Đề thi thử đại học môn Sinh khối B lần 3 năm 2014 - THPT Trần Phú, Hải Phòng

Các em tham khảo đề thi thử đại học môn Sinh khối B lần 3 năm 2014 trường THPT Trần Phú, Hải Phòng dưới đây.

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN SINH KHỐI B LẦN 3 NĂM 2014 - THPT TRẦN PHÚ, HẢI PHÒNG

Câu 1: Số alen của gen I, II và III lần lượt là 5, 3 và 7. Biết các gen đều nằm trên NST thường và không cùng nhóm liên kết. Số kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen và dị hợp về 2 cặp gen lần lượt là

A. 71 và 303.                   B. 270 và 390.                 C. 105 và 630.                 D. 630 và 1155.

Câu 2: Một nhà hoá sinh học đã phân lập và tinh sạch được các phân tử cần thiết cho quá trình sao chép ADN. Khi cô ta bổ sung thêm ADN, sự sao chép diễn ra, nhưng mỗi phân tử ADN bao gồm một mạch bình thường kết cặp với nhiều phân đoạn ADN gồm vài trăm nucleôtit. Nhiều khả năng là cô ta đã quên bổ sung vào hỗn hợp thành phần gì?

A. Primaza (enzim mồi).                                           B. ADN polymeraza.

C. ARN polymeraza.                                                D. ADN ligaza

Câu 3: Cho Ruồi giấm thuần chủng mắt đỏ, cánh nguyên giao phối với ruồi mắt trắng cánh xẻ thu được F1 100% ruồi mắt đỏ, cánh nguyên. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau F2 thu được: 282 ruồi mắt đỏ, cánh nguyên : 62 ruồi mắt trắng, cánh xẻ : 18 ruồi mắt trắng, cánh nguyên : 18 ruồi mắt đỏ, cánh xẻ. Cho biết 1 gen qui định 1 tính trạng, các gen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và có một số hợp tử qui định ruồi mắt trắng cánh xẻ bị chết. Trong tất cả các hợp tử của F2 số hợp tử chết chiếm bao nhiêu phần trăm?

A. 24%.                            B. 15,5%.                         C. 5%.                              D. 9%.

Câu 4: Ba loài ếch: Rana pipiens, Rana clamitans và Rana sylvatica, cùng sinh sống trong một ao. Song chúng bao giờ cũng bắt cặp giao phối đúng với các cá thể cùng loài vì các loài ếch này có tiếng kêu khác nhau. Đây là ví dụ về kiểu cách li nào?

A. Cách li tập tính.                                                   B. Cách li thời gian.

C. Cách li sinh thái.                                                  D. Cách li sau hợp tử và con lai bất thụ.

Câu 5: Ý nghĩa nào dưới đây không phải của hiện tượng hoán vị gen?

A. Tái tổ hợp lại các gen quý trên các NST khác nhau của cặp tương đồng tạo thành nhóm gen kiên kết.

B. Làm tăng số biến dị tổ hợp, cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc và tiến hoá.

C. Đặt cơ sở cho việc lập bản đồ gen.

D. Giúp giải thích cơ chế của hiện tượng chuyển đoạn tương hỗ trong đột biến cấu trúc NST.

Câu 6: Nhóm loài ưu thế là nhóm loài

A. có tần suất xuất hiện và độ phong phú rất thấp, nhưng sự có mặt của chúng lại làm tăng mức độ đa dạng cho quần xã.

B. có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã.

C. có vai trò thay thế cho nhóm loài khác khi nhóm này suy vong vì một nguyên nhân nào đó.

D. có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã.

Câu 7: Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Cho P thuần chủng, khác nhau hai cặp tính trạng tương phản. Điểm khác biệt giữa định luật phân li độc lập với liên kết gen là:

I. Tỉ lệ kiểu hình của F1

II. Tỉ lệ kiểu hình và tỉ lệ kiểu gen của F2

III. Tỉ lệ kiểu hình đối với mỗi cặp tính trạng ở đời F2

IV. Sự xuất hiện các biến dị tổ hợp nhiều hay ít

       Câu trả lời đúng là

A. II và III.                       B. II và IV.                       C. I, II, III và IV.              D. I, III và IV.

