Lễ vật phẩm cúng Giỗ tổ Hùng Vương

Cứ mỗi dịp tới ngày giỗ tổ 10/03 tất cả người con đất Việt trên khắp thế giới đều hướng về ngày lễ chung toàn dân tộc - ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương 10/03 và câu hỏi và thắc mắc là chúng ta cần chuẩn bị lễ vật phẩm gì để cùng ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cùng đọc bài hướng dẫn nhà nghiên cứu

Bộ Văn hóa hướng dẫn nghi thức tưởng niệm các Vua Hùng Trong Công văn số 796/HD-BVHTTDL ngày 18/3/2009) ghi rõ Lễ phẩm gồm

Bánh dày 18 chiếc (dâng lên 18 đời Vua Hùng) - Bánh chưng 18 chiếc (dâng lên 18 đời Vua Hùng) - Hương hoa, nước, trầu, cau, rượu và ngũ quả.

Bánh dày hình tròn, tượng trưng cho Trời, thường không có nhân. Bánh chưng hình vuông, tượng trưng cho Đất, bên trong có nhân mặn.

Le vat pham cung Gio to Hung Vuong

Bên cạnh hướng dẫn đó thì lễ vật dâng cúng trong các buổi tế lễ Hùng Vương hầu hết ở các địa phương  gần như giống nhau đều bao gồm: xôi, oản, hoa quả, rượu, hương, gạo muối, bánh chưng bánh dày, gà luộc (bắt buộc phải là gà trống thiến), thịt lợn (bắt buộc là lợn đen). Riêng làng Vy, Trẹo (thị trấn Hùng Sơn), Hùng Lô (Việt Trì) khi cúng lợn, thường đặt cả con đã mổ sạch, kèm theo số tiết lợn cắt được. Một số làng cúng cá chép như ở Đào Xá, Bến Đá (Cẩm Khê); một số làng ở Đoan Hùng, Yên Lập quy định đồ dâng lễ phải có thịt trâu đen.

Tại Đền Thượng còn lưu giữ  tấm bia đá thời phong kiến ghi về "Điển lệ miếu thờ Hùng Vương" có quy định : Lễ phẩm dùng cho ngày Giỗ Tổ của dân tộc gồm: bò, dê, lợn, xôi.

Theo truyền thuyết, Hùng Vương là con của cha Lạc Long Quân - giống Rồng và mẹ Âu Cơ - giống Tiên, đã có công dựng lên nhà nước Văn Lang cổ đại, thuộc vùng đất Phú Thọ ngày nay. Đối với cộng đồng các làng xung quanh đền Hùng, Hùng Vương còn là thần tổ gắn với nghề nông, dạy dân cày ruộng, cấy lúa, ban linh khí cho đất đai, nhà cửa, cây trồng, vật nuôi sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu.

Từ hàng nghìn năm qua, nhân dân trên khắp mọi miền của đất nước đã lưu truyền Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương để thể hiện sự biết ơn với vị thủy tổ, mong Ngài phù hộ cho quốc thái dân an, vật thịnh, mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Vào dịp Giỗ Tổ, nhân dân chuẩn bị lễ vật như bánh chưng, bánh giầy, bánh mật, tam sinh (thịt lợn, bò, dê) và hoa thơm, trái ngọt để dâng cúng.

Tương truyền rằng, trong ngày vua Hùng tổ chức lễ hội kén người kế vị ngai vàng. Hai mươi vị hoàng tử đua nhau dâng sơn hào hải vị, ngọc ngà châu báu lên vua cha, chỉ riêng chàng Lang Liêu - hoàng tử út được thần báo mộng đã dâng vua đôi cặp bánh khiêm nhường, giản dị. Nhưng thật không ngờ, hai thức bánh thô sơ bình thường ấy lại được vua cha trầm trồ khen ngợi, làm đẹp lòng hơn cả. Bánh nếp gạo nấu vừa chín tới, mùi vị gạo cơm bốc lên, lại được điểm thêm nhân đậu vàng với thịt heo chín mềm... làm vua cha ngây ngất. Lang Liêu thật thà kể lại chuyện được thần chỉ dẫn cho cách làm bánh. Nghe thế, vua cha biết rằng trời đã muốn giúp mình chọn được thái tử tài ba, đức hạnh, thay mình trị vì toàn dân sau này. Hùng Vương tuyên bố truyền ngôi cho Lang Liêu.    

