Đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn đề số 94

Tham khảo đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn của các trường trên cả nước năm 2012.

I. trắc nghiệm

1. Điền tiếp các thông tin cần thiết vào các ô sau theo yêu cầu :

Văn bản Tác giả Thể loại

Nội dung nổi bật

Đặc sắc nghệ thuật
1. Tôi đi học        
2. Trong lòng mẹ        
3. Tức nước vỡ bờ        
4. Lão Hạc        
         

2. Nghệ thuật nổi bật nhất trong đoạn trích “Hai cây phong” (“Người thầy đầu tiên” – Aimatốp)  là gì ? Khoanh vào nhận định đúng.

A. Ngòi bút miêu tả đậm chất hội họa

B. Đan xen lồng ghép hai ngôi kể : “tôi” và “chúng tôi”

C. Kết hợp một cách tài tình các phương thức tả – kể – biểu cảm.

D. Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh, ẩn dụ.

3. Tìm tình huống quan trọng có vai trò phát triển sự việc câu chuyện trong các tác phẩm sau :

A. Chuyện người con gái Nam Xương : ………………………………………………

B. Làng : …………………………………………………………………………………………

C. Lặng lẽ Sa Pa : …………………………………………………………………………….

D. Chiếc lược ngà : …………………………………………………………………………..

4. Trong truyện ngắn “Cố hương” (Lỗ Tấn), tác giả miêu tả rất kĩ về sự thay đổi của Nhuận Thổ ở đôi bàn tay “Bàn tay này cũng không phải là bàn tay tôi còn nhớ, hồng hào, lanh lẹn, mập mạp, cứng rắn, mà vừa thô kệch vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông” có ý nghĩa gì ? (Khoanh vào nhận định đúng nhất).

A. Làm nổi bật được sự thay đổi của bàn tay Nhuận Thổ giữa hiện tại so với quá khứ.

B. Thể hiện một cách hình ảnh dấu ấn của cuộc sống lam lũ, vất vả ; của thời gian.

C. Góp phần hoàn chỉnh thêm về sự thay đổi ở hình hài Nhuận Thổ.

D. Sự thay đổi ở bàn tay Nhuận Thổ gây sự chú ý đặc biệt đối với nhân vật “tôi”.

5. Sắp xếp các tác phẩm sau đây thành 3 ô chia theo thời gian : “Bến quê”, “Chiếc lược ngà”, “Tôi đi học”, “Những ngày thơ ấu”, “Tắt đèn”, “Lặng lẽ Sa Pa”, “Lão Hạc”, “Làng”.

Trước cách mạng Trong kháng chiến Hòa bình lập lại
     
     
     
     

6. Khoanh vào chữ cái đầu tên tác phẩm không phải là truyện ngắn :

A. Cô bé bán diêm.

B. Chiếc lá cuối cùng.

C. Cố hương.

D. Người thầy đầu tiên.

7. Chương trình ngữ văn 9 đưa vào bao nhiêu tác phẩm tự sự trung đại :

A. 2                             B. 3

C. 4                             D.5

8. Nối các thông tin sau về tác giả :

A B C
Kim Lân 1925 Quỳnh Lưu – Nghệ An
Nguyễn Quang Sáng 1930 Từ Sơn – Bắc Ninh
Nguyễn Minh Châu 1932 Duy Xuyên – Quảng Nam
Nguyễn Thành Long 1920 Chợ Mới – An Giang

9. Tìm từ điền vào các chỗ trống sau đây cho thích hợp :

“Ao sâu nước cả ………..  chài …..

Vườn ………… rào ……….. khó đuổi gà

Cải …………………… cà mới nụ

………………….. vừa rụng rốn mướp đương hoa

………………… tiếp khách, trầu không có

…………………. đến chơi đây, ta với ta”

10. Nên hiểu thế nào về câu “Chạy mỏi chân thì hãy ở tù” trong bài “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu.

