Đề thi thử đại học môn Văn khối C,D năm 2014 lần 3 trường THPT Chuyên ĐH Vinh

Đề thi thử đại học môn Văn khối C,D năm 2014 lần 3 trường THPT chuyên ĐH Vinh Tuyensinh247 cập nhật ngày 24/5/2014.

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN VĂN KHỐI C,D NĂM 2014 LẦN 3 - THPT CHUYÊN ĐH VINH

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)

Câu I (2,0 điểm): Cho đoạn văn sau:

"Về mặt thể loại văn học, ở nước ta, thơ có truyền thống lâu đời. Sử thi của các dân tộc ở Tây Nguyên, của dân tộc Mường, …, truyện thơ dân gian của các dân tộc Thái, Tày, Nùng … còn lưu truyền nhiều thiên bất hủ. Ca dao, dân ca, thơ cổ điển của người Việt thời phong kiến cũng để lại nhiều viên ngọc quý. Thơ hiện đại, trước cũng như sau Cách mạng tháng Tám 1945, đã góp vào kho tàng văn học dân tộc biết bao kiệt tác. Văn xuôi tiếng Việt ra đời muộn, gần như cùng với thế kỉ XX, nhưng tốc
độ phát triển và trưởng thành hết sức nhanh chóng. Với các thể bút kí, tuỳ bút, truyện ngắn, tiểu thuyết, văn xuôi Việt Nam đã có thể sánh cùng với nhiều nền văn xuôi hiện đại của thế giới”.

a)  Hãy cho biết, đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì? Căn cứ vào đâu để nhận biết điều ấy?

b)  Tóm tắt nội dung của đoạn văn bằng một câu ngắn gọn.

Câu II (3,0 điểm):

Anh/chị hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về hiện trạng: nhiều
học sinh không thích học môn Lịch sử và ít hiểu biết về truyền thống dựng nước, giữ nước vẻ vang của
dân tộc.

 PHẦN RIÊNG (5,0 điểm):

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc câu III.b)

Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm):

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau đây:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;

(Vội vàng - Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2013, trang 22)

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim ...

(Từ ấy - Tố Hữu, Ngữ văn 11, Tập hai,  Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2013, trang 44)

 Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm):

Ở truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, bên cạnh Huấn Cao có quản ngục; trong đoạn Vĩnh biệt Cửu Trùng đài (trích kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng), bên cạnh Vũ Như Tô có Đan Thiềm. Anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý nghĩa mối quan hệ giữa các cặp nhân vật đó?

------------Hết------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN VĂN KHỐI C,D NĂM 2014 LẦN 3 - THPT CHUYÊN ĐH VINH

I. Đọc hiểu

a Đoạn văn trong đề thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học. Căn cứ để nhận biết:

- Nội dung của đoạn nói về thể loại của văn học Việt Nam qua các thời kì - một vấn

đề thuộc văn học sử.

- Trong đoạn, có các khái niệm, các thuật ngữ khoa học được sử dụng: "thể loại văn

học", "sử thi", "truyện thơ dân gian", "ca dao", "dân ca", "thơ cổ điển", "bút kí",

"tùy bút", "truyện ngắn", "tiểu thuyết"...

b Có thể tóm tắt đoạn văn bằng câu: Vấn đề thể loại của nền văn học Việt Nam.

Lưu ý: Câu tóm tắt đoạn văn, học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau,

miễn là nói đúng ý trọng tâm.

II.  Suy nghĩ về hiện trạng học sinh không thích học môn Lịch sử...

1. Nêu hiện trạng: Việc học sinh không thích học môn Lịch sử và ít hiểu biết về truyền thống dựng nước, giữ nước vẻ vang của dân tộc là điều có thật và là một thực tế đau lòng. Hiện trạng này không thể không thấy, không thể không suy nghĩ:

+ Xé đề cương ôn thi môn Lịch sử và rải trắng khắp trường khi nghe tin môn này

không có trong danh sách các môn thi tốt nghiệp (năm 2013).

+ Mừng rỡ khi Lịch sử không còn là môn thi bắt buộc mà là môn thi tự chọn; ít học

sinh đăng ký thi môn Lịch sử theo hình thức tự chọn (năm 2014). Hằng năm, kết

quả điểm thi môn Lịch sử (kể cả thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh đại học) thấp một

cách bất thường.

+ Ít người trả lời thông suốt những câu hỏi về lịch sử trong các kỳ thi trên truyền

hình, kể cả những người được xem là học tốt, học giỏi.

+ Lúng túng khi được hỏi về các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử nổi bật được lấy

tên đặt cho các đường, các phố trong nhiều đô thị.

2      Nguyên nhân:

+ Phía nhà trường: chương trình, sách giáo khoa Lịch sử khô cứng, không hấp dẫn;

thầy, cô dạy không có phương pháp và thiếu nhiệt tình, không truyền được niềm

đam mê lịch sử cho học sinh.

