Vĩnh Phúc hướng dẫn tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia 2017

Sở GD Vĩnh Phúc công bố địa điểm đăng ký dự thi THPT Quốc gia năm 2017 của các thí sinh đang học lớp 12 và thí sinh tự do cụ thể như sau:

I.    Bài thi, hình thức thi, lịch thi

1.   Bài thi

Tổ chức thi 5 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 bài thi tổ hợp là Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học; viết tắt là KHTN), Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình Giáo dục THPT; tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT; viết tắt là KHXH).

Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh học chương trình Giáo dục THPT (gọi tắt là thí sinh Giáo dục THPT) phải dự thi 4 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp; thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT (gọi tắt là thí sinh GDTX) phải dự thi 3 bài thi, gồm 2 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp. Thí sinh được chọn dự thi cả 2 bài thi tổ hợp, điểm bài thi tổ hợp nào cao hơn sẽ được chọn để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT; thí sinh GDTX có thể chọn dự thi cả bài thi Ngoại ngữ, điểm bài thi này để xét tuyển sinh ĐH, CĐ, không dùng để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Để xét tuyển sinh ĐH, CĐ, thí sinh đã tốt nghiệp THPT phải dự thi các bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp, phù hợp với tổ hợp bài thi, môn thi xét tuyển vào ngành, nhóm ngành theo quy định của trường ĐH, CĐ.

2.   Hình thức thi

- Các bài thi Toán, Ngoại ngữ và các bài thi tổ hợp: thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan (gọi tắt là bài thi trắc nghiệm).

Bài thi Ngữ văn: thi theo hình thức tự luận.

3.   Lịch thi

Ngày

Buổi

Bài thi/

Môn thi thành phần của bài thi tổ hợp

Thời gian

làm bài

Giờ

phát đề thi cho thí sinh

Giờ bắt đầu

làm bài

21/6/2017

SÁNG

08 giờ 00: Họp cán bộ làm công tác coi thi tại Điểm thi

CHIỀU

14 giờ 00: Phổ biến Quy chế thi, Lịch thi; Thí sinh đến phòng thi, làm thủ tục dự thi, đính chính sai sót (nếu có)

22/6/2017

SÁNG

Ngữ văn

120 phút

07 giờ 30

07 giờ 35

CHIỀU

Toán

90 phút

14 giờ 20

14 giờ 30

23/6/2017

SÁNG

Bài thi KHTN

Vật lí

50 phút

07 giờ 30

07 giờ 40

Hóa học

50 phút

08 giờ 40

08 giờ 50

Sinh học

50 phút

09 giờ 50

10 giờ 00

CHIỀU

Ngoại ngữ

60 phút

14 giờ 20

14 giờ 30

24/6/2017

SÁNG

Bài thi KHXH

Lịch sử

50 phút

07 giờ 30

07 giờ 40

Địa lí

50 phút

08 giờ 40

08 giờ 50

Giáo dục công dân

50 phút

09 giờ 50

10 giờ 00

CHIỀU

Dự phòng

                   

 II.  Hội đồng thi

1.   Cụm thi

Toàn tỉnh, tổ chức 01 cụm thi do Sở GD&ĐT chủ trì (mã cụm 16) phối hợp với trường đại học, cao đẳng do Bộ GD&ĐT điều động tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017.

2.   Điểm thi

Sở GD&ĐT sẽ tổ chức các điểm thi phù hợp (thi từng trường hoặc liên trường gần nhau) nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thí sinh khi tham dự kỳ thi.

Thí sinh GDTX thi bài thi KHXH, thí sinh tự do, được xếp phòng thi riêng ở một số điểm thi do Giám đốc sở GD&ĐT quyết định.

III.  Đăng ký dự thi

Thực hiện theo quy định tại Điều 12, 13 của Quy chế thi. Sở lưu ý các đơn vị một số điểm sau:

1.   Địa điểm đăng ký dự thi

Mỗi đơn vị có học sinh đang học lớp 12 là một điểm đăng ký dự thi (ĐKDT).

Thí sinh đang học lớp 12 và thí sinh đã có bằng tốt nghiệp (mục đích dự thi chỉ để lấy kết quả xét ĐH-CĐ) đăng ký tại trường đang (đã) học.

Thí sinh tự do chưa tốt nghiệp đăng ký dự thi tại trường THPT Trần Phú.