Câu 8: Một plasmit có 104 cặp nuclêôtit tiến hành tự nhân đôi 3 lần, số liên kết cộng hoá trị được hình thành giữa các nuclêôtit của ADN là

A. 140000.                       B. 159984.                       C. 139986.                       D. 70000.

Câu 9: Cho P thuần chủng lai với nhau được F1-1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1-1 lai phân tích, được tỉ lệ là 3 trắng: 1 đỏ. Xét thêm một cặp gen qui định chiều cao cây. Cho các cá thể P thuần chủng khác nhau bởi các cặp gen tương phản lai với nhau, được F1-2 đồng loạt cây hoa đỏ, thân cao. Cho F1-2 lai phân tích, F2-2 thu được 4 loại kiểu hình: hoa đỏ, thân cao; hoa đỏ, thân thấp; hoa trắng, thân cao và hoa trắng, thân thấp; trong đó cây hoa đỏ, thân thấp chiếm tỉ lệ 20%. Cây hoa đỏ, thân cao ở F2-2 chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm?

A. 20%.                           B. 30%.                           C. 45%.                                   D. 5%.

Câu 10: Nội dung cơ bản của phương pháp nghiên cứu tế bào là

A. khảo sát về quá trình nguyên phân và giảm phân.

B. khảo sát sự trao đổi chất của tế bào diễn ra bình thường hay không.

C. quan sát về hình thái, số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào, để dự đoán sự phát triển bình thường hay bất thường của cơ thể.

D. tạo tế bào trần để lai tế bào sinh dưỡng.

Câu 11: Đặc điểm khác nhau cơ bản giữa các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên là:

A. Chọn lọc tự nhiên chỉ diễn ra mạnh mẽ khi môi trường thay đổi, còn các yếu tố ngẫu nhiên  xảy ra ngay cả môi trường không thay đổi.

B. Chọn lọc tự nhiên trực tiếp tạo ra kiểu gen thích nghi còn các yếu tố ngẫu nhiên thì không.

C. Chọn lọc tự nhiên làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng xác định, còn các yếu tố ngẫu nhiên thì không.

D. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành loài mới còn kết quả của các yếu tố ngẫu nhiên là tăng tần số alen có lợi trong quần thể.

Câu 12: Ở một loài thực vật, xét 4 gen đột biến được tạo ra từ 4 gen trội nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau. Số loại thể đột biến tối đa có thể được tạo ra trong quần thể là

A. 27.                               B. 1.                                 C. 80.                               D. 65.

Câu 13: Khi nói về các phân tử ADN ở trong nhân của một tế bào sinh dưỡng ở sinh vật nhân thực có các nhận xét sau:

    (1) Các phân tử nhân đôi độc lập và diễn ra ở các thời điểm khác nhau.

    (2) Thường mang các gen phân mảnh và tồn tại theo cặp alen.

    (3) Có độ dài và số lượng các loại nuclêôtit bằng nhau.

    (4) Có cấu trúc mạch kép thẳng.

    (5) Có số lượng, hàm lượng ổn định và đặc trưng cho loài.

