Đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn đề số 23

Tham khảo đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn của các trường trên cả nước năm 2012.

Câu 1: 5 điểm.

“Dù ở gần con,

Dù ở xa con,

Lên rừng xuống bể,

Cò sẽ tìm con,

Cò mãi yêu con.

Con dù lớn vẫn là con của mẹ,

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”.

(Trích Con cò – Chế Lan Viên, theo Ngữ văn 9tập hai, NXB Giáo dục – 2005)

“Cái cò… sung chát đào chua…

câu ca mẹ hát gió đưa về trời

ta đi trọn kiếp con người

cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”.

(Trích Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa… – Nguyễn Duy, theo Ngữ văn 9tập hai, NXB Giáo dục – 2005)

Từ hai đoạn thơ trên, cảm nhận về :

- Hình ảnh con cò qua lời ru;

- Tình mẹ dành cho con.

Câu 2: 5 điểm.

Những đặc điểm tiêu biểu về người anh hùng Nguyễn Huệ – Quang Trung qua Hồi thứ mười bốn trong Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái (theo đoạn trích trong sách Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục) mà em đã học.

_____________________ Hết ___________________

Lưu ý : – Thí sinh không chép đề vào giấy thi.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

 

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

I. Yêu cầu chung:

1. Trong quá trình làm bài, học sinh có thể cảm nhận và trình bày sáng tạo theo cách riêng của bản thân, nhưng phải đạt được những nội dung cơ bản về kiến thức ở phần yêu cầu cụ thể.

2. Về kỹ năng : Bố cục bài viết rõ ràng, hành văn mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lý luận sắc sảo, ít mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.

II. Yêu cầu cụ thể:

Caâu 1 : 5 ñieåm.

1. Về kiến thức: Đề yêu cầu cảm nhận nội dung hai khổ thơ khá cụ thể. Nhưng đối với học sinh tuyển vào lớp chuyên Văn phải biết mở rộng kiến thức, khi làm bài cần đạt được những nội dung cơ bản sau:

a. Hiểu ý nghĩa về biểu tượng con cò trong lời hát ru nói chung (nêu một cách khái quát): đó là hình ảnh ẩn dụ nhân hóa về người lao động, về người phụ nữ lam lũ tảo tần nuôi chồng, nuôi con.

b. Hình ảnh con cò đi vào lời ru đến với con người từ thuở nằm nôi; từ đó thấm vào vào nhận thức, tình cảm, trở nên gần gũi gắn bó thân thương. Hình ảnh con trong lời ru ấy đi theo con người suốt cả cuộc đời.

c. Hình ảnh con cò qua hai đoạn trích (thơ Chế Lan Viên và thơ Nguyễn Duy) vừa là hình ảnh con cò quen thuộc trong lời ru (ca dao, dân ca), vừa nói lên tình cảm của mẹ dành cho con.

c1. Trong đoạn trích thơ Chế Lan Viên: hình ảnh con cò (lời ru của mẹ) dù ở gần hay ở xa thì tình cảm của mẹ vẫn luôn hướng về con – thầm lặng, êm đềm, chở che.

c2. Trong đoạn trích thơ Nguyễn Duy: hình ảnh con cò (lời ru của mẹ) có chút gì nghe xót xa, tội nghiệp (sung chát đào chua).

c3. Hai nhà thơ có sự gặp gỡ trong cảm nhận: lời ru và tình cảm của mẹ vẫn theo con suốt đời.

Con dù lớn vẫn là con của mẹ,

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con (CLV).

ta đi trọn kiếp con người

cũng không đi hết mấy lời mẹ ru (ND).

Tuy nhiên, cách biểu đạt của hai nhà thơ có sự khác nhau: Thơ Chế Lan Viên là nói về lòng mẹ dành cho con hết cả đời mình; còn Nguyễn Duy là suy nghĩ của con về ý nghĩa lời ru – tức là cái tình của mẹ dành cho con, dẫu sống hết một đời mình cũng không hiểu hết nổi cái ý nghĩa sâu thẳm trong lời ru (tình cảm) ấy của mẹ .

d. Học sinh phát biểu về tình cảm của mẹ dành cho con. Có thể mỗi học sinh có sự cảm nhận khác nhau, nhưng điều cơ bản nhất là phải nêu cho được công lao, tình cảm của mẹ dành cho con là vô bờ, phải biết mang ơn và đền đáp.