2.   Tổ chức đăng ký dự thi

Mỗi đơn vị thành lập 01 Ban hồ sơ phụ trách toàn bộ công việc tư vấn, tiếp nhận, nhập liệu, kiểm dò, hoàn thiện hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh. Thành phần gồm: Lãnh đạo nhà trường, GV chủ nhiệm lớp 12 và các thành viên khác theo nhu cầu. Trưởng Ban hồ sơ lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên. Mỗi hồ sơ có bộ phận cụ thể phụ trách.

Các trường chịu trách nhiệm hướng dẫn thí sinh điền đầy đủ, chính xác thông tin vào Phiếu đăng ký dự thi, đặc biệt lưu ý về thông tin chế độ ưu tiên, đối tượng ưu tiên trong tuyển sinh ĐH, CĐ; rà soát kỹ hồ sơ đăng ký xét công nhận tốt nghiệp; có trách nhiệm hướng dẫn để thí sinh có đủ các loại chứng nhận hưởng chế độ ưu tiên khuyến khích trước khi dự thi. Tuyệt đối không tiếp nhận hồ sơ không hợp lệ.

Đơn vị ĐKDT kiểm tra hồ sơ ĐKDT và các hồ sơ có liên quan đến kỳ thi, xem xét điều kiện dự thi của từng thí sinh, xác nhận tư cách thí sinh, quyết định không cho thí sinh dự thi nếu không đủ điều kiện; đồng thời, thông báo trực tiếp cho thí sinh. Sau đó, in Danh sách thí sinh ĐKDT theo thứ tự a, b, c,… của tên thí sinh, theo lớp thí sinh đang học, theo thí sinh tự do. Thí sinh ký xác nhận thông tin ĐKDT trên danh sách.

Đơn vị ĐKDT chịu trách nhiệm bảo quản: Phiếu ĐKDT số 1, phiếu đăng ký xét công nhận TN THPT và hồ sơ xét công nhận tốt nghiệp THPT kèm theo, danh sách thí sinh ĐKDT để xuất trình kịp thời phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, xét công nhận tốt nghiệp THPT và yêu cầu sửa chữa (nếu có). Phiếu ĐKDT số 2 giao lại cho thí sinh.

Bản chứng thực của các hồ sơ liên quan là bản photocopy được cơ quan công chứng xác nhận. UBND cấp xã xác nhận về cư trú và có đủ tư cách, phẩm chất đạo đức và chấp hành đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương của thí sinh; cơ quan chuyên môn cấp huyện xác nhận các điều kiện được hưởng tiêu chuẩn ưu tiên khác theo quy định tại Điều 36 của Quy chế thi.

Từ 01/4/2017 đến 20/4/2017: Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi. Sau 20/4 thí sinh KHÔNG được quyền thay đổi Điểm thi và các thông tin về bài thi, môn thi.

Trước ngày 10/5/2017: Thí sinh nộp phiếu đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT cùng với hồ sơ xét công nhận tốt nghiệp. Thí sinh tự do có thể nộp hồ sơ xét công nhận tốt nghiệp THPT cùng hồ sơ ĐKDT.

Chậm nhất ngày 10/5/2017, các đơn vị ĐKDT hoàn chỉnh nhập thông tin, kiểm dò hồ sơ đăng ký dự thi, bàn giao cho sở GDĐT: Danh sách ĐKDT, túi hồ sơ ĐKDT gồm bản photocopy Chứng minh nhân dân, phong bì ghi địa chỉ và ảnh của thí sinh (Phiếu ĐKDT số 1 in bên ngoài túi hồ sơ sẽ được sở GDĐT lưu giữ).

Các đơn vị hướng dẫn để học sinh có Giấy chứng minh nhân dân để nộp cùng với Phiếu ĐKDT. Trong trường hợp không có Giấy chứng minh nhân dân thì phần mềm sẽ gán cho thí sinh một mã số gồm 12 ký tự để quản lý. Những thí sinh muốn điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ thì phải đăng ký số điện thoại, email của mình khi ĐKDT (lưu ý thí sinh đã đăng ký sơ tuyển phải dùng Chứng minh nhân dân thống nhất khi ĐKDT và đăng ký sơ tuyển).

3.   Điểm bảo lưu

Điểm bảo lưu áp dụng cho tất cả các thí sinh hệ GD THPT và GDTX. Điểm bảo lưu của thí sinh đến từ tỉnh khác phải do cơ quan chủ quản của trường phổ thông nơi thí sinh dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 xác nhận.

