Sự tích ông công, ông táo và ý nghĩa ngày 23 tháng chạp

Tục đưa ông Công, ông Táo về trời, mặc dù là phong tục truyền thống nhưng vẫn tồn tại song hành với Phật giáo. Trên thực tế, người Phật tử tuy quy y Tam bảo nhưng vẫn không bỏ những tục lệ thờ cúng của cha ông.

Từ truyền thuyết xưa kể về một mối quan hệ gia đình trái ngang khiến Ngọc Hoàng cảm động, nay trở thành một phong tục cổ truyền đẹp của người Việt vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm. 
 
Sự tích ngày 23 tháng Chạp cúng ông Công, ông Táo
 
Sự tích ông Táo 

Theo truyền thuyết, xưa có hai vợ chồng nghèo, mâu thuẫn trong cuộc sống nên phải bỏ nhau. Sau này người vợ lấy chồng mới, còn người chồng cũ vẫn nghèo khó. 
Trong một lần đi xin ăn, tình cờ anh ta gặp lại người vợ cũ và được hậu đãi. Đúng lúc đó, người chồng mới về bắt gặp và sinh lòng nghi ngờ. Người vợ uất ức đâm đầu vào đống lửa chết, người chồng cũ cảm thương chết theo. Người chồng sau cũng nhảy vào lửa chết. 
Ngọc Hoàng cảm kích phong cho ba người làm Táo quân - Vua Bếp. Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình thường mua hai mũ ông, một mũ bà và ba con cá chép để cúng với quan niệm rằng, Táo quân cưỡi cá chép về chầu trời, tâu với Ngọc hoàng mọi việc trong năm, cầu may mắn.
Truyền thuyết này gồm nhiều dị bản, nhưng có cốt truyện chung như vậy.

Su tich ong cong, ong tao va y nghia ngay 23 thang chap
 
Vua Bếp theo tục cổ truyền Việt Nam

Theo tục cổ truyền của người Việt thì Táo quân gồm hai ông và một bà, tượng trưng là 3 cỗ "đầu rau" hay "chiếc kiềng 3 chân" ở nơi nhà bếp của người Việt ngày xưa. 

Táo quân cũng còn gọi là Táo Công, là vị thần bảo vệ nơi gia đình mình cư ngụ và thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp. Vị Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà. Cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu ông Trời rất trọng thể. 

Vào ngày 23 tháng Chạp, Táo quân sẽ cưỡi cá chép lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Ngọc Hoàng Thượng đế (hay ông Trời). Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình
Từ xa xưa, người dân Việt đã ngưỡng mộ lòng chung thủy của Ông Táo và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Táo Quân sẽ giúp họ giữ “bếp lửa” trong gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc. 

Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa. Sau khi cúng xong, người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống thì sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực họ sinh sống.


Theo thethaohangngay 

Viết bình luận: Sự tích ông công, ông táo và ý nghĩa ngày 23 tháng chạp

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247