+ Phía các kênh tuyên truyền: nặng về cung cấp thông tin một chiều hoặc chưa lưu ý

đến hiệu quả xấu của việc cho chiếu quá nhiều phim cổ trang của Trung Quốc.

+ Phía cá nhân học sinh: bị thu hút quá mạnh vào những trò giải trí hấp dẫn quanh

mình, bị chi phối của quan niệm thực dụng về việc học và việc chọn nghề sau này,

quá ít đọc các sách, các tài liệu về lịch sử.

3      Ứng xử, hành động của bản thân trước hiện trạng nêu trên:

- Phải nhận thức đầy đủ hơn về ý nghĩa của kiến thức lịch sử.

- Phải tích lũy kiến thức lịch sử một cách nghiêm túc hơn, tìm thấy hứng thú ở những câu chuyện nói về truyền thống hào hùng của cha ông.

- Phải nuôi dưỡng không ngừng lòng tự hào dân tộc.

III.a Cảm nhận đoạn thơ trong Vội vàng (Xuân Diệu) và đoạn thơ trong Từ ấy (Tố

Hữu)

1 Giới thiệu khái quát về hai tác giả, hai tác phẩm và các đoạn trích

- Xuân Diệu là gương mặt nổi bật của phong trào Thơ mới 1932 - 1945. Vội vàng

(1938) được xem là tuyên ngôn về cách sống của của Xuân Diệu. Đoạn thơ này

thuộc phần đầu của bài thơ.

- Tố Hữu là một nhà thơ lớn của nền thơ cách mạng. Từ ấy (1938) là bài thơ tiêu

biểu cho tư tưởng và cảm hứng sáng tạo của Tố Hữu trước 1945 (tên bài thơ được

chọn làm tên tập thơ đầu tiên của ông). Phần trích ở đây là khổ đầu của bài thơ.

2 Cảm nhận về đoạn thơ trong Vội vàng

- Đoạn thơ thể hiện niềm yêu đời, vui sống của một tâm hồn trẻ trung, không chỉ thế,

còn có màu sắc của một lời kêu gọi: hãy tận hưởng những hương sắc của cuộc đời.

- Thiên nhiên, cuộc đời trong con mắt của nhân vật trữ tình thật đẹp, thật tươi, thật

trẻ, như một bữa tiệc lớn bày ra trước mắt chúng ta.

- Cũng theo cảm nhận của nhân vật trữ tình, thiên nhiên và cuộc đời thấm đẫm

hương vị của tình yêu, nói cách khác, nhờ tình yêu mà trở nên vô cùng quyến rũ.

- Đoạn thơ, cũng như cả bài thơ có giọng điệu hào hứng, say mê, được biểu hiện

qua sự lặp lại liên tục của cụm từ này đây, của từ của như giục giã ý thức chiếm hữu,

sở hữu. Những hình ảnh ong bướm, hoa, đồng nội xanh rì, cành tơ phơ phất, yến

anh nằm trong một trường nghĩa chung, góp phần nhấn mạnh vẻ tơ non, quyến rũ

của thiên nhiên, của cuộc đời, khiến cho trái tim tuổi trẻ không thể không đắm mình

trong khúc tình si.

3      Cảm nhận đoạn thơ trong Từ ấy

- Đoạn thơ thể hiện niềm hạnh phúc vô biên của một thanh niên giàu nhiệt huyết

khi bắt gặp chân lý cuộc đời, khi tìm thấy lẽ sống đúng đắn.

- Đối với nhân vật trữ tình, cuộc gặp gỡ với lý tưởng thực sự là mốc thời gian đặc

biệt, không thể quên.

- Theo sự thổ lộ của nhân vật trữ tình, tâm hồn anh đã có sự biến đổi sâu sắc khi

được ánh sáng của lý tưởng chiếu rọi.

- Đoạn thơ có thật nhiều hình ảnh, chi tiết tươi tắn, chói rực, đầy kích thích: nắng hạ,

mặt trời chân lý, vường hoa lá, hương, tiếng chim. Những từ gây cảm giác mạnh

hoặc diễn tả sự tác động đột ngột được tung ra đầy hiệu quả: bừng, chói, đậm, rộn.

Có thể khẳng định, sự vận động vô hình của tâm hồn đã được hình tượng hóa một

cách hết sức thuyết phục.

4      Nhìn chung về hai đoạn thơ:

- Hai đoạn thơ thể hiện chân thực tiếng lòng của hai con người cùng thế hệ và sống

cùng thời, tất cả đều yêu đời, gắn bó với cuộc sống, đều tràn đầy tình cảm lãng

mạn, đều biết diễn tả niềm hưng phấn của mình một cách cụ thể, giàu hình   ảnh,

gây được ấn tượng mạnh mẽ.

- Trong khi Xuân Diệu bộc lộ tâm sự của một cái tôi vô tư trước cuộc đời thì Tố Hữu

lại muốn bày tỏ một thái độ chính trị đối với xã hội. Sự khác biệt này có liên quan

tới cách tham dự khác nhau của các nhà thơ vào đời sống.