IV. Phần mềm quản lý thi

Sở GD&ĐT tổ chức tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi và sử dụng phần mềm quản lý thi cho các đơn vị vào ngày 25/3/2017.

Các đơn vị sử dụng hệ thống phần mềm quản lý thi THPT quốc gia (QLT) do Bộ GDĐT cung cấp; thực hiện đúng quy trình, thời hạn xử lý dữ liệu và chế độ báo cáo theo quy định của Sở. Chịu trách nhiệm đổi mật khẩu, bảo mật và quản lý sử dụng tài khoản của mình.

Sau khi nộp Phiếu ĐKDT, thí sinh sẽ được cấp một tài khoản và mật khẩu để đăng nhập vào phần mềm qua internet tại địa chỉ  http://thisinh.thithptquocgia.edu.vn. Tài khoản này được thí sinh dùng để đăng nhập vào phần mềm QLT từ khi ĐKDT đến khi xem kết quả thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT, xét tuyển sinh ĐH, CĐ. Để bảo mật thông tin, khi nhận được tài khoản và mật khẩu thí sinh nên thay đổi ngay mật khẩu. Thí sinh cần giữ kín tài khoản và mật khẩu của mình. Trong trường hợp quên tài khoản và mật khẩu thì có thể xin cấp lại bằng cách liên hệ với đơn vị ĐKDT.

Tùy từng thời điểm, khi đăng nhập vào phần mềm QLT, thí sinh có thể biết được các thông tin như: Thông tin ĐKDT (phản hồi các sai sót nếu có trước ngày 25/4/2017); thông tin xét công nhận tốt nghiệp THPT (phản hồi các sai sót nếu có trước ngày 25/5/2017); Giấy báo dự thi; Địa điểm thi; Kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT; Kết quả xét tuyển sinh ĐH, CĐ.

V.  Công tác coi thi

Ban coi thi chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ công việc theo Điều 20, 21, 22 của Quy chế thi. Lưu ý một số nội dung về tổ chức coi thi tại các điểm thi  như sau:

1.   Công tác chuẩn bị

a)  Họp lãnh đạo, thư ký điểm thi (Từ 13 giờ 30, ngày 20/6/2017)

Công bố các Quyết định thành lập Ban coi thi và lịch làm việc của kỳ thi.

Thống nhất kế hoạch công việc trong lãnh đạo điểm thi và các thư ký.

b)  Họp toàn thể thành viên điểm thi (Từ 8 giờ 00, ngày 21/6/2017)

Công bố các Quyết định thành lập Ban coi thi và lịch làm việc của kỳ thi.

Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của điểm thi, thống nhất kế hoạch làm việc, kiểm tra công việc chuẩn bị của điểm thi.

Cán bộ phụ trách cơ sở vật chất (CSVC) báo cáo việc chuẩn bị CSVC, phương án bố trí phòng thi, thiết bị và văn phòng phẩm phục vụ kỳ thi, kế hoạch bảo vệ  khu vực thi cho từng buổi thi.

Tổ chức học tập quy chế thi và các văn bản hướng dẫn coi thi.

Ngay sau cuộc họp lãnh đạo, thư ký điểm thi, Trưởng điểm thi làm việc với bộ phận phục vụ thi, quán triệt tinh thần của kỳ thi và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người và thông qua kế hoạch bảo vệ điểm thi. Ngoài lực lượng công an, bảo vệ chung kỳ thi, đều phải có ít nhất 01 công an huyện trực bảo vệ 24/24 giờ trong các ngày thi và cùng Trưởng điểm thi đi nộp bài. Bố trí người trực điện thoại trong các ngày thi.

Yêu cầu các thành viên của điểm thi khi đang làm nhiệm vụ phải đeo phù hiệu; trang phục, tác phong lịch sự văn minh.

c)  Phổ biến Quy chế thi, lịch thi, làm thủ tục dự thi (Từ 14 giờ ngày 21/6/2017)

Tổ chức cho thí sinh học tập quy định về trách nhiệm của thí sinh tại Điều 14 và xử lý vi phạm quy chế thi tại Điều 49 của Quy chế thi.

Làm thủ tục cho thí sinh dự thi: Trả thẻ dự thi cho thí sinh, tiếp nhận các thông tin sai sót do thí sinh phản ánh.

d)  Tổ chức kiểm tra các điều kiện đảm bảo cho kỳ thi (ngày 21/6/2017)

Trưởng điểm thi phân công các thành viên kiểm tra:

+ Tường rào (cả bên trong và bên ngoài), cổng trường thi phải đảm bảo an toàn.

