ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội tuyển sinh cao học năm 2014 đợt 1

Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn thông báo tuyển sinh cao học đợt 1 năm 2014 ngày 12/4 và 13/4/2014.

Các ngành, chuyên ngành đào tạo cao học đợt 1 năm 2014 ĐH Khoa học Xã hội và nhân văn ĐH Quốc Gia Hà Nội:

TT Tên chuyên ngành Mã số
1 Lí luận văn học 60 22 01 20
2 Văn học Việt Nam 60 22 01 21
3 Văn học nước ngoài 60 22 02 45
4 Văn học dân gian 60 22 01 25
5 Hán – Nôm 60 22 01 04
6 Ngôn ngữ học 60 22 02 40
7 Lịch sử thế giới 60 22 03 11
8 Lịch sử Việt Nam 60 22 03 13
9 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 60 22 03 15
10 Lịch sử sử học và sử liệu học 60 22 03 16
11 Khảo cổ học 60 22 03 17
12 Nhân học 60 31 03 02
13 Triết học 60 22 03 01
14 Chủ nghĩa xã hội khoa học 60 22 03 08
15 Tôn giáo học 60 22 03 09
16 Xã hội học 60 31 03 01
17 Báo chí học 60 32 01 01
18 Lưu trữ học 60 32 03 01
19 Tâm lí học 60 31 04 01
20 Quản lí khoa học và công nghệ 60 34 04 12
21 Châu Á học 60 31 06 01
22 Du lịch Đào tạo thí điểm
23 Quan hệ quốc tế 60 31 02 06
24 Chính trị học 60 31 02 01
25 Hồ Chí Minh học 60 31 02 04
26 Khoa học thông tin-thư viện 60 32 02 03
27 Khoa học quản lí Đào tạo thí điểm
28 Công tác xã hội 60 90 01 01
29 Lí luận, lịch sử và phê bình điện ảnh-truyền hình 60 21 02 31
30 Việt Nam học 60 22 01 13

Đối tượng dự thi

Công dân nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đủ các điều kiện quy định trong Quy chế đào tạo sau đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành theo Quyết định số 1555/QĐ-ĐHQGHN ngày 25/05/2011, được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 3050/QĐ-ĐHQGHN ngày 17 tháng 9 năm 2012 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Điều kiện dự tuyển đào tạo thạc sĩ

1. Thí sinh dự tuyển vào chưong trình đào tạo thạc sĩ chuẩn Đại học Quốc gia Hà Nội phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

a, Có lí lịch bản thân rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b, Có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành đăng kí dự thi; hoặc có bằng đại học hệ chính quy ngành gần với chuyên ngành đăng kí dự thi, đã học bổ túc kiến thức để có trình độ tương đương với bằng tốt nghiệp đại học ngành có chuyên ngành dự thi;

c, Có ít nhất một năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với chuyên ngành đăng kí dự thi (tính từ ngày kí Quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày dự thi) trừ người có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên, ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành đăng kí dự thi;

d, Có đủ sức khoẻ để học tập;

Những chuyên ngành có một số lưu ý riêng

1. Chuyên ngành Quản lí KH&CN.

* Về văn bằng: Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành và có chứng chỉ bổ túc kiến thức của chuyên ngành dự thi

* Thâm niên công tác và đối tượng dự thi.

Có ít nhất một năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành đăng kí dự thi (tính từ ngày kí quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nhập học), tại một trong các vị trí công tác sau: lãnh đạo và chuyên viên các đơn vị quản lí khoa học, công nghệ của các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; tổ chức chính trị; tổ chức chính trị xã hội; tổ chức xã hội-nghề nghiệp; các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau; các tổ chức phí chính phủ.

2. Chuyên ngành Du lịch.

* Về văn bằng.

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Du lịch;

- Hoặc có bằng tốt nghiệp đại học ngành kinh tế du lịch, địa lí du lịch, văn hoá du lịch; quản trị kinh doanh du lịch; quản trị kinh doanh du lịch và khách sạn; quản trị du lịch-khách sạn; hướng dẫn du lịch; kinh tế vận tải và du lịch; khoa học quản lí

- Hoặc có bằng tốt nghiệp đại học ngành khác.

* Về thâm niên công tác.

- Người có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành đăng kí dự thi.

- Người có bằng tốt nghiệp hệ chính quy chuyên ngành kinh tế du lịch, địa lí du lịch, văn hoá du lịch phải có ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với chuyên ngành đăng kí dự thi (tính từ ngày kí Quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày dự thi) đã học bổ túc kiến thức để có trình độ tương đương với bằng tốt nghiệp đại học ngành du lịch.

- Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành khác song đã có ít nhất ba năm làm việc liên tục trong lĩnh vực du lịch (tính từ ngày kí Quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày dự thi) đã học bổ túc kiến thức để có trình độ tương đương với bằng tốt nghiệp đại học ngành du lịch.

 Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh

1. Thí sinh được ưu tiên trong tuyển sinh thuộc những đối tượng sau:

a, Có thời gian công tác hai năm liên tục trở lên (tính đến ngày dự thi) tại các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn ở các địa phương thuộc miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo theo quy định của Chính phủ.

b, Thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh;

c, Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động, người có công với cách mạng;

d, Người dân tộc thiểu số ở những vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn

2. Các đối tượng ưu tiên phải có đủ các giấy tờ minh chứng hợp lệ theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn cùng với hồ sơ đăng kí dự thi.

3. Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên được cộng thêm mười điểm (thang điểm 100) cho môn ngoại ngữ và một điểm (thang điểm 10) cho môn cơ bản. Người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên cũng chỉ được hưởng một lần ưu tiên.

Môn thi tuyển

Môn cơ bản, môn cơ sở, môn ngoại ngữ (1 trong 5 thứ tiếng: Nga, Đức, Anh, Pháp, Trung theo hình thức trắc nghiệm)

Kế hoạch tuyển sinh

Phát hành hồ sơ: từ 10/02 đến hết 07/03 (trừ ngày lễ, thứ 7, chủ nhật).

Nhận hồ sơ: Từ 10/03 đến hết 20/03/2014(trừ ngày lễ, thứ 7, chủ nhật).

Hướng dẫn ôn tập: Dự kiến từ 01/03 đến 10/04/2014

Thời gian thi tuyển: Ngày 12 và ngày 13/04/2014

Hồ sơ dự thi được phát hành tại trường, gồm:

1. Đơn xin đăng kí dự thi theo mẫu của Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Lí lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan quản lí hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú (đối với người không làm việc ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước, ngoài nhà nước hoặc những người làm việc ở cơ quan nhưng không được cơ quan cử đi học).

3. Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ học tập của một bệnh viện đa khoa (thời hạn 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ).

4. Bản sao có xác nhận của công chứng Nhà nước các văn bằng chứng chỉ sau:

- Bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm đại học toàn khoá có xác nhận xếp loại của cấp có thẩm quyền cấp bằng (đối với người dự thi đào tạo thạc sĩ hoặc dự tuyển đào tạo tiến sĩ nhưng chưa có bằng thạc sĩ); bằng thạc sĩ và bẳng điểm thạc sĩ (đối với người dự tuyển đào tạo tiến sĩ đã có bằng thạc sĩ)

- Giấy chứng nhận bổ túc kiến thức (nếu thuộc diện phải học bổ túc kiến thức);

- Quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm (nếu là cán bộ nhà nước) hoặc hợp đồng lao động dài hạn và giấy xác nhận chứng nhận thâm niên công tác.

- Bản sao có công chứng giấy tờ hợp pháp về đối tượng ưu tiên (nếu có)

- Giấy tờ hợp pháp về trình độ ngoại ngữ (nếu có)

5. Công văn giới thiệu đi dự thi của thủ trưởng cơ quan quản lí đối với người đang làm việc ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước hoặc ngoài nhà nước.

6. Ba phong bì ghi sẵn địa chỉ thí sinh, có dán tem và bốn ảnh cỡ 3×4.

7. Bài luận về dự định nghiên cứu, lí lịch khoa học cùng bản chụp các công trình nghiên cứu đã công bố (đối với thí sinh dự tuyển đào tạo tiến sĩ).

8. Hai thư giới thiệu của hai nhà khoa học có chức danh khoa học GS, PGS, hoặc học vị TSKH, TS cùng chuyên ngành, trong đó có một nhà khoa học sẽ nhận làm cán bộ hướng dẫn luận án. Trong thư giới thiệu cần có nhận xét, đánh giá về năng lực và phẩm chất của thí sinh dự tuyển (đối với thí sinh dự tuyển đào tạo tiến sĩ).

Kinh phí tuyển sinh

Lệ phí đăng kí dự thi: 60.000đ. 

Lệ phí thi: 120.000đ/môn x 3 môn

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Phòng Đào tạo sau đại học
Địa chỉ: Phòng 609 nhà E, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 336 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại: (04) 3 8 585 239

Theo Thethaohangngay

Viết bình luận: ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội tuyển sinh cao học năm 2014 đợt 1

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247