Nhận xét đúng là

A. (1), (2), (3).                 B. (2), (4), (5).                  C. (2), (3), (4).                 D. (3), (4), (5).

Câu 14: Trong chu trình nitơ, sinh vật giúp chuyển hóa nitơ hữu cơ thành nitơ vô cơ là vi khuẩn

A. nitrat hóa.                    B. nitrit hóa.                     C. amôn  hóa.                  D. sống cộng sinh.

Câu 15: Ở một loài thực vật xét một gen có 3 alen A, a, a1 nằm trên nhiễm sắc thể thường, trong đó: alen A quy định tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a và a1; alen a quy định tính trạng hoa hồng trội hoàn toàn so với alen a1 quy định tính trạng hoa trắng. Trong trường hợp cây tứ bội khi giảm phân tạo ra các giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường và không có đột biến xảy ra, cây tứ bội có kiểu gen Aaa1a1 tự thụ phấn. Tỷ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ tiếp theo là

A. 27 hồng : 8 đỏ : 1 trắng.                                       B. 27 trắng : 8 hồng : 1 đỏ.

C. 26 đỏ : 9 hồng : 1 trắng.                                       D. 27 đỏ : 8 hồng : 1 trắng.

Câu 16: Ở ruồi giấm A qui định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với a qui định mắt trắng. Cho các cá thể ruồi giấm đực và cái có 5 kiểu gen khác nhau giao phối tự do (số lượng cá thể ở mỗi kiểu gen là như nhau). Tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời lai là

A. 75% mắt đỏ: 25% mắt trắng.                               B. 62,5% mắt đỏ: 37,5% mắt trắng.

C. 50% mắt đỏ: 50% mắt trắng.                               D. 56,25% mắt đỏ: 43,75% mắt trắng.

Câu 17: Khi cho lai giữa cây thuần chủng thân cao, quả ngọt với cây thân thấp, quả chua, F1 thu được toàn cây thân cao, quả ngọt. Cho F1 tự thụ phấn F2 thu được: 27 thân cao, quả ngọt : 21 thân thấp, quả ngọt : 9 thân cao, quả chua : 7 thân thấp, quả chua. Biết rằng tính trạng vị quả do một cặp gen quy định, gen nằm trên NST thường. Cho cây F1 lai phân tích, tỷ lệ kiểu hình thu được ở Fa là

A. 3 thân cao, quả ngọt : 3 thân cao, quả chua : 1 thân thấp, quả ngọt : 1 thân thấp, quả chua.

B. 7 thân cao, quả ngọt : 7 thân cao, quả chua : 1 thân thấp, quả ngọt : 1 thân thấp, quả chua.

C. 3 thân thấp, quả ngọt : 3 thân thấp, quả chua : 1 thân cao, quả ngọt : 1 thân cao, quả chua.

D. 9 thân cao, quả ngọt : 3 thân cao, quả chua : 3 thân thấp, quả ngọt : 1 thân thấp, quả chua.

Câu 18: Chiều cao cây do 5 cặp gen phân li độc lập tác động cộng gộp, sự có mặt mỗi alen trội làm cao thêm 5cm. Cây cao nhất có chiều cao 220cm. Về mặt lý thuyết, phép lai AaBBDdeeFf x AaBbddEeFf cho đời con cây có chiều cao 190 cm và 200 cm chiếm tỉ lệ là

A. 18/128 và 21/128.       B. 42/128 và 24/128.       C. 45/128 và 30/128.       D. 35/128 và 21/128.

Câu 19: Một đột biến gen có thể gây ra biến đổi nucleotit ở bất kì vị trí nào trên gen. Nếu như đột biến xảy ra ở vùng điều hòa của gen thì gây nên hậu quả gì?

A. Cấu trúc sản phẩm của gen không thay đổi nhưng lượng sản phẩm của gen có thể thay đổi theo hướng tăng cường hoặc giảm bớt.                                                              

B. Lượng sản phẩm của gen sẽ tăng lên nhưng cấu trúc của gen chỉ thay đổi đôi chút do biến đổi chỉ xảy ra ở vùng điều hòa không liên quan đến vùng mã hóa của gen.

C. Lượng sản phẩm của gen sẽ giảm xuống do khả năng liên kết với ARN polymerase giảm xuống, nhưng cấu trúc sản phẩm của gen không thay đổi.                               