+ Phòng thi: mỗi phòng thi phải đủ chỗ ngồi, kích thước bàn ghế phải phù hợp với học sinh THPT và đảm bảo khoảng cách giữa hai thí sinh theo hàng ngang ít nhất 1,2mét. Phòng thi phải đảm bảo ánh sáng, thoáng, sạch, mặt bàn và ghế phải đảm bảo vệ sinh. Cửa ra vào, cửa sổ, quạt trần, hệ thống điện phải đảm bảo an toàn cho phòng thi. Có phương án bảo vệ để đề thi không lọt ra ngoài.

+ Việc chuẩn bị văn phòng phẩm: Giấy thi, giấy nháp, phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN), túi đựng phiếu TLTN, Danh sách thí sinh trong phòng thi, Phiếu thu bài thi, phù hiệu, bút bi đủ phát cho toàn bộ giám thị, phấn viết, kéo cắt túi đề thi đủ cho từng phòng thi, niêm phong ..

+ Yêu cầu bố trí ở 2 đầu hành lang của mỗi dãy phòng thi 1 bàn để cặp sách, tư trang của  thí sinh.

+ Cùng với cán bộ an ninh kiểm tra phòng điều hành chung, các phòng phục vụ, phòng và tủ bảo quản đề thi, bài thi, điện thoại cố định, máy photocopy, máy phát điện dự phòng; máy tính có kết nối Internet để tại phòng làm việc chung. Riêng máy photocopy đặt tại phòng làm việc chung và phải niêm phong hoặc để ở một phòng riêng biệt được niêm phong.

Chậm nhất 16h00 ngày 21/6/2017 hoàn thiện, niêm phong các phòng thi.

Trước 16h30 ngày 21/6/2017, Trưởng điểm thi khẳng định điểm thi đảm bảo các điều kiện để tổ chức kỳ thi an toàn, đúng Quy chế về Sở GD&ĐT qua điện thoại trực thi hoặc email.

e)  Chuẩn bị các thông báo

Thông báo đầy đủ về kỳ thi cho cán bộ coi thi và thí sinh. Thông báo để ở nơi thuận tiện, dễ quan sát.

Tại cửa mỗi phòng thi cần niêm yết: Danh sách thí sinh trong phòng thi và Qui định trách nhiệm của thí sinh tại Điều 14 của Quy chế thi.

Tại bảng tin ở sân trường phải có thông báo: Hiệu lệnh trống; Sơ đồ các phòng thi (Số thứ tự phòng thi phải cố định trong toàn bộ kỳ thi); Danh sách thí sinh theo buổi thi; Trách nhiệm của thí sinh, xử lý thí sinh vi phạm Quy chế thi; Lịch thi, môn thi và thời gian làm bài.

Phòng làm việc chung của điểm thi niêm yết: Lịch thi, môn thi, giờ thi, thời gian làm bài, hiệu lệnh trống, quy định về phù hiệu, quy định đánh số báo danh.

2.   Tiến hành coi thi

2.1.   Khai mạc kỳ thi, rút kinh nghiệm trước mỗi buổi thi

Khai mạc: (Trước 6h30 ngày 22/6/2017): Lễ khai mạc kỳ thi trang trọng, ngắn gọn, đầy đủ các bước:

+ Tập trung thí sinh, chào cờ, tuyên bố lý do.

+ Công bố quyết định thành lập Ban coi thi, quyết định Thanh tra thi.

+ Phát biểu của lãnh đạo cấp trên (nếu có).

+ Động viên và nhắc nhở thí sinh làm bài thi tốt, thực hiện đúng Quy chế thi.

Rút kinh nghiệm trước mỗi buổi thi: Từ buổi thi thứ 2, trước mỗi buổi thi phải họp để rút kinh nghiệm coi thi các buổi trước, phổ biến những việc cần làm và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.