A. Đó chỉ là một cách nói cho vui.

B. Đó là câu nói ngầm thông báo cho anh em đồng chí biết là mình đã bị bắt giam.

C. Đó là cách nói trào lộng nhằm khẳng định bản lĩnh, ý chí của một người luôn làm chủ hoàn cảnh.

D. Câu nói phơi bày một sự thực đau xót : Người chí sĩ yêu nước đã phải xa rời con đường cách mạng.

11. Tìm ít nhất 2 câu thơ miêu tả chân dung các nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du :

- Thuý Vân : ………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

- Thúy Kiều : ……………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………

- Kim Trọng : …………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………

- Từ Hải  : ………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………

- Tú Bà : ……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………….

- Sở Khanh : ………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

- Mã Giám Sinh : ……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………..

12. Dòng nào sau đây nêu đầy đủ nhất ý nghĩa của vầng trăng trong bài “ánh trăng” của Nguyễn Duy :

A. Biểu tượng cho thiên nhiên hồn nhiên tươi mát.

B. Biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình.

C. Biểu tượng cho vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống.

D. Cả A, B, C.

13. Câu nào sau đây không phải là ca dao :

A.  Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt người phàm rửa  chân.

B.  Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào vườn cấm hạt ra ruộng cày.

C.  Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non.

D.   Em như cây quế giữa rừng

Thơm tho ai biết, ngát lừng ai hay.

14. Khoanh vào nhận định đúng nhất về Thơ mới :

A. Thơ mới là thể thơ tự do.

B. Thơ mới là thơ ca lãng mạn xuất hiện năm 1932 và kết thúc năm 1945.

C. Thơ mới là thơ của trí thức tiểu tư sản.

D. Thơ mới là thơ ca lãng mạn trước cách mạng.

15. Hãy điền tên tác giả vào các ô trống sau :

A. Người mở đường cho phong trào thơ mới là  ……………..

B. ………………………………. được mệnh danh là “Thi tiên” ; …………….. được mệnh danh là “Thi thánh”.

C. …………………….. – người con xứ Huế, là lá cờ đầu của nền thi ca cách mạng Việt Nam.

D. ………………….. nhà thơ yêu nước nổi tiếng nhất nửa cuối thế kỉ XIX.

16. Sắp xếp các bài thơ Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 9 theo các giai đoạn sau đây :

A. Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) : ………………………….

B. Giai đoạn hòa bình sau kháng chiến chống Pháp (1954 – 1964) : ……….

C. Giai đoạn kháng chiến chống Mỹ (1964 – 1975) : …………………………….

D. Giai đoạn từ sau năm 1975 : ………………………………………………………….

17. Khi gọi là văn bản nhật dụng là muốn nói đến đặc trưng nào của văn bản.

A. Thể loại.

B. Kiểu văn bản.

C. Tính chất của nội dung văn bản.

D. Cả A, B, C đều sai.

18. Trong văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”, bức thư đã phê phán gay gắt những hành động và thái độ gì của người da trắng trong thời gian đó.

A. Tàn sát những người da đỏ.

B. Huỷ hoại nền văn hóa của người da đỏ.

C. Thờ ơ, tàn nhẫn đối với thiên nhiên và môi trường sống.

D. Xâm lược các dân tộc khác.

19. Nội dung chính của văn bản “Cổng trường mở ra” là gì ?

A. Tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con.

B. Vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.

C. ấn tượng sâu sắc của người mẹ về ngày khai trường đầu tiên.

D. Cả A và B.

20. Sắp xếp các luận cứ trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” của Mác-Két theo trình tự hợp lí bằng cách đánh số thứ tự vào trước các chữ cái nêu luận cứ.

A. Đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, cho một thế giới hòa bình.

B. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và sức tàn phá khủng khiếp của kho vũ khí hạt nhân.