D. Cấu trúc sản phẩm của gen sẽ thay đổi kết quả thường là có hại vì nó phá vỡ mối quan hệ hài hòa giữa các gen trong kiểu gen và giữa cơ thể với môi trường.

HD: chọn A

Câu 20: Ở một quần thể thực vật lưỡng tính, xét về tính trạng màu hoa, người ta nhận thấy ở quần thể ban đầu có cấu trúc quần thể chưa tuân theo định luật Hacdi-Vanbec. Qua 2 thế hệ giao phấn ngẫu nhiên, người ta khảo sát, thống kê và thấy rằng tỉ lệ số cá thể hoa đỏ đồng hợp giảm xuống chỉ còn 90% so với quần thể ban đầu và số cây hoa đỏ chiếm 84% tổng số cây. Số cây dị hợp trong quần thể ban đầu chiếm tỉ lệ

A. 24%.                            B. 36%.                            C. 18%.                            D. 40%.

Câu 21: Để có ưu thế trong tiến hóa, một cơ thể phải

A. di truyền được các gen của chúng cho thế hệ sau.

B. thu nhận được các tập tính giúp chúng sống sót.

C. có số lượng đột biến tối đa.

D. thích nghi với thay đổi của môi trường.

Câu 22: Có 2 quần thể cùng một loài. Quần thể thứ nhất có 750 cá thể, trong đó tần số A là 0,6. Quần thể thứ 2 có 250 cá thể, trong đó lần số alen A là 0,4. Nếu toàn bộ cá thể ở quần thể 2 di cư vào quần thể 1 thì ở quần thể mới, alen A có tần số là

A. 1.                                 B. 0,45.                            C. 0,55.                            D. 0,5.

Câu 23: Yếu tố nào được duy trì nguyên vẹn từ thế hệ này sang thế hệ khác?

A. Alen.                                                                    B. Kiểu gen của quần thể.

C. Kiểu hình của sinh vật.                                        D. Vốn gen của quần thể.

Câu 24: Các nhà khoa học đã phát hiện ra khi để chung vỏ prôtêin của thể ăn khuẩn T2 và ADN của thể ăn khuẩn T4 thì tạo được một thể ăn khuẩn ghép. Nếu ta cho thể ăn khuẩn ghép đó lây nhiễm vào một vi khuẩn, các thể ăn khuẩn nhân bản lên trong tế bào vật chủ sẽ có:

A. Prôtêin T2 và ADN của T2.                                   B. Prôtêin T4 và ADN của T2.

C. Prôtêin T2 và ADN của T4.                                   D. Prôtêin T4 và ADN của T4

Câu 25: Giả sử ở một giống lúa: alen A gây bệnh vàng lùn trội hoàn toàn so với alen đột biến a có khả năng kháng bệnh này. Để tạo thể đột biến mang kiểu gen aa có khả năng kháng bệnh trên từ một giống lúa ban đầu có kiểu gen AA, người ta thực hiện các bước sau:

1. xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến rồi gieo hạt mọc thành cây.

2. chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh.

3. cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh.

4. cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc cho tự thụ phấn để tạo dòng thuần.

Quy trình tạo giống theo thứ tự:

A. 1,2,3,4.                        B. 1,4,3,2.                        C. 1,3,2,4.                        D. 1,3,2.

Câu 26: Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 8% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Bb không phân ly trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Ở cơ thể cái có 20% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Dd không phân ly trong giảm phân I, 16% tế bào có cặp NST mang gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các giao tử có khả năng thụ tinh ngang nhau. Ở đời con của phép lai AaBbDd x AaBbDd, hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ

A. 38,4%.                         B. 41,12%.                       C. 3,6%.                          D. 0,9%.

Câu 27: Tính trạng thân xám (A), cánh dài (B) ở ruồi giấm là trội hoàn toàn so với thân đen (a), cánh cụt (b); 2gen quy định tính trạng trên cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Gen D quy định mắt màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Thế hệ P cho giao phối

De thi thu dai hoc mon Sinh khoi B lan 3 nam 2014 - THPT Tran Phu, Hai Phong

 được F1 180 cá thể trong số đó có 9 ruồi cái đen, dài, trắng. Cho rằng tất cả các trứng tạo ra đều tham gia vào quá trình thụ tinh và hiệu suất thụ tinh của trứng là 80%; 100% trứng thụ tinh được phát triển thành cá thể. Có bao nhiêu tế bào sinh trứng của ruồi giấm nói trên không xảy ra hoán vị gen trong quá trình tạo giao tử?