2.2.   Nhiệm vụ của cán bộ coi thi và của các thành viên khác

a) Trước mỗi buổi thi, Trưởng điểm thi đảm bảo mọi phương tiện thu, phát thông tin cá nhân của tất cả thành viên làm nhiệm vụ phải được lưu giữ tại phòng làm việc chung.

b) Trưởng Điểm thi quy định cách đánh số báo danh trong phòng thi; tổ chức cho cán bộ coi thi, cán bộ giám sát phòng thi bắt thăm phân công coi thi, giám sát phòng thi; đảm bảo trong mỗi phòng thi có 01 cán bộ coi thi (CBCT) là cán bộ, giảng viên của trường ĐH, CĐ và 01 CBCT là giáo viên của trường phổ thông.

c) Trưởng Ban coi thi quyết định giờ phát túi đề thi còn nguyên niêm phong cho CBCT.

d) Khi gọi thí sinh vào phòng thi, CBCT kiểm tra các vật dụng thí sinh được mang vào phòng thi theo quy định tại Điều 14 của Quy chế thi. Thí sinh được mang vào phòng thi máy tính cầm tay được quy định trong văn bản của Bộ GDĐT. 

e) Khi có hiệu lệnh, CBCT thứ nhất gọi tên thí sinh vào phòng thi, CBCT thứ hai dùng Thẻ dự thi và Danh sách ảnh của thí sinh để đối chiếu, nhận diện thí sinh; hướng dẫn thí sinh ngồi đúng chỗ quy định và kiểm tra các vật dụng thí sinh mang vào phòng thi, tuyệt đối không để thí sinh mang vào phòng thi mọi tài liệu và vật dụng cấm theo quy định tại Điều 14 của Quy chế thi. Sau đó CBCT thứ nhất đi nhận đề thi; CBCT thứ hai ở lại phòng thi và ký tên vào giấy thi, giấy nháp với số lượng vừa đủ và phát cho thí sinh.

f) Mỗi phòng thi phải được trang bị 01 chiếc kéo dành cho CBCT để cắt túi đề thi. Trước khi cắt túi đề thi và phát đề thi vào đúng thời điểm ghi trong Lịch thi, CBCT phải cho toàn thể thí sinh trong phòng thi chứng kiến tình trạng niêm phong của túi đề thi, sự phù hợp môn thi với lịch thi và lập biên bản xác nhận có chữ ký của 2 thí sinh trong phòng thi.

g) Ngay sau khi phát đề cho thí sinh, CBCT yêu cầu thí sinh kiểm tra tình trạng đề thi: nếu thấy đề thi bị thiếu trang hoặc rách, nhòe, mờ, phải lập tức báo cho CBCT để kịp thời xử lý; nếu không phát hiện hoặc để quá 10 phút sau khi phát đề mới báo cáo thì thí sinh phải tự chịu trách nhiệm. Tất cả những trường hợp phát sinh về đề thi, CBCT phải báo cáo cho Trưởng Điểm thi để báo cáo Trưởng Ban Coi thi ngay sau khi phát hiện (qua cán bộ giám sát thi).

h) Quy trình coi thi trắc nghiệm thực hiện theo Điều 21, Điều 22 của Quy chế thi với một số lưu ý:

Thí sinh là học sinh lớp 12 năm học 2016-2017 ĐKDT bài thi tổ hợp nào thì phải thi tất cả các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đó.

Thí sinh làm bài các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp theo Lịch thi trên cùng một phiếu TLTN. Hết thời gian làm bài của môn thi thành phần cuối cùng của bài thi tổ hợp, CBCT mới thu Phiếu TLTN.

Việc phát Phiếu TLTN và hướng dẫn thí sinh điền đủ thông tin vào các mục trên Phiếu TLTN của bài thi tổ hợp được thực hiện tương tự như phát Phiếu TLTN của các bài thi trắc nghiệm khác. Lưu ý: Các môn thi thành phần trong mỗi bài thi tổ hợp có cùng một mã đề thi; thí sinh ghi mã đề thi này trên Phiếu TLTN để theo dõi;

Đề thi trắc nghiệm được phát theo hàng ngang, lần lượt từ trái qua phải, từ trên xuống dưới;

Trong túi đựng đề thi của mỗi bài thi tổ hợp có chứa bì đựng đề thi của từng môn thi thành phần tương ứng. CBCT chỉ được cắt bì đề thi và phát đề thi của môn thi thành phần cho thí sinh đúng thời điểm ghi trên Lịch thi;

Thí sinh phải nộp lại đề thi, giấy nháp khi hết thời gian làm bài môn thi thành phần, không phải nộp lại đề thi, giấy nháp đối với môn thi Sinh học và Giáo dục công dân của bài thi tổ hợp; không phải nộp lại đề thi, giấy nháp đối với các bài thi độc lập Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ.

