Những thắc mắc thường gặp nhất khi làm mứt

Thời điểm gần tết, xu hướng các chị em thường tự làm mứt để gia đình thưởng thức cũng như làm quà tết, tuy nhiên khi bắt tay vào làm mứt thì có không ít bạn gặp khó khăn về các vấn đề như: làm thế nào để mứt dừa có màu đẹp, mứt dừa lá dứa vậy lá dứa là lá gì? Hay cách chọn dừa thế nào thì làm mứt mới ngon, lúc sên mứt thì làm thế nào để không bị cháy? Tất cả các thắc mắc ấy sẽ được giải đáp dưới đây nhé:

Chia sẻ với các bạn vài kinh nghiệm vì mình thấy nhiều bạn hỏi giống nhau:

1. Lá dứa là lá gì? 

Lá dứa hay còn gọi là lá nếp, thường hay bán ở các hàng lá ngoài chợ, không phải là lá của cây dứa (thơm) đâu nhé

2. Làm thế nào để mứt dừa có màu đẹp?

Các bạn dùng các loại hoa quả có màu, ví dụ cam tươi (ra màu vàng), carot (ra màu cam), lá cẩm tím (ra màu tím), gấc (ra màu đỏ), lá nếp (ra màu xanh), cafe sữa hòa tan ra màu nâu (không phải cafe đen nhé), bột trà xanh hay dùng làm bánh cũng cho ra màu xanh. 
Các màu tự nhiên như vậy làm mứt dừa rất đẹp, lại thơm và an toàn nữa

3. Cách chọn dừa làm mứt?

Dừa làm mứt ở ngoài miền bắc thì hay dùng dừa bánh tẻ vì mua dừa non rất khó. Dừa bánh tẻ có vỏ màu nâu nhạt, các bạn dùng tay bấm vào thấy mềm còn dừa già thì vỏ nâu sẫm và bấm vào cứng. Nói chung dừa mềm thì làm mứt sẽ mềm ngon hơn.

Dừa mà mình hay lấy nước uống thì lại mềm quá, khi sên sẽ ra nhiều nước và hay bị nát, phải là loại cùi dừa hơi cứng 1 chút thì mới làm được chứ mềm oặt và mỏng thì ko làm đc nhé

Nhung thac mac thuong gap nhat khi lam mut

Khi làm mứt các bạn nên lưu ý những điều này nhé

4. Làm thế nào để nạo được sợi dừa dài?

- Các bạn mua dừa về, bổ ngang quả dừa như bổ chanh ý, sau đó đặt nửa quả dừa trên 1 cái bát con hay đựng mắm ý, đặt nó ngửa ra. Dùng dao nạo vỏ nạo dừa, vừa nạo vừa xoay dừa là được sợi dài

5. Ngâm nước vôi/phèn chua có tác dụng gì?

Một số loại mứt cần phải ngâm nước vôi trong, ví dụ khế, bí, cà chua bi, khoai lang, cà rốt. Mục đích là để cho miếng mứt có độ cứng cần thiết. Nếu không ngâm nước vôi thì khi chúng ta sên mứt không khác gì chúng ta nấu canh, miếng mứt sẽ mềm nhũn ra
Vôi thì các bạn dùng loại vôi đã tôi sẵn, thường bán ở hàng trầu cau. Về pha ra chậu nước, để lắng hẳn rồi gạn lấy phần trong ở phía trên để ngâm nguyên liệu
Nước vôi trong không sợ độc vì các bà nhà ta toàn ăn trầu với vôi có sao đâu

6. Khi sên mứt lưu ý gì?

- Trước khi sên ta hay ngâm nguyên liệu với đường (tỷ lệ thì tùy loại), để cho đường tan và ngấm vào nguyên liệu rồi mới sên

- Mới sên thì ta dùng lửa to để cho đường sôi lên, sau khi đường cạn bớt ta hạ lửa nhỏ để đường khô dần và kết tinh

- Nếu không đủ lượng đường thì sẽ không kết tinh trắng và bám vào mứt được

Thời gian sên tùy loại mứt chỉ lưu ý lửa nhỏ và đảo đều thì đường mới kết tinh trắng nhé

7. Cách làm mứt

Sau khi mà các bạn đã hiểu được tất cả những vấn đề khó khăn khi làm mứt thì Tuyensinh247.com chia sẻ cho các bạn cách làm mứt của tất cả các loại mứt, có lẽ giờ các bạn sẽ làm mứt vô cùng dễ dàng phải không nào. Các loại mứt: mứt dừa, mứt khoai, mứt bí xanh, mứt bí đỏ, mứt hạt sen, mứt vỏ cam, mứt quất,... đều được cập nhật tại đây nhé: https://thi.tuyensinh247.com/cach-lam-mut-e432.html

Chúc các bạn thành công với các món mứt nhé!

Tuyensinh247.com - Nguồn Fb: Góc bếp của mẹ Bi Khoai

Viết bình luận: Những thắc mắc thường gặp nhất khi làm mứt

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247