III.b  Về hai cặp nhân vật trong Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) và Vĩnh biệt Cửu

Trùng đài (trích kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng)

1      Giới thiệu khái quát về hai tác giả, hai tác phẩm và hai cặp nhân vật

- Nguyễn Tuân và Nguyễn Huy Tưởng đều là những nhà văn tài năng và có những

sáng tác thành công trước 1945.

- Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân và Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng là hai tác

phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, đánh dấu thành tựu

chín muồi của hai thể loại truyện ngắn và kịch.   Ở hai tác phẩm, các cặp nhân vật

Huấn Cao - Quản ngục và Vũ Như Tô - Đan Thiềm gây được ấn tượng sâu đậm. Có

thể xem đó là những cặp tri kỷ hiếm có giữa cuộc đời.

2  Mối quan hệ giữa Huấn Cao và Quản ngục làm sáng tỏ các vấn đề:

- Trong Chữ người tử tù, giữa Huấn Cao và Quản ngục tồn tại một mối quan hệ éo

le: hai người thuộc hai phía đối lập nhau trong quan hệ xã hội, lại ở hai tình thế trái

ngược, bỗng dưng gặp nhau nơi ngục thất, sau những nghi kỵ ban đầu đã trở thành

những kẻ tâm giao.

- Sức hấp dẫn và khả năng cảm hóa của cái đẹp (cũng là sự chiến thắng của cái đẹp).

- Thiên lương trong sáng và khí phách của Huấn Cao - người nghệ sĩ dũng cảm

đương đầu với bạo quyền; tình yêu cái đẹp và ý chí phục thiện của Quản ngục -

người từng trót đặt mình vào chỗ nhem nhuốc, xô bồ.

- Trong các tiêu chuẩn đánh giá con người, tiêu chuẩn biết yêu cái đẹp, yêu cái khí

phách có một ý nghĩa đặc biệt (một người đam mê chữ và biết tiếc kẻ có tài như

Quản ngục không thể là người xấu).

3 Mối quan hệ giữa Vũ Như Tô và Đan Thiềm làm sáng tỏ các vấn đề:

- Trong Vĩnh biệt Cửu Trùng đài, giữa Vũ Như Tô và Đan Thiềm cũng tồn tại một

mối quan hệ khác thường: khác nhau về hoàn cảnh sống, về công việc nhưng họ đã

gặp nhau ở mối quan tâm chung, liên quan đến việc xây dựng Cửu Trùng đài, lại

cùng gặp một kết cục bi đát.

- Tình thế bi kịch của một người nghệ sĩ không xử lý hài hòa mối quan hệ giữa khát

vọng sáng tạo và việc quan tâm đến đời sống dân sinh.

- Niềm đam mê tự nhiên nhưng khó hiểu của người nghệ sĩ trước con mắt người đời

(Vũ Như Tô không biết gì đến xung quanh, tâm trí chỉ nghĩ về Cửu Trùng đài - sự

giục giã, lo lắng của Đan Thiềm cho thấy điều đó).

- Nhu cầu được chia sẻ và đồng cảm ở người nghệ sĩ chỉ biết dấn thân vì cái đẹp

(một người như Vũ Như Tô rất cần được thấu hiểu và đánh giá đúng đắn, rất cần có

một tấm lòng như của Đan Thiềm).

4       Những nét tương đồng và khác biệt

- Không hẹn mà gặp, hai tác phẩm có chung những trăn trở về cái đẹp, về nghệ
thuật, về tài năng và số phận của người nghệ sĩ, về mối quan hệ giữa người nghệ sĩ
có thiên chức sáng tạo ra cái đẹp và người biết thưởng thức, quí trọng cái đẹp.

- Các nhân vật được nói tới ở hai tác phẩm đều có những nét riêng về vị thế xã hội,

về giới tính, về tính cách. Mặt khác, hai tác phẩm khắc họa hai cặp nhân vật thuộc   các thể loại khác nhau: Chữ người tử tù là truyện ngắn lãng mạn, Vũ Như Tô là kịch lịch sử. Hơn nữa, cặp nhân vật Huấn Cao - Quản ngục được thể hiện trọn vẹn trong chỉnh thể tác phẩm, ngược lại, cặp nhân vật Vũ Như Tô - Đan Thiềm ở đây chỉ được biết đến qua đoạn trích cuối tác phẩm. Nếu đọc toàn bộ vở kịch ta sẽ nhận thấy nhiều vấn đề phong phú hơn.

 Các em chú ý theo dõi các đề thi thử đại học môn Văn khối C,D tiếp theo trên Tuyensinh247 nhé!

Tuyensinh247 tổng hợp

 

 


1 bình luận: Đề thi thử đại học môn Văn khối C,D năm 2014 lần 3 trường THPT Chuyên ĐH Vinh

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247