Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn chuyên Long An năm 2015

Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ Văn chuyên trường THPT chuyên Long An năm 2015 cụ thể như sau:

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN LONG AN

NĂM HỌC 2014 - 2015

Môn thi: NGỮ VĂN (Môn Chuyên)

Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (4,0 điểm)

Đọc mẩu chuyện sau:

        Chim cun cút sa lưới một thợ săn. Chim bèn lên tiếng van xin người thợ săn thả nó ra:

          - Ông cứ thả tôi ra! Tôi xin hầu hạ ông, tôi sẽ nhử những con cun cút khác vào lưới cho ông.

- Hừm… Cun cút ơi!- Người thợ săn nói - Bình thường ta cũng không thả mày ra, còn bây giờ lại càng không. Ta sẽ vặn cổ mày vì mày muốn phản đồng loại.       

(L. Tôn - xtôi )

Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện trên.

Câu 2 (6,0 điểm)

Vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước qua hai nhân vật: anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) và Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê).

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn chuyên Long An năm 2014 - 2015

Đáp án

Điểm

Câu 1

Đọc mẩu chuyện sau:

        Chim cun cút sa lưới một thợ săn. Chim bèn lên tiếng van xin người thợ săn thả nó ra:

          - Ông cứ thả tôi ra! Tôi xin hầu hạ ông, tôi sẽ nhử những con cun cút khác vào lưới cho ông.

- Hừm… Cun cút ơi!- Người thợ săn nói - Bình thường ta cũng không thả mày ra, còn bây giờ lại càng không. Ta sẽ vặn cổ mày vì mày muốn phản đồng loại.

(L. Tôn - xtôi )

Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện trên.

4,0 điểm

 

  1. 1.      Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, kết cấu chặt chẽ, mạch lạc, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
  2. 2.      Yêu cầu về kiến thức: Có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách nhưng cần hợp lí, có sức thuyết phục; cần đảm bảo một số ý cơ bản sau:

 

a. Sơ lược ý nghĩa câu chuyện

- Con chim cun cút bị sa lưới xin người thợ săn tha mạng, đổi lại, nó sẽ dẫn dụ những con cun cút khác vào lưới của người thợ săn.

- Câu chuyện của L. Tôn-xtôi mang đến người đọc bài học về tình    đồng loại. Bất cứ kẻ nào phản bội đồng loại sẽ bị trừng trị đích đáng.

0,5 điểm

 

0,25 đ

 

0,25 đ

 b. Bàn luận

         - Câu chuyện về loài chim khiến chúng ta phải suy ngẫm về lối sống, cách ứng xử với nhau của con người.

         - Trong cuộc sống chúng ta không chỉ quan hệ với người thân, bạn bè, đồng nghiệp mà còn phải sống bằng một tình cảm lớn hơn, rộng hơn, đó chính là tình đồng loại:

           + Tình đồng loại là tình cảm giữa người với người không phân biệt không gian, thời gian.

           + Biểu hiện: đoàn kết chống lại các thế lực hắc ám (chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh… ); yêu thương đùm bọc nhau lúc khó khăn hoạn nạn.

           + Tình đồng loại mang lại cho con người cuộc sống chan hòa, bình yên, hạnh phúc.

   - Đối lập với tình đồng loại là sự ích kỉ, cá nhân. Những người mang tư tưởng này thường thấy cô độc thậm chí bị loại ra khỏi cuộc sống con người. Những kẻ quay lưng với đồng loại là kẻ vô nhân tính, đáng bị lên án và loại trừ.

3,0 điểm

 

0,75 đ

 

1,5 đ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,75 đ

c. Liên hệ bản thân (bài học nhận thức, hành động)

-  Con người cần biết yêu thương, giúp đỡ, đoàn kết với nhau.

- Tình đồng loại không ở đâu xa, hãy đối xử tốt với những người sống quanh mình, trong ta đã có tình đồng loại.

0,5 điểm

0,25 đ

 

0,25 đ

  1. 3.      Biểu điểm

     - Điểm 4,0: Đảm bảo tốt các yêu cầu về kiến thức; bài viết có sáng tạo, thí sinh có sự cảm nhận sâu sắc về vấn đề nghị luận.

