Thông tin tuyển sinh Đại học Phạm Văn Đồng 2019

Trường đại học Phạm Văn Đồng công bố phương án tuyển sinh năm 2019 với 2 phương thức: xét tuyển kết quả thi THPTQG 2019 và xét tuyển dựa vào điểm tổng kết các môn học lớp 12 trong học bạ THPT.

2.1. Đối tượng tuyển sinh:            - Tất cả thí sinh tính tới thời điểm xét tuyển đã tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương)

- Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định.

- Không vi phạm pháp luật.

2.2. Phạm vi tuyển sinh:                - Đối với các ngành thuộc nhóm ngành kinh tế, nhóm ngành kỹ thuật phạm vi tuyển sinh trong cả nước.

- Đối các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên chỉ tuyển thí sinh có hộ khẩu thường trú ở tỉnh Quảng Ngãi.

2.3. Phương thức tuyển sinh:     Kết hợp thi tuyển và xét tuyển;

Ghi chú:               - Đại học, cao đẳng hệ chính quy: Năm 2019 Trường áp dụng các phương thức tuyển sinh:

+ Tuyển thẳng: Theo quy định của Quy chế tuyển sinh hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Riêng đối thí sinh là người Lào: căn cứ vào quyết định cử đi học của Bộ Giáo dục và Thể thao nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và kết quả kiểm tra Tiếng Việt, Hiệu trưởng xem xét quyết định cho vào học.

+ Xét tuyển dựa vào kết quả của Kỳ thi THPT Quốc gia 2019: Áp dụng cho các ngành đào tạo của tất cả các bậc học trong nhà trường, theo đúng Quy chế tuyển sinh hệ chính quy hiện hành. Điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển là điểm các môn thi/bài thi tương ứng trong kỳ thi THPT Quốc gia 2019.

+ Xét tuyển dựa vào điểm tổng kết các môn học năm lớp 12 trong học bạ THPT: Áp dụng cho các ngành đào tạo của tất cả các bậc học trong nhà trường, theo đúng Quy chế tuyển sinh hệ chính quy hiện hành. Điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển là điểm tổng kết năm học lớp 12 của mỗi môn tương ứng (làm tròn đến một chữ số thập phân).

- Đại học liên thông, cao đẳng liên thông hệ chính quy:

+ Đối với bậc cao đẳng liên thông, xét tuyển dựa trên điểm trung bình chung toàn khóa trong bảng điểm tốt nghiệp trung cấp.

+ Đối với bậc đại học liên thông: Xét tuyển theo một trong ba phương thức: Sử dụng kết quả thi THPT quốc gia 2019 hoặc sử dụng kết quả điểm tổng kết các môn học lớp 12 trong học bạ THPT hoặc sử dụng kết quả học tập bậc cao đẳng, cao đẳng nghề dựa trên điểm trung bình chung toàn khóa trong bảng điểm tốt nghiệp cao đẳng, cao đẳng nghề. Việc chọn phương thức xét tuyển nào trong từng đợt xét tuyển do Hội đồng tuyển sinh quyết định.

