Những chiêu lừa đảo sinh viên

(Tuyensinh247) Đến hẹn lại lên, cứ đến đầu tháng 9, Hà Nội, HCM và các tỉnh có các trường đại học lại chào đón hàng nghìn tân sinh viên từ khắp các tỉnh trên cả nước về nhập trường. Đây cũng là thời điểm các đối tượng lừa đảo thi nhau hoành hành trước cổng các trường đại học. Nhiều sinh viên còn bỡ ngỡ biến thành "gà" cho bọn lừa đảo "làm thịt".

Sinh viên năm thứ nhất hay bị lừa những thứ/việc sau:

1. Đang đi ngoài đường, tự nhiên có kẻ lại gần gạ mua đồng hồ, máy ảnh... Ban đầu bạn nhìn thấy cũng rẻ và lại đẹp nữa. Sau khi bỏ tiền ra mua: Đồng hồ sau vài ngày là không hoạt động, máy ảnh không chụp được hình ...
==> Tuyệt đối không mua hàng gạ gẫm ngoài đường.

2. Móc ví trên xe bus : Mình cũng khuyên di xe bus các bạn nên để ý bọn móc túi, chúng hay cầm áo ở tay, cầm áo mưa, túi bóng, ăn mặc lịch sự, luôn ngó trước nhìn sau để tìm mồi, và luôn áp sát lại người, và luôn di chuyển trên xe để móc túi.

=> Không Khoác balo sau lưng - để điện thoại, ví ở túi quần hoắc nếu có để nên để ý để ý xung quanh

3. Quyên góp tiền mua tăm, mua bút, ủng hộ chất độc da cam, đồng bào bão lụt... : Khoản này sinh viên năm thứ nhất dễ dính nhất. Thường thì vào các buổi học đầu năm, sẽ có vài chú/cô/anh/chị lên các giảng đường thuyết phục sinh viên chuyện này. Cách làm việc của họ rất chuyên nghiệp: VD: Nếu là ủng hộ chất độc màu da cam, họ có giấy có con dấu đỏ xác nhận hẳn hoi (Mình cam đoan với các bạn: 100% dấu giả). Để gây thêm lòng tin, họ còn mang theo một quyển sách in bìa rõ ràng các trường hợp ở ABC đang bị hoàn cảnh XYZ ...
Nếu bạn tin, bạn đã bị lừa! Nếu bạn không tin nhưng lớp trưởng, thủ quỹ tin: Hãy ngăn lại, nếu không quỹ lớp sẽ ra đi.
Nếu là các trung tâm THẬT, không bao giờ họ làm thế. Nếu cần gây quỹ ủng hộ, phải thông qua Nhà Trường/Hội Sinh Viên hoặc các cơ quan có đủ thẩm quyền.

==> Không quyên góp/ủng hộ/mua ủng hộ bất cứ thứ gì/việc gì nếu không có giấy giới thiệu của Nhà trường hoặc không có các anh/chị trong Hội Sinh viên đi kèm.

4. Cho tiền ăn xin: Đây thực sự là một việc nhạy cảm, bạn có thể cho hay không tùy tâm. Tuy nhiên xin bạn nhớ lấy một điều là không phải 100% ăn xin bây giờ thực sự nghèo khổ: Có đến hơn 80% số lượng ăn mày cái bang bây giờ là lừa đảo. Họ thực sự có sức khoẻ, có thể đi làm việc khác tuy nhiên họ vẫn đi ăn xin. Việc ăn xin được tổ chức thành từng hội, từng nhóm ... và có phân công địa bàn làm việc hẳn hoi. Bây giờ có cấp cao hơn là vờ mặc áo tăng ni đi khất thực: Bộ đồng phục tăng ni nào mà nguyên nếp gấp đồ thì 99.99% là lừa đảo, không nên bố thí
==> Cái này tùy tâm của bạn, chỉ nhắc bạn một điều trước khi rút ví ra: Hãy nhớ đến bố mẹ ở nhà đã làm lụng vất vả thế nào để chắt chiu gửi từng đồng ra cho các bạn ăn học, em của bạn ở nhà có những lúc xin tiền mua cái bút mới/vở mới còn bị mẹ mắng: Xin làm gì? Mới mua/vở cũ còn dùng được, tiết kiệm tiền để còn gửi lên cho anh/chị mày học Đại học

5. Các việc làm part-time hấp dẫn: Khi tan trường hoặc trong giờ học, nếu bạn bắt được tờ rơi có nội dung tương tự như sau:
Tuyển sinh viên làm part-time. Nội dung công việc: Phát quà khuyến mãi trong X ngày cho công ty XYZ ở siêu thị ABC. lương 150k/ ca làm việc 2 tiếng. Nhân viên được phát áo đồng phục. Liên hệ trung tâm XXX.
Có việc nào hấp dẫn vậy không? Gặp những tin trên, tớ đảm bảo 99% các bạn mất tiền oan.
==> nếu bạn đã bị lừa trong TH này, hãy lập topic để chia sẻ những trung tâm hay lừa đảo Sinh viên. Tất cả hãy vì một thế giới ngày mai!!!

6. Cờ thế: Một số sinh viên có tố chất đánh cờ tướng giỏi cũng dễ bị lừa khoản này. Giá cho mỗi ván đánh có thể là 5000đ (thường gọi: 5k), 10k, 20k... Nếu bạn thua, chắc chắn bạn mất tiền rồi, nhưng nếu bạn thắng: "Chú đến phá anh hả? Thôi lượn đi cho bọn anh xin miếng đất làm ăn.