     - Điểm 3,0 – 3,5: Đáp ứng các yêu cầu trên, thí sinh có năng lực làm bài nghị luận xã hội nhưng chưa thực sự xuất sắc.

     - Điểm 2,0 – 2,5: Đạt 50% các yêu cầu về kiến thức; văn lưu loát nhưng dẫn chứng còn hạn chế, còn mắc lỗi về chính tả, dùng từ.

     - Điểm 1,0 – 1,5: Đáp ứng được 1/3 yêu cầu về kiến thức, bài viết chưa thể hiện được cảm xúc, lập luận chưa được chặt chẽ.

     - Điểm 0,5: Kĩ năng kém, chưa làm bật trọng tâm của vấn đề, mắc nhiều lỗi diễn đạt.

     - Điểm 0: Thí sinh không làm bài (hoặc lạc đề)

Câu 2

Vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước qua hai nhân vật: anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) và Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê).

6,0 điểm

1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác cơ bản như phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh,...; kết cấu chặt chẽ, mạch lạc, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

2. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về hai tác giả và hai tác phẩm, thí sinh có thể trình bày bằng nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ý chính:

 

 

- Nêu vấn đề nghị luận: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và luận đề:

+ Giới thiệu Nguyễn Thành Long và truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa; Lê Minh Khuê và truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi.

+ Giới thiệu nhân vật anh thanh niên và Phương Định, từ đó khái quát vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc sống lao động và chiến đấu thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

0.5 điểm

 

0,25 đ

 

 

0,25 đ

 

a. Giới thiệu chung (khái quát đề tài hai tác phẩm; tóm tắt sơ lược…)

+ Lặng lẽ Sa Pa là kết quả từ chuyến đi thực tế ở Lào Cai của Nguyễn Thành Long. Tác giả đã khắc họa vẻ đẹp của người lao động, ca ngợi cuộc sống mới, con người mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, là hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn ở miền Nam.

 

+ Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê lại miêu tả chân thực, sinh động cuộc sống chiến đấu dũng cảm; tâm hồn lạc quan, hồn nhiên, trong sáng của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.

+ Hai tác phẩm có đề tài phản ánh khác nhau, thể hiện hình tượng nhân vật khác nhau nhưng cùng hướng đến vẻ đẹp chung của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc sống lao động và chiến đấu để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giữa những ngày tháng chống Mĩ ác liệt nhất.

0,75 điểm

 

0,25 đ

 

 

 

 

 

0,25 đ

 

 

 

 

0,25 đ

b. Vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam được thể hiện qua các nhân vật:

3,0 điểm

- Nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa:

+ Trong công việc: anh là một người say mê công việc; có tinh thần trách nhiệm; có ý chí, nghị lực để vượt qua gian khổ; dũng cảm khi sống đơn độc giữa non xanh; biết lấy công việc làm niềm vui, thực sự hạnh phúc khi hiểu được ý nghĩa công việc của mình à Sống có lí tưởng, hoài bão: sống là để cống hiến, phục vụ cho nhân dân, cho đất nước.

(Học sinh nêu và phân tích dẫn chứng: nơi sống và làm việc, những công việc của anh thanh niên, những khó khăn vất vả trong công việc và những suy nghĩ đúng đắn tích cực của anh về công việc của mình)

+ Trong cách sống, trong tâm hồn: anh có cuộc sống giản dị, biết tổ chức cuộc sống khoa học, ngăn nắp, sạch sẽ; ham học hỏi, cần cù, chịu khó; giàu tình cảm; sống cởi mở, chân tình; và cũng rất khiêm tốn à Đời sống tâm hồn phong phú, sôi nổi trẻ trung, lạc quan yêu đời.