C. Chiến tranh hạt nhân đi ngược lí trí của con người, phản sự tiến hóa của tự nhiên.

D. Chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn.

21. Từ “yến anh” trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” có ý nghĩa gì ?

A. Chỉ chim  én, chim oanh về mùa xuân thường ríu rít bay từng đàn.

B. Cảnh nhộn nhịp.

C. Cảnh chị em Kiều đi chơi xuân.

D. Cả A. B, C đều sai.

22. Phép tu từ nào không được sử dụng trong câu thơ sau : “Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ”

A. So sánh                      C. ẩn dụ

B. Hoán dụ                     D. Nhân hóa.

23.  Cho từ “đồng” với nghĩa là “cùng”. Hãy tìm 5 từ ghép có yếu tố đó :

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

24. Câu văn sau mắc lỗi dùng từ nào “Chúng ta phải phát triển những kinh nghiệm này cho mọi người”

A. Dùng từ sai nghĩa

B. Thừa từ trong câu

C. Lẫn lộn về âm.

D. Dùng từ không phù hợp.

25. Điền các thông tin cần thiết về từ loại vào ô trống.

Từ loại Khái niệm Đặt câu làm ví dụ
Số từ    
Lượng từ    
Phó từ    
Quan hệ từ    
Trợ từ    

 

26. Trong các câu sau, câu nào không chứa khởi ngữ.

A. Đồng chí ta nhiều người kinh nghiệm thực hành khá, nhưng về văn hóa thì i tờ.

B. Quân địch chết hai sĩ quan.

C. Tôi cứ nhà tôi tôi ở, việc tôi tôi làm, cơm gạo của tôi tôi ăn.

D. Người ta sợ cái uy quyền thế của quan.

27. Cách hiểu sau đây đúng hay sai : Câu đơn có một cụm chủ vị, câu ghép có hai hoặc nhiều cụm chủ vị.

A. Sai hoàn toàn.

B. Đúng hoàn toàn.

C. Không sai nhưng chưa đầy đủ.

D. Không sai, không đúng.

28. Thành phần biệt lập của câu là gì ?

A. Bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.

B. Bộ phận đứng trước chủ ngữ nêu sự việc được nói tới trong câu.

C. Bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ, chỉ thời gian, địa điểm… được nói tới trong câu.

D. Một trong những bộ phận tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.

29. Điền tiếp để hoàn chỉnh khái niệm về vai xã hội trong hội thoại :

Vai xã hội là …………………… của người tham gia hội thoại đối với người khác trong ……………………………………….

30. Vai xã hội của ông giáo và lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao được thiết lập bằng cách nào ?

A. Theo tuổi tác

B. Theo địa vị xã hội.

C. Cả A và B.

31. Câu nói của lão Hạc với ông giáo trong truyện ngắn “Lão Hạc” : “Tôi đã liệu đâu vào đấy rồi. Thế nào cũng xong” vi phạm phương châm hội thoại nào ?

A. Phương châm về lượng

B. Phương châm về chất

C. Phương châm quan hệ

D. Phương châm cách thức

32. Cách xưng hô trong tiếng Việt theo phương châm “xưng khiêm hô tôn” nghĩa là gì ?

A. Người ở vai dưới phải kính trọng người vai trên. Người ở vai trên phải tôn trọng người ở vai dưới.

B. Tôn người đối thoại với mình cao hơn một bậc.

C. Tự gọi mình phải khiêm tốn, gọi người khác phải tôn kính.

D. Cả A, B, C đều đúng.

33. Yếu tố nào sau đây không nằm trong hệ thống bài văn nghị luận :

A. Luận điểm

B. Luận cứ

C. Lập luận

D. Chi tiết

34. Sắp xếp theo thứ tự hợp lí nội dung chính bài văn thuyết minh về một

thứ đồ dùng.

