Cách làm dưa muối chua ngon ngày tết

Hướng dẫn cách muối dưa các loại ngày tết: dưa củ kiệu, dưa hành, dưa góp, dưa món, dưa giá đỗ... các loại dưa ngon của 3 miền chua ngon chống ngán ngày tết.

Cách muối dưa kiệu

cach-muoi-dua-cu-kieu

Dưa kiệu ngon

Nguyên liệu:

  • 1 kg kiệu
  • 2 muỗng canh muối hột
  • 1 muỗng café phèn chua
  • Dấm trắng
  • Đường

Cách làm:

  • Ngâm khiệu trong nước pha muối hột 12 giờ (mình thường ngâm buổi tối đến sáng) (1)
  • Xả nhiều lần.
  • Pha nước phèn chua ngâm kiệu đã xả, đem thau kiệu phơi nắng. Xả nhiều lần.
  • Trải kiệu ra mặt khay hay rổ, phơi một nắng cho ráo. (2)
  • Cắt rễ, ngọn, lột vỏ (còn khoảng 800g). (3)
  • Rửa qua nước cho sạch bụi.
  • Chuẩn bị một chén dấm cho vài củ kiệu vào rửa kiệu qua dấm, vớt ra. Làm lần lượt cho hết kiệu.
  • Ướp một lớp đường, một lớp kiệu (4), đậy lại, đợi kiệu ra nước, tự lên men. Chừng hơn 2 tuần là ăn được. Cách này lâu ăn được nhưng để được lâu.
  • Nếu muốn ăn nhanh (nhưng không để lâu được bằng cách ướp đường): nấu 250g đường với 600ml dấm, để nguội cho vào lọ kiệu. Chừng 10 ngày là ăn được.
  • Hình bên trái là sau khi ướp đường khoảng 1 tuần mình dùng đũa gắp kiệu xếp vào lọ cho đẹp và cho luôn phần nước đường kiệu ra vào lọ.
  • Hình bên phải là mình nấu dấm đường cho vào kiệu. Nếu thích đẹp có thể xếp ngay ngắn, chừng 7 ngày sau thay một lần dấm đường khác.

 mon-dua-cu-kieu

Dưa kiệu ngon không hăng

Mách nhỏ: tùy độ chua của dấm mà gia giảm đường bạn nhé. Mình sử dụng dấm nuôi, không sử dụng dấm gạo nên độ chua vừa phải, dấm gạo để lâu kiệu sẽ bị vàng.

Cách làm dưa hành

Nguyên liệu:

- 1kg hành củ

- Đường

- Muối

- 1/2 củ gừng

- Ớt: 3-4 quả

Cách làm:

Bước 1: Hành chọn loại hành tía là ngon nhất còn không chọn hành trắng cũng được, và chọn đều củ thì sau khi muối hành sẽ ngọt, giòn. Sau khi mua về ngâm hành vào nước gạo trong khoảng vài tiếng cho bụi ra bớt và để lớp vỏ bên ngoài tự bong, khi rửa sẽ sạch đất bám ở gốc hành.

Bóc bỏ lớp vỏ hành bên ngoài, cắt bớt rễ, để lại gốc hành. Không nên cắt gốc thì sẽ tránh được việc hành bị nhũn, ủng. Để hành ra rổ cho róc nước.

Bước 2: Gừng rửa sạch, cạo vỏ, đập dập.

Bước 3: Cho hành vào lọ hoặc bình cùng khoảng 200g muối tinh, xóc đều, để trong khoảng 2 - 3 ngày; thỉnh thoảng xóc đều để hành ra hết nước đen.

Bước 4: Pha đường với nước ấm khoảng 3 thìa đường cùng chút muối.

Đổ nước vừa pha vào lọ, đổ hành và gừng vào khuấy đều, nước phải ngập hành; khuấy đều rồi nếm cho vừa đủ độ mặn ngọt và có mùi thơm của gừng.

Cach lam dua muoi chua ngon ngay tet

Nếu thấy nhạt bạn thêm chút muối. Đậy nắp kĩ để khoảng 1 tuần - 10 ngày là ăn được.

Dưa hành ăn cùng thịt đông hay bánh chưng đều rất ngon, khiến những món ăn nhiều đạm của ngày Tết trở nên bớt ngán hơn, hấp dẫn hơn.

Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món dưa hành!

Cách làm dưa góp

Vị chua chua, giòn giòn của món dưa góp sẽ khiến mâm cỗ ngày Tết đỡ ngán.

Nguyên liệu:

- Cà rốt

- Su hào

- Dưa chuột

- Tỏi

- Muối, đường, giấm, nước mắm

Cách làm:

- Cà rốt các bạn nạo vỏ rồi xắt sợi dài.

- Su hào cũng lột vỏ và xắt sợi.

- Cho su hào, cà rốt vào bát, rắc 1 chút muối tinh rồi xóc đều. Su hào, cà rốt sẽ tiết ra nước, chắt bỏ phần đó đi các bạn nhé. Mục đích của việc làm này là để cho su hào và cà rốt được giòn hơn.

- Dưa chuột sau khi đã ngâm nước muối pha loãng được khoảng 20 phút, các bạn vớt ra để ráo, bỏ ruột và cũng xắt sợi giống như su hào, cà rốt. Riêng dưa chuột không cần nạo vỏ các bạn nhé, để dưa giòn và giữ được màu sắc đẹp.

6 món dưa muối ăn Tết ba miền - 4

Dưa góp chua ngon

- Cho su hào, cà rốt, dưa chuột vào 1 hũ thủy tinh. Đun sôi hỗn hợp nước gồm: nước, dấm, đường, nước mắm theo tỉ lệ 1:1:1:1. Thả tỏi đập dập hoặc thái lát mỏng vào, đợi hỗn hợp thật nguội mới từ từ chế vào lọ thủy tinh đựng dưa góp.

Sau khoảng 1 ngày là các bạn có thể dùng được. Vào mùa đông, dưa góp có thời gian sử dụng là 1 tuần, nếu cất cả lọ vào trong tủ lạnh thì sẽ bảo quản được lâu hơn.

Dưa góp có vị giòn, chua chua ngọt ngọt rất dễ ăn, Tết này các bạn hãy chuẩn bị 1 lọ dưa góp thật ngon cho gia đình nhé!

Cách làm dưa món

Dưa món là thức ăn kèm cùng với thịt rim ngày Tết để đỡ ngán của người miền Trung.

Bữa cơm ngày Tết thường có nhiều thịt, giò, chả, xôi, bánh chưng... phần lớn là các món ăn đều gây ngán. Chính vì thế, dưa món là thứ ăn kèm "cứu cánh" cho bữa cơm nhiều đạm. Nó giúp bữa cơm ngày Tết của người miền Trung vừa ngon hơn, hấp dẫn hơn mà vẫn luôn lưu giữ được nét cổ truyền trong mâm cỗ.

Nguyên liệu:

- 01 kg hành ta (mua loại chưa thật khô)

- 02 thìa canh vừa phải muối biển .

- 01 thìa cà phê đường trắng

6 món dưa muối ăn Tết ba miền - 6

Cách làm:

- Hành mua về ngâm với nước vo gạo khoảng 1 ngày.

- Sau đó bóc bớt vỏ, rửa thật sạch, tiếp tục ngâm với nước gạo (nước gạo mới) thêm khoảng 1 ngày để giảm bớt vị cay và đắng của hành.

- Su hào gọt vỏ, bỏ phần già (nếu có). Cà rốt cạo vỏ rửa sạch để ráo nước. Su hào và cà rốt cắt thành miếng dài khoảng 3 cm, rộng hơn 1 cm , dày 1 cm.

Sau khi ngâm nước gạo lần 2 tiếp tục rửa sạch hành, để ráo nước

Muối hành

- Cho nước sôi để  nguội, muối biển, đường trắng vào cái lọ khuấy thật đều, đổ hành vào lọ cùng với các nguyên liệu (Nước nên ngập hành khoảng hơn 01 đốt ngón tay). Khi cho hành vào lọ cần phải có dụng cụ để nén chặt hành).

Muối su hào, cà rốt

- Cho nước sôi để thật nguội cùng muối biển vào lọ khuấy thật đều và cho su hào, cà rốt vào lọ (nước phải ngập su hào, cà rốt khoảng hơn 01 đốt ngón tay). Khi cho cà rốt, su hào vào lọ cần phải có dụng cụ để nén chặt su hào. (Su hào và cà rốt muối khoảng thời gian 2 ngày là ăn được, không cần muối thời gian dài vì su hào, cà rốt nhanh chua).

