Thầy giáo Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu và thông điệp dành cho tuổi teen

“Một trăm tiết khoa học chưa chắc khiến các em thành công nhưng một trăm tiết kỹ năng sống sẽ giúp các em vững vàng hơn hẳn. Nhà trường cần dạy học sinh phương pháp sống trước khi dạy các em phương pháp tích phân, đạo hàm”.

 

Tôi thật sự ấn tượng trước chia sẻ đó của thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, hiện đang giảng dạy tại Đại học Sư phạm TP.HCM, nghiên cứu sinh tiến sĩ tâm lý học tại Học viện Khoa học xã hội Việt Nam.

Tạo thông điệp cho tuổi teen

Có thể nói người thầy trẻ tuổi này (sinh năm 1984) đang trở thành thần tượng của tuổi teen nhờ những việc làm mới mẻ và ý nghĩa của mình. Ít ai biết thầy Hiếu đã tốt nghiệp thủ khoa Đại học Sư phạm TP.HCM, nhận giải thưởng của Trung ương Hội Khoa học tâm lý Việt Nam, đoạt giải 3 nghiên cứu khoa học của Bộ Giáo dục - Đào tạo… mà luôn nhớ đến thầy với những video clip hướng dẫn kỹ năng sống có chủ đề chung “Tháo gỡ chuyện khó đỡ” do thầy tự bỏ tiền túi và công sức ra làm cùng với những người bạn tình nguyện.

Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu - Người thầy - Bạn đồng hành của giới trẻ 
Thầy giáo trẻ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu - Ảnh: Nhân vật cung cấp

Những thông điệp của thầy Hiếu qua những việc thầy làm, qua những bài giảng thầy chia sẻ đã giúp rất nhiều bạn trẻ phần nào tháo gỡ được những vấn đề nan giải trong tâm lý của mình. Mong muốn của thầy là định hướng cho các bạn trẻ chọn lối sống đúng với bản thân và biết cách sống đẹp cho cộng đồng.

Thầy Hiếu cho rằng kỹ năng sống chính là chỗ dựa, là xương sống để lớp trẻ vững bước trong cuộc đời. Các em phải được người lớn dạy cách sống trước khi được dạy về khoa học. Tuy nhiên, ngày nay các em phải học biết bao môn học, dung nạp biết bao kiến thức mà vẫn chưa biết cách ứng xử khi gặp thất bại, cách phản ứng khi gặp một vấn đề, cách ứng phó với các biến cố cuộc sống. Từ đó dẫn đến hàng loạt hệ lụy do sự lung lay trong kỹ năng sống của mình.

Thầy Hiếu chứng minh: “Chỉ cần mất 600.000 tiền quỹ lớp cũng đủ để một học sinh uống thuốc diệt cỏ tự tử, chỉ cần một lời phê bình của thầy cô cũng đủ để một học sinh quyết định nhảy lầu, chỉ cần trượt kỳ thi đại học cũng đủ để một học sinh khá giỏi treo cổ tự vẫn, chỉ cần và chỉ cần những lý do nhỏ nhặt khác cũng đủ để nhiều bạn trẻ rơi vào trong chiếc hố sâu của sự tuyệt vọng mà không thể nào tự giải thoát được mình. Dường như ngày càng nhiều bạn trẻ đang thiếu sức đề kháng trước những biến cố của cuộc đời. Do đó, các bạn ấy đang rất cần những người đã lớn nhưng trái tim vẫn còn đủ trẻ để làm những người bạn, người anh đồng hành và hướng dẫn cho mình”.

 
 
Thay giao Nguyen Hoang Khac Hieu va thong diep danh cho tuoi teen

Tâm lý học trò hiện đại đang thay đổi với tốc độ chóng mặt thì người thầy cũng phải hiện đại. Nếu không, giữa thầy và trò hẳn nhiên ngày càng khoảng cách, thầy nói theo cách của thầy nhưng trò chỉ nghe theo cách của trò

Thay giao Nguyen Hoang Khac Hieu va thong diep danh cho tuoi teen
 
 
 

Nói về “thế giới thứ hai” của các bạn trẻ - thế giới internet, thầy Hiếu chia sẻ rằng đó không còn đơn thuần là một thế giới ảo. “Người thầy internet” theo thầy Hiếu đôi khi còn có ảnh hưởng lớn hơn cả nhiều người thầy trong đời thực, bởi được các bạn trẻ “nhập tâm” một cách rất tự nhiên. Một điều rất nguy hiểm là “ông thầy” đó rất tự phát, có thể “dạy” điều đúng lẫn điều sai. Vì thế, ông thầy thật sự phải biết online, phải biết tham gia thế giới mạng để hòa mình cùng giới trẻ, để dẫn dắt các bạn trẻ trong chính thế giới của các bạn ấy.

Hình ảnh một người thầy năng động

Thầy Hiếu chia sẻ với tôi về khát vọng của mình, một khát vọng mà thầy e ngại rằng mình sẽ bị “ném đá”. Đó là ước muốn nỗ lực thay đổi hình ảnh người thầy bấy lâu nay đã ăn sâu vào suy nghĩ của xã hội. Một người thầy quá khuôn khổ, quá xa vời, quá nghiêm nghị… dường như có nhiều điều không còn phù hợp. Học trò ngày nay đã khác thì người thầy ngày nay cũng phải khác. Tâm lý học trò hiện đại đang thay đổi với tốc độ chóng mặt thì người thầy cũng phải hiện đại. Nếu không, giữa thầy và trò hẳn nhiên ngày càng khoảng cách, thầy nói theo cách của thầy nhưng trò chỉ nghe theo cách của trò. Thế nên người thầy phải “bắt sóng” được tâm lý của trò, từ đó mới có thể tiếp cận các em và giáo dục bằng chính ngôn ngữ, bằng chính phong cách của các em. “Mình dường như không chỉ là một người thầy giáo, bởi mình biết rằng trái tim học trò sẽ không hoàn toàn mở cửa nếu mình chỉ là người đứng trên bục giảng”, thầy Hiếu nói.

Thầy Hiếu không tuyên bố một cách đao to búa lớn và đã chọn cách bản thân tự mình cố gắng thay đổi từng ngày, không ngừng làm việc để hướng đến mục tiêu trở thành người bạn đồng hành của giới trẻ, là một người anh hướng dẫn các bạn xây dựng nhân cách sống vững vàng. Những suy nghĩ cảm động về tình yêu, về sự trung thực, về nghị lực vượt khó, về lòng bao dung và hiếu thảo với gia đình… mà thầy chia sẻ hằng ngày trên Facebook của mình đã đánh động vào tâm hồn của hàng chục ngàn bạn trẻ. Con số hơn 123.000 bạn trẻ yêu thích và hàng chục ngàn người mỗi ngày trên cộng đồng mạng gửi những lời cảm ơn đến thầy đã minh chứng cho điều đó. Tôi nghĩ người thầy trẻ tuổi này đang và sẽ gặt hái nhiều thành công với những việc làm đầy ý nghĩa như thế.

Theo TT

 

2 bình luận: Thầy giáo Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu và thông điệp dành cho tuổi teen

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247