Phương thức Đề văn
Biểu cảm  
Nghị luận  
Thuyết minh  

A. Tính năng

B. Đặc điểm cấu tạo

C. Cách sử dụng, cách bảo quản.

D. Nguồn gốc, xuất xứ

35. Trong các đề sau, đề nào không thuộc nghị luận văn chương.

A. Suy nghĩ của em về khổ thơ cuối bài thơ “ánh trăng” (Nguyễn Duy)

B. Suy nghĩ từ câu ca dao :

“Ai ơi giữ chí cho bền

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai”

C. Phân tích ý nghĩa của hình ảnh “Đầu súng trăng treo” trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.

D. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua các tác phẩm thơ hiện đại trong chương trình ngữ văn 9.

II. tự luận

1. Giới thiệu truyện “Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ

(SGK – NV 9 tập 1)

2. Suy nghĩ của em về bài thơ “ánh trăng” của Nguyễn Duy

(SGK – NV 9 tập 2)

Đáp án đề 39

I. trắc nghiệm

1.

Văn bản Tác giả Thể loại ND nổi bật Đặc sắc nghệ thuật
Tôi đi học Thanh Tịnh T. ngắn Cảm xúc của nhân vật tôi về ngày đầu tiên đi học Truyện nhẹ nhàng, giàu chất thơ.
Trong lòng mẹ Nguyên Hồng Hồi kí Tình yêu thương mẹ mãnh liệt của bé Hồng Cảm xúc chân thực, chất trữ tình sôi nổi.
Tức nước vỡ bờ Ngô Tất Tố T.thuyết Sự tàn ác của tầng lớp thống trị và phẩm chất cao đẹp của người nông dân Truyện giàu kịch tính
Lão Hạc Nam Cao T. ngắn Số phận bi đát của người nông dân trong xã hội cũ. Phân tích tâm lý nhân vật, cách kể chuyện hấp dẫn.

2. A

3. A. Bé Đản không nhận cha

B. Ông Hai nghe tin làng Dầu theo giặc

C. Sự gặp gỡ tình cờ của 4 người trên đỉnh Yên Sơn

D. Bé Thu không nhận cha.

4. B

5. – Trước cách mạng : Tôi đi học, Những ngày thơ ấu, Tắt đèn, Lão Hạc.

- Kháng chiến : Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà.

- Hoà bình lập lại : Bến quê.

6. D

7. B

8.

A B C
Kim Lân 1920 Từ Sơn – Bắc Ninh
Nguyễn Quang Sáng 1932 Chợ Mới – An Giang
Nguyễn Minh Châu 1930 Quỳnh Lưu – Nghệ An
Nguyễn Thành Long 1925 Duy Xuyên – Quảng Nam

9. khôn – cá

rộng – thưa

chửa ra cây

bầu

đầu trò

khách

10. C

11. – Thúy Vân : Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây tha nước tóc, tuyết nhường màu da

- Thuý  Kiều : Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh

- Kim Trọng : Phong tư tài mạo tót vời

Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa

- Từ Hải : Râu hùm hàm én, mày ngài

Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao

- Tú Bà : Thoắt trông nhờn nhợt màu da

ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao

- Sở Khanh : Một chàng vừa trạc thanh xuân

Hình dung chải chuốt áo khăn  dịu dàng

- Mã Giám Sinh : Quá niên trạc ngoại tứ tuần

Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao

12. D

13. D

14. B

15. A. Thế Lữ

B. Lý Bạch – Đỗ Phủ

C. Tố Hữu

D. Nguyễn Đình Chiểu

16. A. Kháng chiến chống Pháp : “Đồng chí”

B. 1954 – 1964 : “Đoàn thuyền đánh cá”, “Con cò”, “Bếp lửa”

C. Chống Mĩ : “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”

D. Sau hòa bình : “ánh trăng”, “Mùa xuân nho nhỏ”, “Viếng lăng Bác”, “Nói với con”, “Sang thu”.

17. C

18. C

19. D

20. 1B – 2D – 3C – 4A

21. B

22. C

23. Đồng tâm, đồng môn, đồng chí, đồng đội, đồng nghiệp…

24. D

25.

