Kỳ thi THPT quốc gia phương án 1 và 2 đang được ủng hộ

(Tuyensinh247)Sau khi Bộ giáo dục công bố đề án kỳ thi THPT quốc gia với 3 phương án thì phương án 1 và phương án 2 đang là phương án được các đại diện các sở giáo dục và lãnh đạo các tỉnh ủng hộ nhiều nhất và thêm ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ giáo dục thì dường như phương án 1 và 2 cũng đang được bộ trưởng ủng hộ để triển khai trong những năm sắp tới.

Theo Lê Hồng Sơn GĐ Sở GD-ĐT TP.HCM, Ông Sơn cho rằng, năm 2015 nên thực hiện theo phương án 1 là vẫn thi theo môn học truyền thống với 8 môn thi gồm toán, ngữ văn, ngoại ngữ, vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý.

Để xét công nhận tốt nghiệp, thí sinh phải bắt buộc thi 4 môn, gồm toán, ngữ văn, ngoại ngữ và 1 môn tự chọn trong số 5 môn thi còn lại.

Ngoài 4 môn này, thí sinh có thể đăng ký thi thêm các môn khác để sử dụng kết quả vào việc tuyển sinh ĐH-CĐ. Dự kiến các năm sau năm 2015 sẽ có thể bổ sung thêm các môn thi như giáo dục công dân, công nghệ, tin học và môn ngoại ngữ sẽ là môn thi bắt buộc.

Theo ông Sơn, với phương án 2, nên thực hiện trong năm 2016, đáp ứng kịp trong đổi mới để làm sao có sự chuẩn bị của học sinh, giáo viên. Còn phương án 3 nên để tổ chức rút kinh nghiệm, ra được bài tích hợp để tích hợp nhiều môn nhưng phương án này thực hiện phải có sự chuẩn bị cụ thể. Nên thực hiện từng bước một.

Theo Bà Vũ Thị Bích Việt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang nghiêng về phương án 1 vì phương án này phù hợp với học sinh miền núi. Năm 2015 thực hiện như năm cũ để học sinh khỏi bỡ ngỡ.

Đại diện Sở GD-ĐT Cần Thơ chọn phương án 1 và tổ chức trong năm tới, đảm bảo cho các em giảm áp lực số môn thi tốt nghiệp. Các em chọn vào ĐH thì đăng ký môn và lựa chọn thi theo trường. Lúc đó, các thầy cô giáo, tâm lý phụ huynh, học sinh không bị đảo lộn. Đến năm 2017, chương trình mới là chương tình tích hợp , khi các thầy cô giáo và học sinh đã học tích hợp thì thi như đổi mới sẽ tốt hơn. Trong 3 năm tới nên chọn phương án 1.

Ông Bùi Đức Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định lại nghiêng về phương án 2 nhiều hơn. (Phương án 2, sẽ tổ chức thi với 5 bài thi, trên cơ sở tổng hợp từ kiến thức, kỹ năng của 8 môn học toán, ngữ văn, ngoại ngữ, vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý. Các bài thi gồm bài thi toán, ngữ văn, ngoại ngữ, bài thi tự nhiên (tổng hợp từ các môn học vật lý, hóa học, sinh học) và bài thi xã hội (tổng hợp từ các môn lịch sử, địa lý)). Tuy nhiên, thời gian cần tính toán kỹ, nếu thực hiện trong năm 2015 thì  hơi vội, sớm nhất là thực hiện vào năm 2016.

Ông Trần Thanh Đức, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho rằng: “Cá nhân tôi thấy phương án 2 triệt để nhất nhưng nếu thực hiện luôn sẽ gây sáo trộn. Nhưng năm 2015 vẫn thực hiện phương án 1, đến năm 2016 thực hiện phương án 2 và 2020 thực hiện phương án 3.

“Nếu tổ chức thi theo cụm, chấm theo cụm nên có lộ trình chuẩn bị phương án thi khoảng 1 năm để khỏi thay đổi đột ngột. Phương án 2 nên điều chỉnh 1 chút.  Theo đó, cũng nên nhanh chóng công khai đổi mới tuyển sinh ĐH,CĐ. Không chỉ đổi mới phổ thông mà đổi mới xét tuyển ĐH, CĐ” -  ông Đức cho hay.
 
Theo Bộ trưởng Phạm Vũ Luận bày tỏ thì trong khi phát biểu thì dường như chắc chắn phương án 3 sẽ chưa được triển khai  ngay mà vẫn ủng hộ phương án 1 và 2:
 
"Nếu đây là một cuộc chạy ma-ra-tông chỉ có mình tôi và 5-7 cháu học sinh thì tốt nhất là làm ngay phương án 3, đây là cách hay nhất. Tuy nhiên ở đây không phải là một người mà là một nhóm người cũng với xấp xỉ 1 triệu học sinh thi ĐH, CĐ hàng năm. Chúng ta phải cân nhắc số đông này, đi với tốc độ nào để cho các cháu khỏe, nhanh nhẹn... cũng như các cháu không khỏe, không được nhanh nhẹn đều thi được. Vấn đề chúng ta phải suy nghĩ để thảo luận cho kỹ trước khi “chốt” phương án."
 
Theo phân tích của ban tuyển sinh của Tuyensinh247.com thì phương án 1 sẽ là phương án được triển khai áp dụng ngay trong năm 2015  và các phương án 2 hoặc 3 sẽ áp dụng trong năm tiếp theo để tránh gây tâm lý hoang mang trong học sinh
 
-----------------------------------------------
Có kết quả thi rồi mới đăng ký vào ĐH, CĐ

Việc xét công nhận tốt nghiệp về cơ bản vẫn thực hiện như quy định hiện hành. Điểm thi của thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, CĐ, trung cấp chuyên nghiệp. Như vậy, học sinh sẽ thi quốc gia trước, đăng ký vào học ở ngành và trường ĐH, CĐ sau khi đã có kết quả thi quốc gia.

 
--->Xem chi tiết 03 phương án tại đây
 
                                                                                          (Tuyensinh247.com tổng hợp)

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

39 bình luận: Kỳ thi THPT quốc gia phương án 1 và 2 đang được ủng hộ

  •  
Điểm chuẩn tất cả các trường ĐH