A. 40.                               B. 135.                             C. 90.                               D. 120.

Câu 28: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả tròn, alen a quy định quả dài; alen B quy định quả ngọt, alen b quy định quả chua; alen D quy định chín sớm, alen d quy định chín muộn. Biết hai gen B,b và D,d cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể và cách nhau 40 cM. Người ta lấy hạt phấn của cây có kiểu gen

De thi thu dai hoc mon Sinh khoi B lan 3 nam 2014 - THPT Tran Phu, Hai Phongnuôi cấy trong môi trường nhân tạo thu được các dòng cây đơn bội và sau đó đa bội hoá để tạo các dòng thuần. Tính theo lý thuyết, tỷ lệ dòng cây thuần chủng sẽ cho quả tròn, ngọt và chín muộn thu được là

A. 30%.                            B. 10%.                            C. 20%.                            D. 15%.

Câu 29: Ở một loài chim, xét 3 cặp gen (A,a), (B,b), (D,d) nằm trên ba cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn so với alen lặn. Thực hiện phép lai P: AaBbDdXMXm x aaBbddXMY. Trong tổng số cá thể F1, con đực có kiểu hình giống mẹ chiếm tỷ lệ

A. 3/32.                            B. 3/64.                            C. 3/16.                            D. 9/64.

Câu 30: Đối với các loài sinh vật hiện nay, cơ chế nào đóng góp nhiều nhất vào quá trình hình thành loài mới?

A. Lai xa kết hợp với đa bội hóa.                             B. Cách li tập tính.

C. Cách li sinh thái.                                                D. Cách li địa lí.

Câu 31: Ở một cơ thể thực vật, trong quá trình nguyên phân của tế bào sinh dưỡng (2n) đã có một cặp nhiễm sắc thể tương đồng không phân li. Kết quả cơ thể sẽ có

A. hai dòng tế bào bị đột biến, một dòng tế bào có bộ NST 2n+1 và một dòng tế bào có bộ nhiễm sắc thể 2n -1.

B. hai dòng tế bào, một dòng tế bào bình thường, một dòng tế bào bị đột biến có bộ nhiễm sắc thể 2n+1 và 2n -1.

C. một dòng tế bào sinh dưỡng có số lượng nhiễm sắc thể theo công thức 2n + 1.

D. tất cả các tế bào đều có số lượng nhiễm sắc thể theo công thức 2n + 1.

Câu 32: Ở gà màu lông do 2 cặp gen không alen qui định. Trong đó A-: lông xám; B-: lông đen và gen A át chế hoàn toàn gen B, 2 cặp gen đồng hợp lặn biểu hiện lông trắng. D: lông đuôi dài; d: lông đuôi ngắn (D trội hoàn toàn so với d). Cho lai 2 cá thể dị hợp 3 cặp gen đời con thu được: 12 lông xám, đuôi dài : 3 lông đen, đuôi ngắn : 1 lông trắng, đuôi ngắn. Kiểu gen của P là:

De thi thu dai hoc mon Sinh khoi B lan 3 nam 2014 - THPT Tran Phu, Hai Phong

Câu 33: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Cánh của bồ câu và cánh của châu chấu là cơ quan tương đồng do cùng có chức năng giúp cơ thể bay.

