Tục lệ xông đất đầu năm mới là gì?

“Xông đất” hay "xông nhà" theo cách gọi của Miền Bắc hay "đạp đất" theo cách gọi của người miền Trung là một tục lệ có từ lâu đời ở Việt Nam. Người Việt quan niệm ngày mồng Một Tết, nếu mọi việc xảy ra suôn sẻ, may mắn thì cả năm cũng sẽ được tốt lành thuận lợi.

Với ngày mùng 1 Tết là ngày đầu tiên trong năm mới còn gọi là Nguyên Đán, Tết đã có một ý nghĩa đặc biệt trang nghiêm. Vì ngày đó bắt đầu một năm mới nên mọi công việc làm trong ngày đầu năm mới này đều có ảnh hưởng trọn năm.

Vì vậy sự xông đất, xuất hành, những cử chỉ đầu tiên, những lời nói đầu năm mới là điều mà ai cũng phải cẩn ngôn cẩn trọng.

Trong tất cả mọi việc có tục xông đất được coi là quan trọng hơn hết.

Tuc le xong dat dau nam moi la gi?

Ngay từ nửa đêm sau lễ giao thừa đánh dấu một năm đã qua, nhường cho một năm mới tốt đẹp đến, nhà ở được coi như hoàn toàn đổi mới, người bước chân tới xông đất sẽ là sứ giả do sự may mắn đưa đến!

Do đó, mọi người đã cân nhắc kỹ về nhân phẩm, chức phận, sự giàu sang, cũng như về tính tình, hạn vận khi mong cầu người đến xông nhà ngày đầu năm là hệ trọng hơn cả.

Chính vì nghĩ đến ảnh hưởng của việc xông đất đên việc làm ăn cho cả năm, nên các bậc cao niên rất thận trọng đối với người đến đầu tiên trong ngày Nguyên Đán để long trọng mang lại giúp họ sự tốt lành suốt năm mới.

Mặc dù đã tính toán như vậy, vẫn có người khách bất ngờ độc xuất đến xông đất trước sự ngạc nhiên của cả gia đình và làm xáo trộn những toan tính không thể thực hiện được một cách chính xác như ý mong muốn.

Tuy nhiên để đề phòng những sự kiện này xảy đến, trong buổi sáng tinh mơ các cửa ngõ đều đóng chặt và chỉ mở khi nào người được chọn tới xông đất mà thôi.

Người đến xông đất thường chỉ đến thăm, chúc tết chừng năm mười phút chứ không ở lại lâu, cầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được trôi chảy thông suốt.

Người đi xông đất xong có niềm vui vì đã làm được việc phước, người được xông đất cũng sung sướng vì tin tưởng gia đạo mình sẽ may mắn trong suốt năm tới.

Thời xưa chỉ có hai cách chọn người tốt vía xông đất ngày đầu năm. Kẻ làm quan, người có học chọn người xông đất có tuồi hợp tuổi với chủ nhà. Người xông đất phải là đàn ông trụ cột trong gia đình.

Đối với người dân lao động thì đơn giản hơn nhiều. Người được chọn xông đất phải khoẻ mạnh, tốt tính, và gia cảnh khấm khá, hoà thuận…

Tuyensinh247 Tổng hợp

Viết bình luận: Tục lệ xông đất đầu năm mới là gì?

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247