Hướng dẫn phân tích đề và tính toán môn Hóa đạt kết quả cao

Để có thể làm tốt các bài tập trong đề thi THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa theo TS. Dương Quang Huấn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 hướng dẫn các thí sinh cách phân tích, tính toán cho học sinh đạt hiệu quả hơn khi làm bài tập.

Bài 1 (trích đề khối B-2013): Hòa tan hỗn hợp X gồm 11,2 gam Fe và 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4loãng dư, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là: 

A. 36. B. 20. C. 18. D. 24.

Phân tích:

- Thí nghiệm 1: X hết, H2SO4 dư. Thí nghiệm 2: Y hết, NaOH dư. Thí nghiệm 3: Z phản ứng hoàn toàn.

- Không cần viết phương trình phản ứng mà chỉ cần xác định

+ Dung dịch Y gồm FeSO4, MgSO4 và H2SO4 dư.

+ Kết tủa Z gồm Fe(OH)2 và Mg(OH)2.

+ Chất rắn gồm Fe2O3 và MgO (do nung trong không khí nên thu được sắt (III)).

Tính toán: Dùng định luật bảo toàn nguyên tố áp dụng cho Fe và Mg (trước thí nghiệm đầu tiên và sau thí nghiệm cuối cùng):

n_(Fe_2 O_3 )=1/2 n_Fe=0,1 (mol); n_MgO=n_Mg=0,1(mol)

→ mchấtrắn = 160.0,1 + 40.0,4 = 20 (gam) → Đáp án B.

Bài 2 (trích đề thi khối A-2008): Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thì còn lại 0,448 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối so với O2 là 0,5. Khối lượng bình dung dịch brom tăng là

A. 1,04 gam. B. 1,64 gam. C. 1,32 gam. D. 1,20 gam.

Phân tích:

- Thí nghiệm 1: Có thể xảy ra không hoàn toàn vì có cụm từ “một thời gian” nên Y chứa tối đa 4 chất. Thí nghiệm 2: Chất nào trong Y phản ứng với dung dịch brom thì sẽ hết vì brom dư.

- Không cần viết phương trình phản ứng vì nếu viết thì phải có 2 phản ứng ở thí nghiệm 1 và 2 phản ứng ở thí nghiệm 2. Khi đó tính toán sẽ khó khăn hơn.

Tính toán: mdung dịch brom tăng = mY vào – mZ ra

Ở thí nghiệm 1: mY = mX

→ mdung dịch brom tăng = (26.0,06 + 2.0,04) – 32.0,5.0,02 = 1,32 (gam)

→ Đáp án C.

Bài 3 (trích đề thi khối B-2010):Hỗn hợp X gồm CuO và Fe2O3 và FeO. Hoà tan hoàn toàn 22 gam X bằng dung dịch HCl (dư), sau phản ứng thu được dung dịch chứa 42,625 gam muối. Mặt khác, nếu khử hoàn toàn 22 gam X bằng CO (dư), cho hỗn hợp khí thu được sau phản ứng lội từ từ qua dung dịch Ba(OH)2(dư) thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 76,755. B.78,875. C. 147,750. D. 73,875.

Phân tích:

- Thí nghiệm 1: X hết vì HCl dư, thí nghiệm 2: X hết vì CO dư, thí nghiệm 3: CO2 hết vì Ba(OH)2 dư.

- Thí nghiệm 1 xảy ra phản ứng trao đổi và thay O^(2-)bằngCl^- nên sẽ dùng định luật bảo toàn điện tích.

- Thí nghiệm 3 sẽ dùng định luật bảo toàn nguyên tố cacbon.

- Theo các phân tích trên thì không cần viết phương trình phản ứng vì nếu viết thì bài này cần có 7 phương trình phản ứng.