2.4. Chỉ tiêu tuyển sinh:

Ngành học Mã ngành Chỉ tiêu (dự kiến) Tổ hợp môn xét tuyển 1 Tổ hợp môn xét tuyển 2 Tổ hợp môn xét tuyển 3 Tổ hợp môn xét tuyển 4
Theo xét KQ thi THPT QG Theo phương thức khác Mã tổ hợp môn Môn chính Mã tổ hợp môn Môn chính Mã tổ hợp môn Môn chính Mã tổ hợp môn Môn chính
Các ngành đào tạo đại học                      
Sư phạm Tin học 7140210 12 13 A00 TO A01 TO D01 TO D90 TO
Sư phạm Vật lý 7140211 10 10 A00 TO A01 TO D90 TO    
Sư phạm Ngữ văn 7140217 12 13 C00 VA D78 VA        
Sư phạm Tiếng Anh 7140231 15 15 D01 TO D72 VA D96 TO    
Ngôn ngữ Anh 7220201 21 22 D01 TO D72 VA D96 TO    
Kinh tế phát triển 7310105 45 45 A00 TO A01 TO D01 TO D90 TO
Sinh học ứng dụng 7420203 25 25 B00 TO D90 TO        
Công nghệ thông tin 7480201 50 50 A00 TO A01 TO D01 TO D90 TO
Công nghệ kỹ thuật cơ khí 7510201 50 50 A00 TO A01 TO D90 TO    
Kỹ thuật cơ điện tử 7520114 45 45 A00 TO A01 TO D90 TO    
Kỹ thuật điện tử - viễn thông 7520207 25 25 A00 TO A01 TO D90 TO    
Các ngành đào tạo cao đẳng                      
Giáo dục Mầm non 51140201 69 70 M00 NK1            
Giáo dục Tiểu học 51140202 75 75 A00 TO A01 TO C00 VA D78 VA
Giáo dục Thể chất 51140206 35 35 T00 NK2            
Sư phạm Toán học 51140209 10 10 A00 TO A01 TO D90 TO    
Sư phạm Tin học 51140210 10 10 A00 TO A01 TO D01 TO D90 TO
Sư phạm Vật lý 51140211 10 10 A00 TO A01 TO D90 TO    
Sư phạm Hoá học 51140212 10 10 A00 TO B00 TO D90 TO    
Sư phạm Sinh học 51140213 10 10 B00 TO D90 TO        
Sư phạm Ngữ văn 51140217 13 13 C00 VA D78 VA        
Sư phạm Lịch sử 51140218 10 10 C00 VA D78 VA        
Sư phạm Địa lý 51140219 10 10 C00 VA D78 VA        
Sư phạm Âm nhạc 51140221 30 30 N00 NK4            
Sư phạm Mỹ thuật 51140222 25 25 H00 NK6            
Sư phạm Tiếng Anh 51140231 13 14 D01 TO D72 VA D96 TO    
                 

2.5. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT:              

- Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào:

   + Bậc đại học nhóm ngành đào tạo giáo viên:

      - Xét tuyển theo phương thức 1: Thí sinh tốt nghiệp THPT và đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố.

      - Xét tuyển theo phương thức 2: Thí sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại từ giỏi trở lên.

   + Bậc đại học nhóm ngành kinh tế, nhóm ngành kỹ thuật:

      - Xét tuyển theo phương thức 1: Nhà trường sẽ công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sau khi có kết quả thi THPT 2019.

      - Xét tuyển theo phương thức 2: Nhà trường sẽ công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sau khi có kết quả thi THPT 2019.

   + Bậc cao đẳng, khối ngành đào tạo giáo viên:

      -  Xét tuyển theo phương thức 1: Thí sinh tốt nghiệp THPT và đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố.

      - Xét tuyển theo phương thức 2: Thí sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại từ khá trở lên. Riêng các ngành Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục Thể chất xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại từ trung bình trở lên.

- Điều kiện để được nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển:

   + Thí sinh phải đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo từng ngành, nhóm ngành của từng bậc học.

   + Làm phiếu đăng ký xét tuyển và điền đầy đủ thông tin theo mẫu (Xét tuyển đợt 1 theo phương thức 1, thí sinh thực hiện theo mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo; xét tuyển theo phương thức 2 và các đợt xét tuyển bổ sung theo phương thức 1, thực hiện theo mẫu của Trường Đại học Phạm Văn Đồng ban hành).

   + Nộp lệ phí xét tuyển theo quy định hiện hành của Nhà nước.

   + Đối với các ngành: Cao đẳng Giáo dục Mầm non, Cao đẳng Giáo dục Thể chất, Cao đẳng Sư phạm Âm nhạc, Cao đẳng  Sư phạm Mỹ thuật, thí sinh phải có giấy xác nhận điểm thi năng khiếu do Trường Đại học Phạm Văn Đồng hoặc các trường Cao đẳng, Đại học khác tổ chức thi và cấp.

2.6. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của trường:        

- Mã trường: DPQ

- Bảng tổ hợp môn xét tuyển:

Mã tổ hợp môn

Môn 1

Môn 2

Môn 3

A00

Toán

Vật lý

Hóa học

A01

Toán

Vật lý

Tiếng Anh

B00

Toán

Hóa học

Sinh học

C00

Ngữ văn

Lịch sử

Địa lý

D01

Ngữ văn

Toán

Tiếng Anh

D72

Ngữ văn

Khoa học tự nhiên

Tiếng Anh

D78

Ngữ văn

Khoa học xã hội

Tiếng Anh

D90

Toán

Khoa học tự nhiên

Tiếng Anh

D96

Toán

Khoa học xã hội

Tiếng Anh

M00

Ngữ văn

Toán

Năng khiếu giáo dục mầm non

(Đọc,kể diễn cảm và hát)

T00

Toán

Sinh học

Năng khiếu Thể dục - Thể thao (Chạy 60m xuất phát cao, bật xa tại chỗ, bóp lực kế)

N00

Ngữ văn

Năng khiếu âm nhạc 1 (Xướng âm giọng đô trưởng)

Năng khiếu âm nhạc 2 (Hát một ca khúc Việt Nam)

H00

Ngữ văn

Năng khiếu vẽ nghệ thuật 1 (Vẽ tượng chân dung, vẽ tĩnh vật)

Năng khiếu vẽ nghệ thuật 2 (Vẽ theo chủ đề nông thôn, biển đảo)

- Quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp: Trường không quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp xét tuyển vào cùng một ngành đào tạo.