(Học sinh nêu và phân tích dẫn chứng: về căn nhà của anh ở; việc anh ham đọc sách; trồng hoa, nuôi gà; rất hiếu khách, tiếp đón ông họa sĩ và cô kĩ sư chu đáo, nồng hậu; tặng củ tam thất cho vợ bác lái xe, tặng hoa cho cô gái, tặng trứng gà cho ông họa sĩ; lịch sự, khiêm tốn khi ông họa sĩ vẽ mình,…)

- Nhân vật Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi:

+ Trong công việc: hoàn cảnh sống và công việc rất gian khổ, nguy hiểm nhưng cô vẫn tự nguyện, sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổ, hi sinh, làm việc với một tinh thần trách nhiệm cao; đặc biệt trong giờ phút căng thẳng đối diện với cái chết, cô vẫn tỏ ra bình tĩnh, gan dạ, dũng cảm.

(Học sinh nêu và phân tích dẫn chứng: nơi sống, làm việc; công việc của Phương Định; chi tiết kể về việc phá bom…)

+ Trong đời sống tâm hồn, tình cảm: dù sống trong hoàn cảnh ác liệt, căng thẳng, dữ dội nhất nhưng cô có một tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, vô tư, lạc quan, yêu đời; nhạy cảm, giàu mộng mơ; có tình cảm yêu mến, sự cảm phục và sẵn lòng giúp đỡ đồng đội trong tổ, trong đơn vị…

(Học sinh nêu và phân tích dẫn chứng: Phương Định thích ca hát, hay quan tâm đến hình thức của mình, thích ngắm mình trong gương; hay làm ra vẻ “điệu” khi gặp các anh bộ đội, quan tâm lo lắng khi Nho bị thương; như trẻ con khi nghịch mưa đá, sống lại những kỉ niệm về Hà Nội…)

 

 

 

0,75 đ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,75 đ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,75 đ

 

 

 

0,75 đ

- Tổng hợp:

+ Một người ở hậu phương, một người ở tiền tuyến nhưng cả hai có điểm chung là đều có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc; không ngại gian khổ hi sinh trong hoàn cảnh đơn độc hay ác liệt; sống có lí tưởng, sống là để cống hiến, phục vụ, sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Cùng có tinh thần dũng cảm, lạc quan, yêu đời, trẻ trung, sôi nổi hồn nhiên; giản dị, khiêm tốn.

à Vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước mà hai nhà văn muốn khẳng định, ca ngợi.

0,75 điểm

-     Đánh giá nghệ thuật hai tác phẩm (cách kể chuyện, giọng điệu; tình huống; xây dựng nhân vật, miêu tả nội tâm, tính cách; ngôn ngữ…)

0,5 điểm

 

-     Đánh giá vấn đề nghị luận

0,5 điểm

 

3. Biểu điểm

     - Điểm 6,0: Đảm bảo tốt các yêu cầu về kiến thức; diễn đạt lưu loát, có sáng tạo, thuyết phục; không mắc lỗi diễn đạt và chính tả.

     - Điểm 5,0 – 5,5: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên, thí sinh có năng lực làm bài nghị luận văn học nhưng lập luận còn vài sai sót.

     - Điểm 4,0 – 4,5: Đáp ứng được 2/3 nội dung kiến thức; bố cục rõ ràng, diễn đạt tương đối mạch lạc.

     - Điểm 3,0 – 3,5: : Đạt 50% các yêu cầu về kiến thức; văn khá lưu loát nhưng dẫn chứng còn hạn chế, còn mắc lỗi về chính tả, dùng từ.

     - Điểm 2,0 – 2,5: Đáp ứng được 1/3 yêu cầu về kiến thức, bài viết chưa thể hiện được cảm xúc, lập luận chưa được chặt chẽ.

     - Điểm 1,0 – 1,5: Ý còn sơ sài, lập luận không chặt chẽ, sai sót nhiều về chính tả, từ ngữ và ngữ pháp.

     - Điểm 0,5: Kĩ năng kém, chưa làm bật trọng tâm của vấn đề, mắc nhiều lỗi diễn đạt.

     - Điểm 0: Thí sinh không làm bài (hoặc lạc đề)

 

 Nguồn THPT chuyên Long An 

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Viết bình luận: Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn chuyên Long An năm 2015

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247