Tính toán:

Đặt số mol O^(2-)trong X là a (mol) → số mol Cl^- trong muối là 2a (mol)

Thí nghiệm 1: mmuối – mX = 35,5.2a – 16.a = 42,625 – 22 → a = 0,375

Thí nghiệm 2 và 3: Do CO + O^(2-)→ CO2 + 2e

〖Nên n〗_(BaCO_3 )=n_(CO_2 )=n_CO=n_(O^(2-) )= 0,375 (mol) → m_(BaCO_3 )= 197.0,375 = 73,875 (gam)

→ Đáp án D.

Bài 4 (trích đề thi khôi A-2011):Hoà tan hỗn hợp bột gồm m gam Cu và 4,64 gam Fe3O4vào dung dịch H2SO4loãng, rất dư. Sau khi các phản ứng kết thúc, chỉ thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ 100 ml dung dịch KMnO40,1M. Giá trị của m là

A. 0,96. B. 0,64. C. 3,2. D. 1,24.

Phân tích:

- Thí nghiệm 1: Hỗn hợp hết vì H2SO4 dư. Tuy nhiên, ta chưa biết muối sắt thu được là sắt (II) hay cả sắt (III) vì chưa biết số mol Cu. Thí nghiệm 2: X và KMnO4 đều hết vì có cụm từ “vừa đủ”.

- Bài này có hai thí nghiệm ở dạng chuỗi nên gộp 2 thí nghiệm thành 1 thí nghiệm như sau:

Hỗn hợp đầu + dung dịch H2SO4 dư + dung dịch KMnO4→ Dung dịch chứa CuSO4, Fe2(SO4)3, K2SO4, MnSO4 và H2SO4 dư.

- KMnO4 trong trong môi trường axit là chất oxi hoá mạnh nên sẽ đưa sắt lên số oxi hoá +3, còn Mn chuyển về số oxi hoá +2. Vì vậy, không cần viết phương trình phản ứng mà dùng công thức của định luật bảo toàn electron cho thí nghiệm gộp.

Tính toán:

Dùng công thức của định luật bảo toàn electron cho thí nghiệm gộp như sau:

〖2n〗_Cu+n_(Fe_3 O_4 )=〖5n〗_(KMnO_4 )→ n_Cu=〖〖1/2(5n〗_(KMnO_4 )-n〗_(Fe_3 O_4 ))=0,015 (mol)

→ m = 64.0,015 = 0,96 (gam) → Đáp án A.

Bài 5: Chia 29,8 gam hỗn hợp X gồm Mg, Na, K và Ca thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng, thu được 1,568 lít khí N2 duy nhất (đktc). Phần 2 tác dụng hoàn toàn với oxi, thu được y gam hỗn hợp 4 oxit. Giá trị của y là

A. 20,5. B. 35,4. C. 26,1. D. 41,0.

Phân tích:

- Cả hai thí nghiệm, X đều phản ứng hết vì có cụm từ “hoàn toàn”.

- Hai thí nghiệm này độc lập, thoả mãn cả 2 điều kiện của kiểu 3 (mục 2.d) nên có thể dùng công thức tương ứng trong mục 2.d. Số mol electron ở thí nghiệm 1 tính theo sản phẩm là N2, còn số mol electron ở thí nghiệm 2 tính theo chất tham gia là O2.

- Không cần viết phương trình phản ứng vì nếu viết thì ở mỗi thí nghiệm có tới 4 phản ứng.

Tính toán: Ta có: ne thí nghiệm 1 = ne thí nghiệm 2→〖 10n〗_(N_2 )=4n_(O_2 )→n_(O_2 )=0,175 (mol)

Ở thí nghiệm 2, dùng định luật bảo toàn khối lượng:

y=m_(phần 2) + m_(O_2 ) = 29,8/2+ 32.0,175 = 20,5(gam)

→ Đáp án A.

Với cách phân tích và tính toán được trình bày ở trên thì việc giải bài tập hóa học sẽ rất nhanh, chính xác và đảm bảo được yêu cầu về thời gian của một đề thi trắc nghiệm. 

Theo TS Dương Quang Huấn

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Viết bình luận: Hướng dẫn phân tích đề và tính toán môn Hóa đạt kết quả cao

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247