2. Về cách trình bày: Học sinh có thể tách ra làm hai phần: cảm nhận nội dung đoạn thơ trước rồi phát biểu suy nghĩ của mình về tình cảm của mẹ dành cho con sau như ở đáp án, cũng có thể nêu cảm nhận về cái tình qua hai khổ thơ và kết hợp phát biểu suy nghĩ. Miễn sao bài làm của học sinh tỏ ra hiểu nội dung đề, có cách diễn đạt mạch lạc, có kiến thức vững chắc là chấp nhận, chứ không yêu cầu học sinh phải làm theo một khuôn mẫu cứng nhắc nhất định nào.

BIỂU ĐIỂM

- Điểm 5 :

+ Bài làm đáp ứng được các yêu cầu ở đáp án.

+ Cách trình bày tỏ ra sáng tạo, hợp lý.

+ Văn viết có hình aûnh vaø cảm xúc.

+ Mắc vài lỗi chính tả và loãi diễn đạt.

- Điểm 4 :

+ Bài làm chưa nêu được một trong hai nội dung ở phần a hoặc phần c3 trong đáp án, hoặc có đề cập đến nhưng chỉ thoáng qua.

+ Văn viết mạch lạc, trong sáng.

+ Mắc vài ba lỗi chính tả và loãi diễn đạt thông thường.

- Điểm 3 :

+ Bài làm chỉ tập trung nêu được nội dung ở phần b, c1, c2 và d trong đáp án. Những nội dung còn lại chỉ đề cập thoáng qua hoặc chưa đề cấp đến.

+ Bố cục bài viết rõ ràng, diễn đạt khá trôi chảy.

+ Mắc khoảng ba, bốn lỗi chính tả và loãi diễn đạt thông thường.

- Điểm 2 :

+ Bài làm xác định được yêu cầu đề, nhưng cảm nhận nội dung thơ chưa được thấu đáo, còn lúng túng, đôi chỗ cảm nhận thơ không chính xác. Phát biểu về tình cảm mẹ con còn khuôn sáo, chưa thật chân thành.

+ Bố cục bài viết không rõ ràng, hành văn thiếu mạch lạc.

+ Mắc khoảng bốn, năm lỗi chính tả và lỗi diễn đạt thông thường.

- Điểm 1 :

+ Bài viết rơi vào phát biểu chung chung, cảm nhận thơ nhiều chỗ không chính xác. Phát biểu về tình cảm mẹ con còn hời hợt.

+  Văn viết nhìn chung còn rối.

+ Mắc nhieàu lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.

- Điểm 0 :

- Bài viết hoàn toàn lạc đề.

- Hoặc chỉ viết được đôi ba câu nhập đề.

Caâu 2 : 5 ñieåm.

1. Về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về tác phẩm, tác giả, xuất xứ đoạn trích, học sinh có thể nhận xét đánh giá về nhiều mặt, nhưng tựu trung, chỉ yêu cầu làm rõ 05 đặc điểm tiêu biểu về người anh hùng Nguyễn Huệ – Quang Trung qua đoạn trích với các ý cơ bản sau:

a. Một con người hành động: mạnh mẽ, biết quyết đoán. Nghe tin giặc Mãn Thanh xâm chiếm Thăng Long, không hề nao núng, chỉ hơn một tháng đã làm được bao nhiêu việc lớn, lên ngôi hoàng đế, vạch định kế hoạch, đốc suất đại binh, tiến đánh quân Thanh, nhanh gọn, quả quyết.

b. Con người trí tuệ: sáng suốt, nhạy bén. Viết lời phủ dụ tướng sĩ, khẳng định chủ quyền, tự hào dân tộc, kêu gọi đoàn kết, thống nhất chống ngoại xâm. Nhận định tình thế đúng đắn, khen chê đúng mực, thuyết phục nhân tâm.

c. Con người có tầm nhìn xa, trông rộng: Nắm vững kế sách hành quân, đoán định được cả ngày chiến thắng. Tính sẵn kế sách ngoại giao khi kết thúc binh đao.

d. Con người dụng binh như thần: Tuyển binh, duyệt binh, trực tiếp chỉ huy cuộc hành quân thần tốc, tưởng như “Tướng ở trên trời xuống, quân chui dưới đất lên”, đánh cho quân giặc tan tác, kinh hoàng.

