều quan trọng là cảnh được cảm nhận qua tâm trạng. Hai chữ nao nao trong câu thơ Nao nao dòng nước uốn quanh đã nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật.

  1. Đúng.
  2. Sai.

Bài tập 2

Điền vào chỗ trống :

1. Cho các từ dự cảm, ước lệ, vẻ đẹp điền vào các câu sau:

Đoạn thơ Chị em Thuý Kiều sử dụng bút pháp nghệ thuật .  . . . . . . . . . .  , lấy . . . . . . . . . . .  của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người, khắc hoạ rõ nét chân dung chị em thuý Kiều. Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và . . . . . . . . . . . . . .  về kiếp người tài hoa mệnh bạc là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du.

2. Tìm từ thích hợp điền vào câu sau :

a) Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm . . . . . . . . . . . . . . . . . , công nghệ, thường được dùng trong các văn bản . . . . . . . . . . . . . . . . , công nghệ. Thuật ngữ không có tính . . . . . . . . . . .

b) Trong văn bản . . . . . . . . . . . . . . . .  , sự miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm và sinh động.

Bài tập 3

Đọc những định nghĩa sau đây và trả lời câu hỏi :

Đường phân giác là đường thẳng chia một góc phẳng ra làm hai góc bằng nhau.

Anđehit là một hợp chất hữu cơ mùi nồng, có thể  điều chế từ rượu hoặc acetylen.

Đột biến là sự thay đổi đột ngột của một tính trạng ở cá thể sinh vật do thay đổi cấu trúc di truyền.

Electron là hạt cơ bản rất nhỏ, thành phần cấu tạo nguyên tử, mang điện tích âm, khi chuyển động tạo thành dòng điện.

Đường tròn là đường tập hợp tất cả các điểm trong mặt phẳng cách đều một điểm cố định (gọi là tâm) một khoảng không đổi (gọi là bán kính).

+ Âm tố là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất.

Axêton là một hợp chất lỏng không màu, dễ bay hơi, dễ cháy, dễ tan trong nước, dùng làm dung môi và để tổng hợp nhiều chất hữu cơ.

Trạng ngữ là thành phận phụ trong câu, biểu thị ý nghĩa tình huống : thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, phương tiện v.v..

1. Em đã học những định nghĩa này ở những môn học nào ?

2.  Các từ in đậm chủ yếu được dùng trong loại văn bản nào ?

Bài tập 4

Hãy tìm các chi tiết miêu tả trong câu văn sau :

Nhà ta ở phường Hà Khẩu, huyện Thọ Xương, trước hiên tiền đường có trồng một cây lê, cao vài trượng, lúc nở hoa, trắng xoá thơm lừng ; trước nhà trung đường cũng trồng hai cây lựu trắng, lựu đỏ, lúc ra quả trông rất đẹp, bà cung nhân ta sai chặt đi cũng vì cớ ấy.

Bài tập 5

Hãy tóm tắt tác phẩm  Truyện Kiều.

Bài tập 6

Tìm các từ Hán Việt trong đoạn thơ sau (không kể danh từ riêng) :

Mai cốt cách tuyết tinh thần,

Mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười.

Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đằn nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

II. Tự luận

1. Phân tích đoạn thơ Chị em Thuý Kiều (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) để làm nổi bật vẻ đẹp của Thuý Kiều và Thuý Vân.

2. Trình bày những cảm nghĩ của em về bức tranh thiên nhiên và lễ hội mùa xuân trong đoạn thơ Cảnh ngày xuântrích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Đáp án Đề số 30

I. Trắc ngiệm

Bài tập 1

Khoanh tròn vào các chữ sau :

Câu 1 :   B. Câu 2 :   B. Câu 3 :   D. Câu 4 :   A.
Câu 5 :   C. Câu 6 :   C. Câu 7 :   B. Câu 8 :   D.
Câu 9 :   C. Câu 10 : A. Câu 11:  B. Câu 12 : A.
Câu 13 : B. Câu 14 : B. Câu 15 : C. Câu 16 : C.
Câu 17 : B. Câu 18 : B. Câu 19 : C. Câu 20 : A.
Câu 21 : C. Câu 22 : C Câu 23 : D. Câu 24 : B.
Câu 25 : D. Câu 26 : C. Câu 27 : A.  

