Mẹo xử lý những "cơn giận dữ" của thầy cô

Lớp mình ồn ào trong giờ học khiến cô giáo giận không giảng bài nữa, bọn mình phải làm gì bây giờ?

 

Đó là tình huống “nan giải” nhiều bạn thắc mắc, dưới đây là một số ví dụ:

K.D (lớp 12A11, THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3) kể: Thầy dạy Toán nói tiếng Bình Định, giảng bài rất nhanh và vắn tắt khiến cả lớp không ai hiểu bài, bèn nhờ cô giáo chủ nhiệm can thiệp.

“Sau khi cô “nói nhỏ” với thầy tình hình cũng không tiến bộ hơn nên cứ vào tiết học của thầy là các bạn lấy bài khác ra học. Thầy giận lớp, không giảng bài nữa, bảo chúng tớ về nhà tự đọc sách giáo khoa, không ôn bài cho lớp thi giữa kì”, D. buồn bã kể. Hai tuần sau khi cặm cụi học sách giáo khoa tại nhà, ban cán sự lớp 12A11 (THPT Nguyễn Thị Minh Khai) quyết định trực tiếp đi năn nỉ thầy. “Tụi mình xin lỗi thầy và giải thích lí do vì sao các bạn không tập trung trong giờ học của thầy: vì không nghe rõ giọng của thầy, K.T kể. Thật bất ngờ, sau khi nghe xong tâm tình của lớp, thầy đã vui vẻ quay lại lớp ôn bài, và thay đổi “phong cách” giảng bài.

Meo xu ly nhung \

Đừng để lúc chia tay rồi, mới cảm thấy hối hận nhé. Ảnh: Neo.

Đ.(lớp 12 THPT Nguyễn Du, Q.1) chia sẻ một cách xin lỗi thầy cô khá dễ thương. Một lần lớp bạn bị cô giáo giận vì ồn ào trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm, cô đã và khóc ngay tại lớp. “Bọn mình khá bối rối rồi cùng nhau đứng dậy, khoanh tay và đồng thanh hô: “Chúng em xin lỗi cô ạ!”.

“Thầy cô dễ giận nhất là khi học sinh vô lễ và không vâng lời thầy cô. Cảm giác làm thầy mà không được học trò tôn trọng không dễ chịu chút nào” là tâm sự của cô Nguyễn Thị Kim Khiết, giáo viên dạy Văn trường THPT Phan Đăng Lưu (Q. Bình Thạnh).

Cô Khiết kể về lần điều tra lí do lớp cô chủ nhiệm đã đóng cửa không cho cô giáo dạy Toán vào lớp. Không ai trong lớp “khai báo” nên cô giận và để trống nguyên tiết ngày hôm đó. “Bài học đầu tiên về lòng trung thực các em đã không đạt, nên cô không cần giảng bài tiếp theo nữa”, cô Khiết đã nói với học trò như vậy. “Một lát sau, có một tin nhắn gửi vào điện thoại của cô “chỉ điểm”. Cô không biết số điện thoại ấy của ai nhưng cô vui vì cơn giận của cô đã có tác dụng”, cô Khiết kể. Có rất nhiều cách để xoa dịu cơn giận của thầy cô như gửi tin nhắn, email hoặc gặp trực tiếp thầy cô để xin lỗi. “Lời xin lỗi dễ thương nhất là hành động phục thiện chân thành của học trò, sẽ xóa tan cơn giận của thầy cô”, cô Khiết nhận định.

Theo MT

 

Viết bình luận: Mẹo xử lý những "cơn giận dữ" của thầy cô

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247