đ. Hình ảnh người anh hùng lẫm liệt nơi chiến trận: Trực tiếp cầm quân, chỉ huy chiến dịch, cưỡi voi xông trận, đánh trận nào thắng trận nấy, luôn tư thế làm chủ chiến trường, oai hùng, dũng cảm.

e. Phát biểu suy nghĩ: Nói lên niềm tự hào đối với người anh hùng dân tộc.

Lưu ý: Khi làm bài, không yêu cầu học sinh phải tách ra từng ý như trong đáp án, nhưng qua trình bày làm nổi rõ lên được những ý cơ bản đã nêu là chấp nhận, và phải biết dựa vào ngữ liệu trong văn bản để trích dẫn, chứng minh.

BIỂU ĐIỂM

- Điểm 5 :

+ Bài làm đáp ứng được các yêu cầu ở đáp án.

+ Cách trình bày, đặt vấn đề tỏ ra sáng tạo, hợp lý. Trích dẫn chuẩn xác, phong phú, sát hợp với từng luận điểm.

+ Văn viết có hình aûnh vaø cảm xúc.

+ Mắc vài lỗi chính tả và loãi diễn đạt.

- Điểm 4 :

+ Bài làm chưa đề cập đến tác giả, tác phẩm, xuất xứ đoạn trích. Nêu được 4 trong 6 ý ở các nội dung a, b, c, d, đ, e.

+ Trích dẫn đa phần là gián tiếp, ý văn mạch lạc, trong sáng.

+ Mắc vài ba lỗi chính tả và loãi diễn đạt thông thường.

- Điểm 3 :

+ Bài làm xác định được yêu cầu đề, nhưng trích dẫn đôi chỗ không chính xác, chủ yếu trích dẫn gián tiếp. Nêu được 3 trong 6 ý ở các nội dung a, b, c, d, đ, e, nhưng rơi vào kể chuyện hơn là phân tích nhân vật.

+ Văn viết rõ ý.

+ Mắc khoảng ba, bốn lỗi chính tả và loãi diễn đạt thông thường.

- Điểm 2 :

+ Chỉ nêu được 2 trong 6 ý ở các nội dung a, b, c, d, đ, e. Tỏ ra không nắm vững nội dung văn bản truyện, nêu vấn đề và trích dẫn còn nhiều sai lệch. Hoặc chỉ dựa vào nội dung đoạn trích để nói rất chung chung về Quang Trung – Nguyễn Huệ.

+ Bố cục bài viết không rõ ràng, hành văn thiếu mạch lạc.

+ Mắc khoảng bốn, năm lỗi chính tả và lỗi diễn đạt thông thường.

- Điểm 1 :

+ Bài viết tỏ ra không nắm được nội dung đoạn trích, nêu vấn đề không chính xác.

+ Văn viết nhìn chung còn rối.

+ Mắc nhieàu lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.

- Điểm 0 :

- Bài viết hoàn toàn lạc đề.

- Hoặc chỉ viết được đôi ba câu nhập đề.

***

Lưu ý về bài làm văn: Cho cả câu 1 và câu 2.

– Đáp án và biểu điểm đã cân nhắc để đánh giá yêu cầu tuyển sinh, nên giám khảo không được tự ý thay đổi. Nghĩa là giám khảo không được tự ý yêu cầu cao hơn hoặc hạ thấp hơn so với đáp án và biểu điểm.

– Bài làm của học sinh không yêu cầu phải viết dài, chỉ yêu cầu căn cứ vào sự chính xác và đầy đủ những nội dung cơ bản ở đáp án để cho điểm.

– Những bài có nội dung chưa thật đầy đủ theo yêu cầu ở từng mốc điểm, nhưng văn viết trong sáng, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, dùng từ chính xác, chữ viết sạch đẹp, giám khảo cần xem xét kỹ để cho con điểm hợp lý nhất. Những bài viết đủ ý so với từng mốc điểm, nhưng chữ viết cẩu thả, mắc quá nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, giám khảo cần xem xét cho con điểm ở giới hạn thấp hơn mốc điểm.

– Điểm lẻ của bài Làm văn là 0,25.

– Khi cộng điểm toàn bài, điểm lẻ không làm tròn số.

Ví dụ : 5,25 vẫn giữ nguyên 5,25.

Viết bình luận: Đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn đề số 23

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247