B. Các cơ quan tương đồng có thể có hình thái, cấu tạo không giống nhau do chúng thực hiện chức năng khác nhau.

C. Tuyến tiết nọc độc của rắn và tuyến tiết nọc độc của bò cạp vừa được xem là cơ quan tương đồng, vừa được xem là cơ quan tương tự.

D. Gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng đều do  biến dạng của lá nên được xem là cơ quan tương đồng.

Câu 34: Người hiện đại Homo sapiens được tiến hóa trực tiếp từ nhóm người nào sau đây?

A. Homo erectus.                                                     B. Homo habilis.

C. Homo neanderthalensis.                                      D. Ôxtralôpitec.

Câu 35: Lúa mì lục bội (6n) giảm phân bình thường tạo giao tử 3n. Giả sử các giao tử tạo ra đều có khả năng thụ tinh như nhau. Cho các cây lúa mì lục bội có kiểu gen AAAAaa tự thụ phấn thì ở F1 tỉ lệ các cá thể có kiểu gen giống bố mẹ chiếm tỉ lệ

A. 41%.                            B. 24,75%.                       C. 44%.                            D. 49,5%.

Câu 36: Theo Darwin nguyên nhân chủ yếu nào làm cho vật nuôi, cây trồng phân li tính trạng?

A. Trên mỗi giống, con người đi sâu khai thác một đặc điểm có lợi nào đó, làm cho nó khác xa với tổ tiên.

B. Việc loại bỏ những dạng trung gian không đáng chú ý đã làm phân hoá nhanh chóng dạng gốc.

C. Trong mỗi loài vật nuôi hay cây trồng, sự chọn lọc nhân tạo có thể được tiến hành theo những hướng khác nhau.

D. Trong mỗi loài, sự chọn lọc nhân tạo có thể được tiến hành theo một hướng xác định để khai thác một đặc điểm

Câu 37: Một loài cây dây leo họ Thiên lí sống bám trên cây thân gỗ. Một phần thân của dây leo phồng lên tạo nhiều khoang trống làm thành tổ cho nhiều cá thể kiến sinh sống trong đó. Loài dây leo thu nhận chất dinh dưỡng là thức ăn của kiến đem về dự trữ trong tổ. Kiến sống trên cây gỗ góp phần diệt chết các loài sâu đục thân cây. Mối quan hệ sinh thái giữa dây leo và kiến, dây leo và cây thân gỗ, kiến và cây thân gỗ lần lượt là

A. cộng sinh, hội sinh, hợp tác.                                B. vật ăn thịt – con mồi, hợp tác, hội sinh.

C. cộng sinh, kí sinh vật chủ, hợp tác.                      D. ức chế cảm nhiễm, cạnh tranh, hợp tác

Câu 38: Một loài thực vật được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa. Giả sử đã xảy ra sáu lần lai xa kèm đa bội hóa (mỗi loài tham gia trong quá trình này chỉ xuất hiện một lần). Hàm lượng ADN trong một tế bào của loài này ở kì sau của giảm phân I

A. gấp đôi tổng hàm lượng ADN trong mỗi tế bào lưỡng bội của bảy loài ban đầu.

B. bằng tổng hàm lượng ADN trong mỗi tế bào lưỡng bội của sáu loài ban đầu.

C. bằng tổng hàm lượng ADN trong mỗi tế bào lưỡng bội của bảy loài ban đầu.

D. gấp đôi tổng hàm lượng ADN trong mỗi tế bào lưỡng bội của sáu loài ban đầu.

Câu 39: Diễn biến nào sau đây là không phù hợp với sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể khi quần thể đạt kích thước tối đa?

A. Dịch bệnh phát triển làm tăng tỉ lệ tử vong của quần thể.

B. Tỉ lệ sinh sản giảm, tỉ lệ tử vong tăng.

C. Tỉ lệ cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản tăng lên, tỉ lệ cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản giảm.

