Đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn đề số 87

Tham khảo đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn của các trường trên cả nước năm 2012.

I. Trắc nghiệm

Bài tập 1

Khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng ghi các ý đúng :

1. Hai câu thơ sau trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn có nội dung :

Hối con vầy lửa một giờ,

Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày.

A. Miêu tả cảnh sinh hoạt trong gia đình ông Ngư.

B. Kể chuyện gia đình ông Ngư cứu giúp Lục Vân Tiên.

C. Nỗi lo lắng của gia đình ông Ngư.

2. Đoạn thơ sau trong Lục Vân Tiên gặp nạn :

Ngư rằng : “Lòng lão chẳng mơ,

Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn ?

Nước trong rửa ruột sạch trơn,

Một câu danh lợi chi sờn lòng đây.

Rày doi mai vịnh vui vầy,

Ngày kia hứng gió đêm này chơi trăng.

Một mình thong thả làm ăn,

Khoẻ quơ chài kéo ; mệt quăng câu dầm.

Nghêu ngao nay chích mai đầm,

Một bầu trời đất vui thầm ai hay.

Kinh luân đã sẵn trong tay,

Thung dung dưới thế vui say trong trời.

Thuyền nan một chiếc ở đời,

Tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang”.

a) Có nội dung :

A. Ông Ngư sống cô lập với mọi người.

B. Cuộc sống ẩn dật của ông Ngư.

C. Ông Ngư sống ích kỉ và trục lợi.

D. Tất cả các nội dung trên.

b) Có ý nghĩa :

A. Ca ngợi cuộc sống trong sạch, ngoài vòng danh lợi, thảnh thơi giữa sông nước, gió trăng.

B. Ca ngợi cuộc sống tự do phóng khoáng giữa đất trời, hoà nhập, bầu bạn với thiên nhiên.

C. Thể hiện khát vọng về một cuộc sống đẹp của Nguyễn Đình Chiểu.

D. Tất cả các ý nghĩa trên.

c) Bốn câu đầu có nội dung :

A. Ông Ngư sống hết lòng vì nhân nghĩa.

B. Ông Ngư thích cuộc sống ngoài vòng danh lợi.

C. Ông Ngư thích sống cuộc sống trong sạch.

D. Tất cả các nội dung trên.

d) Câu thơ : Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn ? là một câu hỏi tu từ.

A. Đúng.

B. Sai.

3. Đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn có 2 loại nhân vật : thiện và ác.

A. Đúng.

B. Sai.

4. Xây dựng nhân vật đại diện cho cái thiện, Nguyễn Đình Chiểu nhằm :

A. Gửi gắm niềm tin vào cái thiện, vào người lao động bình thường.

B. Gửi gắm khát vọng về cái thiện, về người lao động bình thường.

C. Gồm cả A và B.

5. Nếu cái ác trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn có tính ích kỉ, nhỏ nhen đến thành độc ác thì cái thiện đầy lòng bao dung, nhân ái và hào hiệp.

Nhận định trên :

  1. Đúng.
  2. Sai.

6. Định nghĩa sau đây đúng hay sai ?

a)  Từ chỉ gồm một tiếng là từ đơn. Từ gồm hai hoặc nhiều tiếng là từ phức.

A. Đúng.

B. Sai.

b) Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về âm được gọi là từ ghép. Còn những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy.

A. Đúng.

B. Sai.

c) Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo không cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

A. Đúng.

B. Sai.

d) Nghĩa của từ là nội dung (sự vât, tính chất, hoạt động, quan hệ …) mà từ biểu thị.

A. Đúng.

B. Sai.

e) Từ có thể có một nghĩa hay hai nghĩa.

A. Đúng.

B. Sai.

f) Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.

A. Đúng.

B. Sai.

g) Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.

A. Đúng.

B. Sai.

h)  Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần gống nhau.

A. Đúng.

B. Sai.

i) Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

A. Đúng.

B. Sai.

k) Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một vài nét chung về nghĩa.

A. Đúng.

B. Sai.

m) Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.

A. Đúng.

B. Sai.

Bài tập 2

  1. 1. Hãy phân loại và điền các từ trong câu văn dưới đây vào bảng sau : 

Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc và đơn sơ.

Từ đơn  
Từ phức Từ ghép  
Từ láy  

2. Từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy trong các từ sau :

xem xét, lấp lánh, đau đớn, đầy đủ, đau đáu, gập ghềnh, tốt tươi, roi rói, hùng hồn, nhỏ nhẹ, vỗ về, võ vẽ, chậm chạp, bẽ bàng, mẫu mực.

3. Trong các tổ hợp sau, đâu là thành ngữ, tục ngữ ? Giải thích nghĩa của các thành ngữ.

thiên la địa võng ; gắp lửa bỏ tay người ; chớp đông nhay nháy gà gáy thì mưa ; rằm răng tròn, con lớn con khôn ; khố rách áo ôm ; chùa nát bụt vàng ; đầu voi đuôi chuột ; đè chừng bắt bóng ; lòng vả cũng như lòng sung.

4. Các từ in đậm trong hai trường hợp (a) và (b) sau đây, trường hợp nào có hiện tượng từ nhiều nghĩa, trường hợp nào có hiện tượng từ đồng âm ? Vì sao ?

a) Gần xa nô nức yến anh,

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.

Và :

Kiếp hồng nhan có mong manh,

Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương.

(Truyện Kiều ­- Nguyễn Du)

b)                     Đưa nàng đến trước phật đường,

Tam qui ngũ giới cho nàng xuất gia.