Thể loại Khái niệm Đặt câu
Số từ Chỉ số lượng và số thứ tự của sự vật GV căn cứ trên câu văn tự đặt của học sinh
Lượng từ Dùng chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật
Phó từ Chuyên đi kèm ĐT, TT, bổ sung ý nghĩa cho ĐT, TT.  
Quan hệ từ Biểu thị các ý nghĩa quan hệ giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu  
Trợ từ Chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc.  

26. D

27. C

28. A

29. Vị trí  – giao tiếp

30. C

31. D

32. C

33. D

34. GV xem xét trên bài làm của học sinh ra đề có phù hợp không.

35. 1 – D ; 2 – B ; 3 – A ; 4 – C

36. B

II. tự luận

1. Giới thiệu truyện “Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.

- Đảm bảo một văn bản ngắn, hoàn chỉnh, đúng thể loại thuyết minh.

- Đảm bảo các nội dung.

+ Đề tài : Người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

+ Cốt truyện : Lấy từ truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”, có sáng tạo thêm  các chi tiết hoang đường kì ảo.

+ Nội dung : – Giá trị hiện thực : Xã hội phong kiến với chiến tranh phi nghĩa, tư tưởng nam  quyền và số phận bi kịch của người phụ nữ.

- Giá trị nhân đạo : Ca ngợi phẩm chất vẻ đẹp người phụ nữ, đòi quyền sống cho họ, tố cáo lễ giáo phong kiến nghiệt ngã.

+ Nghệ thuật : Yếu tố hoang đường kì ảo –> tính chất truyền kì cho truyện.

+ Đánh giá chung : Thiên cổ kỳ bút.

2. - Đảm bảo là một bài văn hoàn chỉnh, đúng thể loại, bố cục ba phần, diễn đạt mạch lạc.

- Phần nội dung đảm bảo các ý sau :

a) Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ : Khi tác giả đã đi qua cuộc đời người lính, trở về với cuộc sống đời thường có phần xa hoa về vật chất.

b) Phân tích nội dung bài thơ :

- Vầng trăng của qúa khứ : Như người bạn tri kỉ gắn bó với tuổi thơ, với quãng đời người lính. Trăng tình nghĩa, tri âm trăng gắn với niềm vui, hạnh phúc của tuổi thơ, của người lính.

- Vầng trăng hiện tại : Trở thành người dưng vì “ánh điện, cửa gương” những xa hoa về vật chất đã làm  anh quên đi quá khứ nghĩa tình.

- Tình huống điện mất – con người đối diện với trăng, trở về với trăng, trăng vẫn vẹn nguyên, nghĩa tình, bao dung, độ lượng –> Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện kể theo trình tự thời gian nhưng gợi nhiều ý nghĩa, suy nghĩ sâu sa.

c) Suy nghĩ về bài thơ :

- Vầng trăng không chỉ là thiên nhiên với đồng, bể, sông, rừng mà còn biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, vẹn nguyên.

- Bài thơ là tiếng lòng, là suy ngẫm của riêng Nguyễn Duy. Ông thuộc thế hệ đã từng sống hai cuộc đời : Cuộc đời của những gian khó, vất vả, cả khốc liệt của chiến tranh – cuộc đời của cám dỗ vật chất. Cái “giật mình” trong bài thơ trước hết là của chính tác giả khi suy ngẫm và chợt dừng lại nghĩ suy về những gì mình đã trải qua.

- Tiếng thơ ông như lời cảnh tỉnh, nhắc nhở mọi người : Nhất là thế hệ trẻ về tình cảm với quá khứ cách mạng, gian lao với những người đồng chí, đồng đội xưa, với cả chính mình.

- Bài thơ có sức ám ảnh lớn đối với những người có lương tri, biết suy nghĩ.

Viết bình luận: Đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn đề số 94

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247