D. Các cá thể trong quần thể phát tán sang các quần thể khác.

Câu 40: Khi nói về sự phân bố các cá thể trong quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Ý nghĩa của sự phân bố phù hợp là để khai thác tối ưu nguồn sống từ môi trường.

B. Sự phân bố ngẫu nhiên ít gặp, xuất hiện trong môi trường đồng nhất, các cá thể có tính lãnh thổ cao.

C. Kiểu phân bố theo nhóm giúp các cá thể hổ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi môi trường.

D. Kiểu phân bố đồng đều xuất hiện ở môi trường đồng nhất, sự cạnh tranh giữa các cá thể quyết liệt.

Câu 41: Tế bào sinh dục của một thể đột biến của loài sau 5 lần nguyên phân đã tạo ra các tế bào con có tổng số nhiễm sắc thể đơn là 416. Thể đột biến tiến hành giảm phân có thể tạo ra bao nhiêu dạng giao tử không bình thường về số lượng nhiễm sắc thể?

A. bảy dạng giao tử thiếu một nhiễm sắc thể hoặc sáu dạng giao tử thừa một nhiễm sắc thể.

B. sáu dạng giao tử thừa một nhiễm sắc thể.

C. bảy dạng giao tử thiếu một nhiễm sắc thể.

D. sáu dạng giao tử thiếu một nhiễm sắc thể hoặc bảy dạng giao tử thừa một nhiễm sắc thể.

Câu 42: Các cá thể trong quần thể cùng chung ổ sinh thái, nhưng rất hiếm khi xảy ra đấu tranh trực tiếp. Lí do chủ yếu nào dưới đây khẳng định điều đó?

A. Do cùng huyết thống, không cách li nhau về di truyền.

B. Đấu tranh trực tiếp sẽ dẫn đến sự diệt vong của loài.

C. Nguồn thức ăn luôn thỏa mãn cho sự phát triển số lượng tối đa của quần thể.

D. Các cá thể của quần thể không phân bố tập trung, tránh sự cạn kiệt nguồn sống.

Câu 43: Có hai giống lúa, một giống có gen qui định khả năng kháng bệnh X và một giống có gen qui định kháng bệnh Y. Bằng cách nào dưới đây, người ta có thể tạo ra giống mới có hai gen kháng bệnh X và Y luôn di truyền cùng nhau? Biết rằng, gen qui định kháng bệnh X và gen qui định kháng bệnh Y nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau.

A. Sử dụng kĩ thuật chuyển gen để chuyển gen kháng bệnh X vào giống có gen kháng bệnh Y hoặc ngược lại.

B. Lai hai giống cây với nhau  rồi lợi dụng hiện tượng hoán vị gen ở cây lai mà hai gen trên được đưa về cùng một NST.

C. Lai hai giống cây với nhau rồi sau đó xử lí con lai bằng tác nhân đột biến nhằm tạo ra các đột biến chuyển đoạn NST chứa cả hai gen có lợi vào cùng một NST.

D. Dung hợp tế bào trần của hai giống trên, nhờ hoán vị gen ở cây lai mà hai gen trên được đưa về cùng một NST.

Câu 44: Trong một hệ sinh thái, lượng mưa không cao nhưng phân bố tương đối đều trong năm, sinh khối thực vật tập trung phần lớn dưới mặt đất, do đó đất rất giàu với tầng mùn khá dày. Hệ sinh thái này phân bố ở đâu?

A. Rừng Taiga.                                                         B. Rừng ôn đới.

C. Đông rêu.                                                             D. Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới

Câu 45: Trong một chuỗi thức ăn của các sinh vật trên cạn thường có ít mắt xích thức ăn hơn là do

A. một loài sinh vật có thể ăn nhiều loại thức ăn.

B. sự hao phí năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn.

C. loài sinh vật ở mắt xích phía sau thường có kích thước lớn hơn loài sinh vật ở mắt xích phía trước.

D. mỗi loài sinh vật có thể ở vị trí các mắt xích khác nhau.

Câu 46: Ý nghĩa của mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi đối với sự tiến hóa của các loài trong quần xã sinh vật là