   - Các điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển: Trong trường hợp số thí sinh trúng tuyển vượt quá chỉ tiêu tuyển của từng phương thức, trường quy định:

      + Sử dụng điểm thi môn Toán hoặc môn Ngữ văn trong tổ hợp môn xét tuyển để lựa chọn thí sinh trúng tuyển đối với tổ hợp môn chỉ có Toán hoặc Ngữ văn trong tổ hợp môn xét tuyển.

      + Sử dụng điểm thi Toán để lựa chọn thí sinh trúng tuyển nếu trong tổ hợp môn xét tuyển vừa có môn Toán, vừa có môn Ngữ văn .

      + Sử dụng điểm thi môn Năng khiếu có hệ số 2 để lựa chọn thí sinh trúng tuyển nếu trong tổ hợp môn xét tuyển có môn năng khiếu.

   - Miễn thi môn ngoại ngữ: Môn Tiếng Anh được tính điểm 10 để xét tuyển đại học, cao đẳng đối với thí sinh thuộc diện miễn thi môn ngoại ngữ ở kỳ thi THPT quốc gia năm 2019.

   - Thi năng khiếu:

+ Thời gian và địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thi các môn năng khiếu: Từ ngày 01/05/2019 đến 28/06/2019 tại trường Đại học Phạm Văn Đồng.

            + Thời gian thi các môn năng khiếu: Ngày 06 và 07/07/2019.

   - Hồ sơ thi năng khiếu gồm: 01 Phiếu đăng ký thi năng khiếu, 02 ảnh 4x6 cm, 02 phong bì có dán đủ tem và ghi địa chỉ liên lạc của thí sinh. Mẫu Phiếu đăng ký thi năng khiếu thí sinh tải xuống từ website của trường: www.pdu.edu.vn

2.7. Tổ chức tuyển sinh:               

   - Thời gian đăng ký xét tuyển: Theo lịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    - Hình thức nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển: Thí sinh tải và điền đầy đủ thông tin vào Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (đối với thí sinh đăng ký xét tuyển theo phương thức 1) hoặc theo mẫu do nhà trường ban hành (đối với thí sinh đăng ký xét tuyển theo phương thức 2). Cả 2 loại mẫu đều được nhà trường đăng trên website tại địa chỉ: http://pdu.edu.vn/a/ index.php?dept=33. Sau đó thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển cho nhà trường qua 3 hình thức sau:

          + Nộp hồ sơ tại điểm thu nhận hồ sơ do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định (xét tuyển đợt 1);

          + Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trường Đại học Phạm Văn Đồng (xét tuyển đợt 2, đợt 3);

          + Nộp hồ sơ qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh - EMS (xét tuyển đợt 2, đợt 3);

   - Tổ chức xét tuyển:

     + Phương thức 1: Sử dụng kết quả điểm thi trung học phổ thông quốc gia năm 2019. Phương thức này áp dụng cho tất cả các đợt xét tuyển dành cho thí sinh xét tuyển vào học tất cả các ngành đào tạo của bậc đại học; Các ngành đào tạo giáo viên của bậc cao đẳng. Nhà trường sẽ tải danh sách đăng ký xét tuyển vào các ngành đào tạo giáo viên của bậc cao đẳng và danh sách đăng ký xét tuyển vào tất cả các ngành của bậc đại học từ cổng thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Sau đó, thực hiện việc xét tuyển trên phần mềm Offline của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

     Công thức tính tổng điểm xét tuyển:

          Tổng điểm xét tuyển = M1 + M2 + M3 + Tổng điểm ưu tiên. Trong đó:

                 M1 là điểm bài thi/môn thi thứ nhất trong tổ hợp môn xét tuyển.

                 M2 là điểm bài thi/môn thi thứ hai trong tổ hợp môn xét tuyển.