 

Bài tập 2

Điền vào các chỗ trống :

1. ước lệ, vẻ đẹp, dự cảm.

2. a) khoa học, khoa học, biểu cảm.

b) tự sự.

Bài tập 3

1. +  Định nghĩa về đường trònđường phân giác học ở môn toán.

+  Định nghĩa về electron học ở môn vật lí.

+  Định nghĩa về axeton và anđehit học ở môn hoá học.

+  Định nghĩa về âm tố và trạng ngữ học ở môn tiếng Việt.

2. Các từ in đậm chủ yếu được dùng trong loại văn bản khoa học, công nghệ.

Bài tập 4

Các chi tiết miêu tả trong câu văn :

cao vài trượng; lúc nở hoa, trắng xoá thơm lừng; lúc ra quả trông rất đẹp.

Bài tập 5

Dựa vào sách giáo khoa để tóm tắt. Tuy nhiên, không nên học thuộc lòng để sao chép lại. Cần tóm tắt và diễn đạt theo cách riêng của mình.

Bài tập 6

Các từ Hán Việt trong đoạn thơ là : mai, cốt cách,  tuyết,  tinh thần, phân, trang trọng, hoa , ngọc, đoan trang.

II. Tự luận

1. Đây là đề nghị luận về một đoạn trích trong tác phẩm truyện thơ, phân tích để làm nổi bật vẻ đẹp của hai nhân vật Thuý Vân và Thuý Kiều.

Ngoài yêu cầu chung của kiểu văn bản nghị luận về tác phẩm truyện (hay đoạn trích), cần phân tích để làm nổi bật vẻ đẹp  của từng nhân vật như sau:

+ Thuý Vân : Tác giả dùng những thứ cao đẹp của thiên nhiên để so sánh vẻ đẹp trang trọng, đoan trang của Vân. Với thủ pháp liệt kê và cách sử dụng từ ngữ cụ thể cũng như những biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, Thuý Vân hiện lên  đẹp một vẻ đẹp trung thực, phúc hậu mà quí phái của người phụ nữ. Chân dung Thuý Vân là chân dung mang tính cách, số phận. Vẻ đẹp của nàng tạo sự  hoà hợp, êm đềm với xung quanh nên nàng sẽ có cuộc đời bình lặng suôn sẻ.

+ Thuý Kiều : Câu thơ giới thiệu khái quát làm hiện lên một Thuý kiều với vẻ đẹp sắc sảo về trí tuệ và mặn mà về tâm hồnVẫn dùng những hình tượng nghệ thuật ước lệ để tả Thuý Kiều, nét vẽ của Nguyễn Du thiên về gợi, tạo ấn tượng chung về vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt sắc; ở đây, nhà thơ tập trung  gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt – phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Trong 12 câu dùng để tả  Kiều, tác giả dành tới 8 câu để tả tài năng : cầm (đàn), kì (cờ), thi (thơ), hoạ (vẽ), đặc biệt là tài đàn. Khúc đàn bạc mệnh mà nàng tự soạn chính là tiếng nói của một trái tim đa sầu, đa cảm. Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc – tài – tình. Chân dung của Kiều cũng là chân dung mang tính cách, số phận. Vẻ đẹp của nàng làm cho tạo hoá phải hờn, phải ghen nên số phận sẽ éo le, đau khổ.

2. Đây là kiểu văn bản biểu cảm về tác phẩm văn học, cụ thể là về một đoạn trích Cảnh ngày xuân trong Truyện Kiều. Đề yêu cầu phát biểu những cảm nghĩ về bức tranh thiên nhiên và cảnh lễ hội mùa xuân trong đoạn trích. Muốn trình bày tình cảm của mình về các vấn đề đó, trước hết phải nêu ra đối tượng gợi nên cảm xúc, suy nghĩ  cho mình là bức tranh thiên nhiên và cảnh lễ hội mùa xuân. Trên cơ sở đó, trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình một cách chân thành, phù hợp với đối tượng được nêu ra.

Viết bình luận: Đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn đề số 84

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247