==> Tuyệt đối không sa chân vào các bàn cờ thế, các tụ điểm xóc đĩa, bài bạc... vỉa hè.

7. Chiêu lừa tặng đồ

Tự xưng là nhân viên của một công ty chuyên sản xuất cà phê hòa tan đến giới thiệu sản phẩm và xin ý kiến của khách hàng sau khi dùng thử. Bóc gói cà phê do người phụ nữ đưa, Loan thấy bên trong một mẩu giấy ghi dòng chữ "Chúc mừng bạn đã trúng thưởng một máy ảnh kỹ thuật số trị giá 5 triệu đồng".

Người tự xưng là "nhân viên kinh doanh" kia dẫn Loan đến một chiếc xe tải đỗ cách đó 200m và đưa cho cô một chiếc máy ảnh mới, được bọc cẩn thận trong hai lớp túi nilon. Loan nhớ lại: "Chị ấy bảo em là người đầu tiên may mắn trúng thưởng. Nếu bây giờ em muốn lấy máy ngay thì đưa cho chị 500 nghìn đồng là tiền "chia sẻ may mắn" với những người khác. Em có thể ghi địa chỉ của bố mẹ em hoặc một ai đó có hoàn cảnh khó khăn ở quê em. Bọn chị sẽ chuyển số tiền đó đến tận tay họ".

Cũng đang có ý định mua máy ảnh nên Huế không ngần ngại rút 500 ngàn đưa cho người phụ nữ lạ mặt để mang máy ảnh về. Về đến nhà, mua pin cho vào máy chụp thử nhưng bật nguồn mãi mà máy không lên. Mang máy ảnh ra hiệu, nhân viên sửa chữa khẳng định máy ảnh của cô là "hàng mã".

=> Hỏi rõ là quà khuyến mãi thì lấy nhưng quyết tâm không đóng thêm bất cứ tiền gì.

8. "Cò nhà trọ" kiêm ăn cướp (Nôm na là dẫn đến nhà trọ không ưng ý cũng phải trả tiền phí thông thường là những vị xe ôm)

Mùa tựu trường cũng là mua làm ăn của các đối tượng "cò" nhà trọ. Trong vai một người đi tìm thuê nhà trọ cho em gái chuẩn bị nhập học, tôi được một xe ôm tự xưng tên Mạnh, đậu xe trước cổng Trường Đại học Kiến trúc "tư vấn" cho một số địa chỉ nhà trọ. Người này nhiệt tình giới thiệu: "Bà chị họ anh ở Triều Khúc có một phòng trọ của sinh viên mới tốt nghiệp vừa trả hiện chưa có ai thuê. Phòng rộng rãi, sạch sẽ lắm. Anh dẫn em đi xem thử, nếu không ưng thì thôi".

Vòng vèo qua vài con ngõ nhỏ, gã xe ôm đưa tôi đến một ngôi nhà trong ngõ 64 Triều Khúc. Căn phòng "sạch đẹp" như gã giới thiệu chỉ rộng chưa đầy 9m2, mái ngói nứt nẻ thủng lỗ chỗ, tường phủ loang lổ những màu xanh xám của nấm mốc.

Thấy tôi từ chối, gã xe ôm lập tức trở mặt đòi 100 ngàn tiền xe ôm và "tiền công tư vấn nhà trọ", "nếu không trả tiền thì chết với tao" như lời gã đe dọa. Thế là phải đưa 100K.

=> Hỏi xem chủ nhà không và phải hỏi rõ là có phải trả phí không nhưng cho dù thế nào nếu xe ôm dẫn vào thì không cần vì kiểu gì bạn cũng bị trả phí đó.

9. Hình thức bán hàng đa cấp: Những hình thức này như mỗi thành viên khi tham dự phải đóng khoản phí hoặc mua bộ sản phẩm sử dụng sau đó bạn mời được người khác vào bạn được hoa hồng của người đó cứ người cũ ăn hoa hồng người mới. Hầu hết các hình thức này việc đầu tiên bạn phải bán hàng cho người thân quen và sau đó mới là người lạ nhưng những hình thức này thường làm mất đi tình bạn đẹp vì thực ra là sự lợi dụng lẫn nhau.

=> Hãy làm công việc có ích dù việc gì cũng được như làm phục vụ bàn, làm coi xe, đi gia sư, nhân viên tiếp thị ... vì những việc đó mang bạn nhiều trải nghiệm tốt và tự tin hơn chứ đừng tham gia bán đa cấp chỉ mất tiền, mất bạn, mất thời gian và nhiều khi vào guồng các bạn sẽ bỏ bê các việc học.


Trên đây là bài viết tổng hợp từ kinh nghiệm đã rút ra từ chính các anh chị sinh viên đã bị lừa năm đầu, nay chia sẻ cùng các bạn sinh viên. Nếu các bạn có kinh nghiệm khác, hãy chia sẻ cùng.

=================================================================================

Khi đọc xong tin này nếu thấy ý nghĩa hãy chia sẻ cho bạn bè qua facebook hoặc diễn đàn để bạn mình biết tránh tiền mất tật mang. Vì đây là nguồn tin hiện chỉ có trên tuyensinh247.com

Theo Thethaohangngay

6 bình luận: Những chiêu lừa đảo sinh viên

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247