(Truyện Kiều ­- Nguyễn Du)

Nửa đời tóc ngả màu sương,

Nhớ quê anh lại tìm đường thăm quê.

(Nước non ngàn dặm – Tố Hữu)

5. Cho các từ sau đây, hãy sắp xếp thành các cặp từ trái nghĩa :

yêu thương, sướng, lùn tịt, nhiều, hời hợt, chết, đứng đắn,  trẻ măng,  khổ, căm giận, sâu sắc, sống, già cấc, cao kều, lẳng lơ, ít.

6. Tìm những từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ ngữ sau đây :

a) sách giáo khoa : Ngữ văn,  Hoá học, Toán, Địa lí, Lịch sử, Khoa học vui.

b) đồ dùng của nhà nông : cày, cuốc, bừa, máy hàn, hái, liềm.

c) phương tiện giao thông : xe máy, xe đạp, xe duyên, xe ô tô, xe chỉ.

d) các loại cây (thực vật) : cây dừa, cây chuối, cây nhãn, cây vàng, cây na.

II. Tự luận

Phân tích đoạn trích Lục Vân tiên gặp nạn để làm nổi bật những vẻ đẹp của ông Ngư.

Đáp án Đề số 33

I. Trắc nghiệm

Bài tập 1

Khoanh tròn vào chữ cái sau :

Câu 1 :  B. Câu 2a : B. Câu 2b : D. Câu 2c : D.
Câu 2d : A. Câu 3 :  A. Câu 4 :   C. Câu 5: A.
Câu 6a : A. Câu 6b : B. Câu 6c : B. Câu 6d : A.
Câu 6e : B. Câu 6f : A. Câu 6g : A. Câu 6h : A.
Câu 6i : A. Câu 6k : B. Câu 6m : A.  

Bài tập 2

Phân loại và điền như sau :

1.

Từ đơn chiếc, đó, cũng, chỉ, có, vài, phòng, tiếp, khách, họp, và, ngủ, với, những, rất, và.
Từ phức Từ ghép nhà sàn, Bộ Chính trị, làm việc, đơn sơ.
Từ láy vẻn vẹn, đồ đạc, mộc mạc,

2. + Từ ghép : xem xét, đầy đủ, tốt tươi, nhỏ nhẹ, chậm chạp, mẫu mực.

+ Từ láy : lấp lánh, đau đớn, đau đáu, gập ghềnh, roi rói, hùng hồn, vỗ về, võ vẽ, bẽ bàng,

3. + Tục ngữ là các tổ hợp :

chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa; ; rằm răng tròn, con lớn con khôn; lòng vả cũng như lòng sung.

+ Thành ngữ và nghĩa của chúng :

- thiên la địa võng : lưới giăng khắp trên trời dưới đất.

– gắp lửa bỏ tay người : hành động vu khống để gieo vạ cho người khác một cách độc ác.

– đầu voi đuôi chuột: sự việc lúc bắt đầu có vẻ to tát nhưng kết thúc lại không ra gì.

– khố rách áo ôm : chỉ hạng người cùng khổ với ý coi khinh theo quan điểm của các tầng lớp trên trong xã hội cũ.

– đè chừng bắt bóng : phỏng đoán vu vơ.

– chùa nát bụt vàng : ví những trường hợp nghèo mà tốt hay nói chung vẻ bề ngoài tầm thường nhưng lại có những nét đẹp, quí giá bên trong.

4. a) Có hiện tường từ nhiều nghĩa vì nghĩa của từ xuân trong câu thơ thứ 2  có thể coi là kết quả chuyển nghĩa của từ xuân trong câu thứ nhất.

b) Có hiện tượng từ đồng âm vì hai từ có vỏ ngữ âm giống nhau nhưng nghĩa của từ đường trong câu thơ thứ nhất là nhà, nghĩa của từ đường trong câu thứ hai là chỉ lối đi, chúng không có mối liên hệ nào về nghĩa.

5. Sắp xếp như sau :

yêu thương – căm giận ; lùn tịt – cao kều ; hời hợt – sâu sắc ; sống – chết ;

đứng đắn – lẳng lơ ;  trẻ măng -  già cấc ; ít – nhiều ; sướng – khổ.

6. Các từ ngữ sau không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ ngữ :

a) sách giáo khoa : Khoa học vui.

b) đồ dùng của nhà nông : máy hàn.

c) phương tiện giao thông : xe duyên, xe chỉ.

d) các loại cây (thực vật) : cây vàng.

II. Tự luận

Đề bài yêu cầu phân tích đoạn trích để lầm nổi bật những vẻ đẹp của của nhân vật ông Ngư. Ngoài yêu chung về kiểu văn bản nghị luận về một đoạn trích trong tác phẩm truyện, về nội dung, cần làm được các ý sau :

Ông Ngư là nhân vật đại diện cho cái thiện, đối lập với cái ác là Trịnh Hâm trong đoạn trích. Sau khi cứu được Vân Tiên, ông Ngư sẵn lòng cưu mang chàng, không hề tính toán. Cuộc sống của ông là một cuộc sống đẹp, biểu hiện của cái thiện : sống trong sạch, ngoài vòng danh lợi ô trọc ; sống tự do phóng khoáng, thảnh thơi giữa đất trời cao rộng hoà nhập, bầu bạn với thiên nhiên… Xây dựng nhân vật ông Ngư, tác giả muốn gửi gắm khát vọng, niềm tin về cái thiện, vào con người lao động bình thường.

Viết bình luận: Đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn đề số 87

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247