Đề thi học kì 2 môn Sử lớp 12 năm 2014 THPT Võ Lai

Mời các em tham khảo đề thi học kì 2 và đáp án môn Sử năm 2014 của trường THPT Võ Lai, Bình Định

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN SỬ LỚP 12 NĂM 2014 - THPT VÕ LAI 

Câu 1 (4 điểm) : Phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) ở miềnNam nổ ra trong hoàn cảnh như thế nào ? Trình bày diễn biến và kết quả của phong trào. Tại sao phong trào “Đồng khởi” được coi là mốc đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miềnNam ?

Câu 2 (3 điểm) : Phân tích điểm giống và khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mĩ ở miền Nam ViệtNam.

Câu 3 (3 điểm) : Đảng ta có những chủ trương và kế hoạch gì để giải phóng miềnNam ? Hãy tóm tắt diễn biến và kết quả của chiến dịch Hồ Chí Minh (26 –> 30/4/1975).

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN SỬ LỚP 12 NĂM 2014 - THPT VÕ LAI 

Câu

Ý

Nội dung

Câu 1

(4 điểm)

 

1

 

2

 

 

3

 

 

4

 

 

5

 

6

 

 

 

7

 

 

 

8

 

 

9

 

 

 

10

* Hoàn cảnh nổ ra phong trào “Đồng khởi” (1959-1960)

- Những năm 1957-1959, Mĩ-Diệm tăng cường khủng bố phong trào đấu tranh của quần chúng; đề ra Luật 10/59, đặt cộng sản ra ngồi vòng pháp luật ...

 - Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 (1/1959) quyết định để nhân dân miềnNamsử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ-Diệm.

* Diễn biến và kết quả của phong trào “Đồng khởi”

- Bắt đầu bằng những cuộc nổi dậy lẻ tẻ ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bắc Ái (Ninh Thuận) 2/1959, Trà Bồng (Quảng Ngãi) 8/1959 sau đó lan ra khắp miền Nam thành cao trào cách mạng

- 17/1/1960, “Đồng khởi” nổ ra ở huyện Mỏ Cày (Bến Tre), sau đó nhanh chóng lan ra tồn tỉnh Bến Tre, phá vỡ từng mảng lớn chính quyền của địch.

- “Đồng khởi” nhanh chóng lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung-Trung Bộ. Đến 1960, ta làm chủ nhiều thôn, xã ở Nam Bộ, ven biển Trung Bộ và Tây Nguyên.

- Thắng lợi của “Đồng khởi” dẫn đến sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam20/12/1960.

* Phong trào “Đồng khởi” được coi là mốc đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, vì :

- Từ năm 1954-1958 nhân dân miềnNamthực hiện đấu tranh chính trị chống chế độ Mĩ-Diệm để giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. Sau khi có Nghị quyết 15 của Đảng (1/1959) nhân dân miềnNamkết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang giành chính quyền.

- Từ cuộc khởi nghĩa từng phần ở từng địa phương phát triển thành phong trào “Đồng khởi” trên toàn miền Nam, thắng lợi của phong trào thể hiện sức mạnh quật khởi của đồng bào miền Nam.

- “Đồng khởi” thắng lợi đánh dấu bước ngoặt của cách mạng miềnNam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tấn công. Chấm dứt thời kì ổn định tạm thời của chế độ thực dân mới của Mĩ ở miềnNam, mở ra thời kì khủng hoảng của chế độ Sài Gòn.

- Thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” làm phá sản chiến lược chiến tranh một phía của Mĩ, đưa cách mạng miềnNamtiến lên một bước phát triển nhảy vọt.

Câu 2

(3 điểm)

 

 

 

1

 

2

 

 

3

 

4

 

5

 

 

6

 

Điểm giống và khác giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mĩ ở miền Nam ViệtNam.

* Giống nhau :

- Đều là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ, nhằm biến miền Nam ViệtNamthành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

- Đều sử dụng cố vấn quân sự, vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mĩ để thực hiện âm mưu chống lại lực lượng cách mạng và nhân dân ta.

* Khác nhau :

- Về quy mô chiến tranh : “Chiến tranh đặc biệt” diễn ra ở miềnNam, còn “Chiến tranh cục bộ” mở rộng ở cả hai miền Nam-Bắc.

- Về tính chất ác liệt : “Chiến tranh cục bộ” ác liệt hơn, thể hiện ở mục tiêu, lực lượng tham gia, vũ khí, hỏa lực và phương tiện chiến tranh.

- “Chiến tranh đặc biệt” tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ nhằm thực hiện mưu đồ cơ bản “dùng người Việt đánh người Việt”.

- “Chiến tranh cục bộ” lực lượng tham chiến đông, gồm cả Mĩ, chư hầu, quân Sài Gòn, trong đó quân Mĩ giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị ...

Câu 3 (3 điểm)

 

1

 

 

2

 

3

 

 

4

 

5

 

6

 

 

7

 

 

8

 

9

 * Chủ trương và kế hoạch giải phóng miền Nam

- Cuối 1974 đầu 1975 so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho ta, Hội nghị Bộ chính trị Trung ương Đảng đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm 1975 và 1976.

- Hội nghị nhấn mạnh, cả năm 1975 là thời cơ, nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.

- Cần phải tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân.

* Diễn biến và kết quả của Chiến  dịch Hồ Chí Minh (26 -> 30/4/1975)

- Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế-Đà Nẵng. Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định giải phóng miềnNamtrước mùa mưa.

- Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định được Bộ Chính trị quyết định mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh.

- 17h 00 ngày 26/4, quân ta nổ súng mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh, 5 cánh quân ta vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngồi của địch tiến vào trung tâm thành phố, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng.

- 10h 45 phút, ngày 30/4 xe tăng và bộ binh của ta tiến thẳng vào Dinh Độc Lập, bắt sống toàn bộ Chính phủ Trung ương Sài Gòn. Tổng thống Dương Văn  Minh tuyên bố đầu hàng.

- 11h 30 phút, ngày 30/4 lá cờ cách mạng tung bay trên  nóc Dinh Độc Lập, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

- Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho quân dân ta tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn các tỉnh còn lại ở Nam Bộ. Đến 2/5/1975 miềnNamhồn tòan giải phóng.

Tuyensinh247 sẽ tiếp tục cập nhật các đề thi học kì 2 môn Sử lớp 12 năm 2014 các em chú ý theo dõi nhé!

Nguồn THPT Phanmemgiaoduc

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

1 bình luận: Đề thi học kì 2 môn Sử lớp 12 năm 2014 THPT Võ Lai

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247