i) Sau khi tính giờ làm bài 15 phút, CBCT nộp các đề thi thừa đã được niêm phong và đề môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đã thu của thí sinh (nếu có) cho người được Trưởng Điểm thi phân công.

k) Khi thu bài, CBCT trong phòng thi xếp các bài thi theo thứ tự tăng dần của số báo danh, yêu cầu thí sinh điền vào Phiếu thu bài thi số tờ giấy thi của mình và ký xác nhận; đảm bảo không xảy ra nhầm lẫn, thiếu sót.

l) Thí sinh GDTX thi bài thi KHXH, thí sinh tự do, được xếp phòng thi riêng ở một hoặc một số Điểm thi do Giám đốc sở GDĐT quyết định. Việc tổ chức coi thi như sau:

Thí sinh thi cả 3 môn thi thành phần của bài thi tổ hợp: Tổ chức coi thi như đối với các đối tượng khác.

Thí sinh thi 2 môn thi thành phần liên tiếp (bao gồm cả thí sinh GDTX thi bài thi KHXH): CBCT và thí sinh có mặt tại phòng thi trước giờ phát đề thi ít nhất 15 phút để làm công tác chuẩn bị. Ngay sau khi hết giờ làm bài của môn thi thành phần thứ nhất của mình, thí sinh phải dừng bút, CBCT thu đề thi và giấy nháp của thí sinh, sau đó CBCT phát đề thi môn thi thành phần tiếp theo và giấy nháp mới đúng Lịch thi. Khi hết giờ làm bài môn thi thành phần thứ 2, CBCT thu đề thi và giấy nháp của thí sinh (trừ môn thi Sinh học và Giáo dục công dân) và cho thí sinh ra về dưới sự hướng dẫn của cán bộ giám sát.

Thí sinh thi 2 môn thi thành phần không liên tiếp: CBCT và thí sinh có mặt tại phòng thi trước giờ phát đề thi ít nhất 15 phút để làm công tác chuẩn bị. Ngay sau khi hết giờ làm bài của môn thi thành phần thứ nhất, thí sinh phải dừng bút, nộp đề thi, giấy nháp cho CBCT. Thí sinh phải ngồi nguyên vị trí, giữ trật tự, úp Phiếu TLTN xuống mặt bàn và bảo quản Phiếu TLTN trong suốt thời gian chờ thi môn thành phần tiếp theo. Trường hợp đặc biệt, thí sinh ra ngoài phòng thi phải được phép của CBCT, thí sinh này phải nộp Phiếu TLTN cho CBCT; thí sinh ra ngoài phòng thi dưới sự hướng dẫn của cán bộ giám sát.

Thí sinh chỉ thi 1 môn thi thành phần: CBCT và thí sinh có mặt tại phòng thi trước giờ phát đề thi ít nhất 15 phút để làm công tác chuẩn bị. Ngay sau khi hết giờ làm bài, CBCT thu Phiếu TLTN, thu đề thi và giấy nháp của thí sinh (trừ các môn thi Sinh học và Giáo dục công dân) và cho thí sinh ra về dưới sự hướng dẫn của cán bộ giám sát.

m) Các phóng viên báo, đài đến lấy tin phải xuất trình Thẻ nhà báo và Giấy giới thiệu của Sở. Lãnh đạo điểm thi cử người tiếp, khi sắp xếp được thời gian sẽ cung cấp thông tin về tình hình chung của điểm thi. Không cung cấp chi tiết các thông tin liên quan đến cán bộ coi thi và thí sinh. Trong trường hợp Lãnh đạo điểm thi bận, cần thông báo rõ cho phóng viên. Tuyệt đối không để phóng viên vào phòng thi hoặc đến sát phòng thi chụp ảnh, ghi hình.

n) Xử lý vi phạm: Trưởng điểm thi căn cứ Điều 49 của Quy chế thi xử lý.

p) Nộp bài thi: Dùng phương tiện ô tô, Trưởng điểm thi, thư ký cùng cán bộ an ninh nộp bài thi, đề thi chưa sử dụng và các loại hồ sơ khác của điểm thi cho Ban thư ký của Hội đồng thi; cần lập trước biên bản bàn giao theo Mẫu 4 VP.

Theo thethaohangngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Viết bình luận: Vĩnh Phúc hướng dẫn tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia 2017

  •  
Điểm chuẩn tất cả các trường ĐH