A. vật ăn thịt là động lực phát triển của con mồi vì vật ăn thịt là tác nhân chọn lọc của con mồi.

B. con mồi là điều kiện tồn tại của vật ăn thịt vì nó cung cấp chất dinh dưỡng cho vật ăn thịt.

C. mối quan hệ này đảm bảo cho sự tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái.

D. các loài trong mối quan hệ này mặc dù đối kháng nhau nhưng lại có vai trò kiểm soát nhau, tạo động lực cho sự tiến hóa của nhau.

Câu 47: Sự giàu dinh dưỡng của các hồ thường làm giảm hàm lượng ôxi tới mức nguy hiểm. Nguyên nhân chủ yếu của sự khử ôxi quá mức này là

A. sự tiêu dùng ôxi của thực vật.                              B. sự tiêu dùng ôxi của cá.

C. sự tiêu dùng ôxi của các sinh vật phân hủy.        D. sự ôxi hóa của các nitrat và phốt phát

Câu 48: Ở ngô, chiều dài bắp do 1 gen có 2 alen trội lặn hoàn toàn quy định: alen A: bắp dài, alen a: bắp ngắn; màu hạt do 1 cặp gen trội lặn hoàn toàn khác quy định: alen B: hạt màu vàng, alen b: hạt trắng. Hai gen này trên 2 cặp NST khác nhau. Thực hiện phép lai  P: ♀Aabb x ♂aaBb. Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Trong hạt thu được có kiểu gen hợp tử là Aabb, kiểu gen nội nhũ là Aaabbb.

B. Trong hạt thu được có kiểu gen hợp tử là aaBb, kiểu gen nội nhũ là aaaBbb.

C. Lấy toàn bộ hạt thu được gieo thành thế hệ cây F1, xác xuất để thu được cây cho bắp dài, hạt trắng là 25%.

D. Trong hạt thu được có kiểu gen hợp tử là AaBb, kiểu gen nội nhũ là AAaBbb.

Câu 49: Khi lai cây hoa thuần chủng màu hồng với cây hoa màu trắng, người ta thu được F1 toàn cây có hoa màu đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn thì thu được F2 phân li kiểu hình với tỉ lệ: 9 đỏ : 3 hồng : 4 trắng. Cho các cây hoa đỏ F2 giao phấn ngẫu nhiên đời con thu được cây cho hoa màu đỏ chiếm tỉ lệ

A. 56/81.                          B. 40/81.                          C. 64/81.                          D. 32/81.

Câu 50: Ở người, bệnh Pheninketo niệu do một gen nằm trên NST thường quy định, alen d quy định tính trạng bị bệnh, alen D quy định tính trạng bình thường. Gen (D, d) liên kết với gen quy định tính trạng nhóm máu gồm ba alen (IA, IB, IO), khoảng cách giữa hai gen này là 11cM. Dưới đây là sơ đồ phả hệ của một gia đình

y

 Người vợ (4) đang mang thai, bác sỹ cho biết thai nhi có nhóm máu B. Xác suất để đứa con này bị bệnh Pheninketo niệu là

A. 22,25%.                       B. 27,5%.                         C. 5,5%.                          D. 2,75%.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN SINH KHỐI B LẦN 3 NĂM 2014 - THPT TRẦN PHÚ, HẢI PHÒNG

1D

2D

3C

4A

5D

6B

7A

8A

9B

10C

11C

12D

13B

14C

15D

16B

17C

18D

19A

20D

21A

22A

23A

24D

25D

26B

27B

28D

29A

30A

31B

32B

33B

33A

35C

36C

37A

38A

39C

40B

41A

42C

43C

44B

45B

46D

47C

48A

49C

50D

1 bình luận: Đề thi thử đại học môn Sinh khối B lần 3 năm 2014 - THPT Trần Phú, Hải Phòng

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247