Ngoài gạo nếp, nguyên liệu để làm bánh chưng còn có đỗ xanh, lá dong và thịt lợn. Đỗ xanh thường được chọn công phu, tốt nhất là loại đỗ trồng ở vùng đồi trung du Việt Nam. Thịt lợn phải là loại lợn ỉn, nuôi chạy bộ, chỉ ăn cám rau tự nhiên.Không phải phần thịt lợn nào cũng được chọn làm bánh mà chỉ có thịt ba chỉ, kết hợp cả mỡ và nạc nên nhân bánh sẽ có vị béo đậm đà, không khô bã như các loại thịt mông, nạc thăn. Gạo nếp sau khi đã được xóc muối cho ngấm vị mặn mặn, chát chát của biển, được đổ vào khuôn lót lá dong riềng, từng nắm đỗ tròn tròn đã đồ chín bẻ ra làm đôi, rồi đặt từng miếng thịt đã ướp hạt tiêu, hành củ vào giữa, sau đó gói lá lại. 

Các nhà Nho ngày xưa dùng phép ”chiết tự” để phân tách chữ, cho thấy chữ Nghĩa 義 do hai phần ghép lại: Phần trên là chữ Dương 羊 là con Dê, phần dưới là chữ ngã 我 là Ta. Dê là một trong 5 con vật người xưa thường đem ra tế Trời đất, Thần linh và Tổ tiên, như Đàn Nam giao ở Cung đình Huế còn ghi tạc. Năm con vật đem tế đó gọi là Ngũ sanh gồm Trâu, Dê, Heo, Gà, Bò.

Sở dĩ như thế là vì năm ngoái con cháu cầu xin Tổ tiên phù hộ nên năm nay mùa màng bội thu, gia súc đầy đàn,con cháu đem thịt của gia súc cúng tế để tỏ lòng tạ ơn của con cháu. Chữ Dương 羊ghép với chữ Ngã 我 thành ra chữ NGHĨA 義. Như vậy, lễ phẩm cúng tế Tổ tiêntheo nghi thức tín ngưỡng cổ truyền phải có món mặn mới là con cháu ăn ở có Nghĩa. Đó là quan niệm của nhà Nho, mà Tộc nào ngày xưa cũng có nhiều nhà Nho.

Những năm gần đây, việc ăn chay, cúng chay của tôn giáo đã thâm nhập vào tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên ở một số nhà thờ tộc ở nhiều nơi, không cúng Lễ phẩm mặn trong Tiền đường. Nhiều người không rõ lí luận về sự khác nhau giữa tín ngưỡng với tôn giáo nên đồng tình ; cũng có người vị nể, sợ bất hòa nên phải chịu đựng, nhưng trong lòng cảm thấy áy náy, chưa tròn hiếu nghĩa với Tổ tiên.

Một số người nghĩ nôm na : Ngày xưa, cuộc sống khó khăn đói khổ, con cháu chưa kịp mời cha mẹ, ông bà ăn vài món thơm ngon thì họ đã khuất núi rồi. Bây giờ có của ăn của để, cúng tế phải có món mặn kèm theo các món chay để các hương linh tùy nghi phối hưởng, đúng như trong văn cúng của các Tộc là dâng “Hương đăng, quả phẩm, phù lang tửu, sanh tư bàn soạn thứ phẩm chi nghi.” Cho nên, ngày Rằm tháng Mười nhiều người cúng mặn cho Tổ tiên ông bà để bớt ái tuất khi nghĩ về người đã khuất...  

Qua các tư liệu trên, tôi thấy rằng cúng tế Tiên linh Tổ tiên tại Nhà thờ Tộc thì nên cúng mặn mới đúng hình thức tín ngưỡng truyền thống của dân tộc. Còn khi dọn cỗ bàn liên hoan thì nên có một vài mâm chay dành riêng cho những người ăn chay.

                                                                                                        Theo thethaohangngay 

Viết bình luận: Lễ vật phẩm cúng Giỗ tổ Hùng Vương

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247