6 món dưa muối ăn Tết ba miền - 7

Dưa món của người miền Trung khá giống với dưa góp của người Bắc nhưng khi ăn, người miền Trung sẽ vớt hành, su hào, cà rốt rồi trộn cùng với tương ớt, mỳ chính hoặc trộn cùng với tỏi, bột tiêu, đường. Chỉ một chút khác lạ trong cách pha trộn nguyên liệu cũng làm nên nét độc đáo trong món ăn giản dị này. 

Dưa giá đỗ

Dưa giá là một món ăn kèm không thể thiếu trong các bữa cơm ngày Tết của người Miền Nam. Vị chua dịu của dưa giá giúp kích thích vị giác và nhờ đó mà trung hòa bớt vị mặn của các món kho, lại cung cấp nhiều chất xơ nữa đó.

Nguyên liệu:

- 200g giá

- 1/2 củ cà rốt (khoảng 30g)

- 30g hẹ

6 món dưa muối ăn Tết ba miền - 8

Cách làm:

- Hẹ rửa sạch, cắt khúc.

- Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt sợi.

- Giá rửa sạch.

- Nước ngâm: 250ml nước chín, 1 muỗng cafe đường, 1 muỗng cafe muối, khuấy tan, nêm thấy vị lợ lợ, nhàn nhạt.

- Cho giá, hẹ, cà rốt vào nước ngâm, trộn đều. Đậy lại. Để nửa ngày hoặc 1 ngày là chua vừa ăn.

Nếu muốn nhanh ăn được thì trộn dưa đều, khi dọn ra thì rưới thêm ít dấm cho có vị chua nhẹ. Cách làm dưa giá đơn giản, nhanh ăn được hơn các loại dưa muối khác, dùng kèm với các món kho (thịt kho, cá kho) rất hợp, kích thích vị giác, cung cấp chất xơ và cân bằng vị mặn đậm đà của món kho. 

Dưa cải thảo

Ngoài dưa kiệu hay dưa món ăn trong dịp Tết, còn có món dưa rất dễ làm và cũng rất ngon, đó là cải thảo muối kiểu kim chi.

Mâm cơm ngày Tết với các món ăn cầu kỳ nhiều đạm và nhiều dầu mỡ sẽ khiến chúng ta cảm thấy ngán và không còn ngon miệng nữa. Đó là lý do vì sao trong bữa ăn ngày Tết thường phải có các món dưa muối hay món gỏi, một cách cân bằng khẩu vị và dinh dưỡng rất hiệu quả. Cách làm dưa này đơn giản hơn làm kim chi rất nhiều, nhưng thành quả thì hấp dẫn không kém.

Nguyên liệu:

- Cải thảo: 500 gram

- Cà rốt: 1 củ vừa

- 1 nhánh gừng nhỏ, ớt trái, hành lá, ớt bột, tỏi

- Gia vị: muối, đường, nước mắm ngon

6 món dưa muối ăn Tết ba miền - 10

Thực hiện:

- Cải thảo tách từng lá, rửa sạch với nước muối, để ráo nước.

- Xắt cải thào thành từng lát xéo vừa ăn (như nấu canh).

- Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, xắt lát mỏng, có thể tỉa thành hình hoa mai cho đẹp.

- Gừng bỏ vỏ, xắt lát mỏng. Hành lá cắt khúc. Tỏi ớt băm nhuyễn, chừa lại vài trái ớt để nguyên.

- Trộn chung tất cả các nguyên liệu trên với muối, đường và ớt bột. Nếm mằn mặn, ngòn ngọt là được. Thêm xíu nước mắm ngon.

- Để dưa cải thảo khoảng vài giờ, khi dưa ra nước xâm xấp thì cho vào keo thủy tinh, đậy kín nắp.

- Sau đó để dưa khoảng 1-2 ngày cho lên men. Cất vào tủ lạnh ăn dần.

- Món dưa cải thảo muối kiểu kim chi này cân bằng giữa các vị mặn, ngọt, chua và cay, kích thích vị giác, giúp cho bữa ăn thêm ngon miệng

 Theo thethaohangngay


Viết bình luận: Cách làm dưa muối chua ngon ngày tết

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247