                 M3 là điểm bài thi/môn thi thứ ba trong tổ hợp môn xét tuyển.

                 Tổng điểm ưu tiên = điểm ưu tiên khu vực + điểm ưu tiên đối tượng.

     Các môn: Năng khiếu giáo dục mầm non, Năng khiếu Thể dục Thể thao, Năng khiếu âm nhạc 2, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 2 được tính hệ số 2 trong tổng điểm xét tuyển. Đối với các ngành có môn năng khiếu nhân hệ số 2 thì điểm ưu tiên được quy đổi tương ứng: Tổng điểm ưu tiên = (điểm ưu tiên khu vực + điểm ưu tiên đối tượng)*4/3, sau đó quy về thang điểm 30.

     Chỉ tiêu dành cho phương thức 1:

     - 50% chỉ tiêu của từng ngành trong từng đợt xét tuyển đối với tất cả các ngành của bậc đại học, các ngành đào tạo giáo viên của bậc cao đẳng.

      - Nguyên tắc xét tuyển: Thí sinh trúng tuyển được lấy từ trên xuống theo tổng điểm xét tuyển cho đến khi đủ chỉ tiêu đã xác định.

     + Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào điểm tổng kết các môn học năm lớp 12 (theo học bạ trung học phổ thông). Phương thức này áp dụng cho tất cả các đợt xét tuyển dành cho thí sinh xét tuyển vào học tất cả các ngành đào tạo của bậc cao đẳng và đại học. Riêng bậc cao đẳng, nhóm ngành kinh tế, nhóm ngành kỹ thuật, trường dành 100%  chỉ tiêu xét tuyển theo phương thức 2. Nhà trường thu nhận hồ sơ của thí sinh đăng ký xét tuyển đối với tất cả các khối ngành của tất cả các bậc học. Việc xét tuyển được thực hiện qua các bước:

Bước 1: Tổ chức nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển theo học bạ của thí sinh;

Bước 2: Nhập dữ liệu đăng ký xét tuyển của thí sinh vào máy tính;

Bước 3: Thống kê điểm, chuẩn bị dữ liệu trình hội đồng tuyển sinh;

Bước 4: Họp Hội đồng tuyển sinh, căn cứ vào chỉ tiêu của phương thức này để

              quyết định danh sách thí sinh trúng tuyển;

Bước 5: Tổng hợp và công bố danh sách trúng tuyển;

Bước 6: Gọi thí sinh trúng tuyển làm hồ sơ nhập học;

Bước 7: Thống kê, báo cáo kết quả về Bộ Giáo dục và Đào tạo.

     Công thức tính tổng điểm xét tuyển:

           Tổng điểm xét tuyển = M1 + M2 + M3 + Tổng điểm ưu tiên

                 Trong đó: M1 là điểm trung bình môn học thứ nhất trong tổ hợp môn xét tuyển.

                  M2 là điểm trung bình môn học thứ hai trong tổ hợp môn xét tuyển.

                  M3 là điểm trung bình môn học thứ ba trong tổ hợp môn xét tuyển.

                  Tổng điểm ưu tiên = điểm ưu tiên khu vực + điểm ưu tiên đối tượng.

     Các môn: Năng khiếu giáo dục mầm non, Năng khiếu Thể dục - Thể thao, Năng khiếu âm nhạc 2, Năng khiếu vẽ nghệ thuật 2 được tính hệ số 2 trong tổng điểm xét tuyển. Đối với các ngành có môn năng khiếu nhân hệ số 2 thì điểm ưu tiên được quy đổi tương ứng: Tổng điểm ưu tiên = (điểm ưu tiên khu vực + điểm ưu tiên đối tượng)*4/3, sau đó quy về thang điểm 30.

     Chỉ tiêu dành cho phương thức 2:

        - 50% chỉ tiêu của từng ngành trong từng đợt xét tuyển đối với tất cả các ngành của bậc đại học, các ngành đào tạo giáo viên của bậc cao đẳng.

       - 100% chỉ tiêu của từng ngành trong từng đợt xét tuyển đối với các ngành thuộc nhóm ngành kinh tế, nhóm ngành kỹ thuật của bậc cao đẳng.

Nguyên tắc xét tuyển: Thí sinh trúng tuyển được lấy từ trên xuống theo tổng điểm xét tuyển cho đến khi đủ chỉ tiêu đã xác định;

Theo TTHN

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Viết bình luận: Thông tin tuyển sinh Đại học Phạm Văn Đồng 2019

  •  
Điểm chuẩn tất cả các trường ĐH