Đề án tuyển sinh riêng 2013: Cần thận trọng và có lộ trình cụ thể

Theo TS Nguyễn Văn Quang – Phó Hiệu trưởng trường ĐH Tây Đô, hiện nay nếu triển khai tuyển sinh riêng ở một số trường ĐH NCL cần phải hết sức thận trọng và có lộ trình cụ thể.

Thời gian qua chất lượng GD có nâng lên đáng kể nhưng bậc học phổ thông còn có nhiều vấn đề đặt ra, đặc biệt về chất lượng.
TS Nguyễn Văn Quang – Phó Hiệu trưởng trường ĐH Tây Đô
TS Nguyễn Văn Quang

HS học phổ thông kiếm điểm còn khá dễ, kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng dễ, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 90 – 100%, một con số quá đẹp nhưng chất lượng thật sự ít nhiều bị ảnh hưởng.

Đỗ tốt nghiệp cao như vậy nhưng đến kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ số thí sinh đạt điểm trung bình còn rất thấp, có khi chỉ từ 10 – 15%.

Khi chất lượng bậc học phổ thông còn chưa cao, chưa thể hiện đúng năng lực thật sự của HS, các trường ĐH, CĐ căn cứ vào kết quả học tập 3 năm THPT và kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để tuyển thì khó mà đảm bảo chất lượng đầu vào.

Xét đến thời điểm hiện nay thì hình thức thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ vẫn được xem là phương án thể hiện ưu điểm và được chấp nhận rộng rãi.

Chúng ta bỏ kỳ thi tuyển sinh ĐH là không ổn, muốn làm được cần phải có lộ trình, ít nhất từ 10 – 12 năm nữa mới triển khai có khả thi.

Thực tế cần phải nhìn nhận rằng dù trường ĐH công lập hay NCL mục tiêu cuối cùng là phục vụ nhu cầu về nhân lực có trình độ, có tay nghề cho xã hội. Chúng ta đang dần hướng đến cách đánh gia bình đẳng, đối xử công bằng giữa hai loại hình trường này, không có trường tốp dưới, được ưu tiên, được đùm bọc mà phải đối xử bình đẳng, cùng phát triển và chắc chắn phải có sự đào thải.

Trường ĐH được mở ra không đảm bảo yêu cầu về cơ sở vật chất, con người, đào tạo không có chất lượng, không được xã hội chấp nhận thì chắc chắn sẽ bị đào thải, không thể tồn tại được… Nguồn tuyển sinh đầu vào đóng vai trò rất quan trọng, không chỉ tuyển SV có trình độ mà đòi hỏi phải có đạo đức, lòng say mê nghề nghiệp và có khi đói hỏi năng khiếu…

Bộ GD&ĐT là cơ quan chủ quản, là “tư lệnh” nên cần xem các trường công hay NCL đều bình đẳng như nhau, được thụ hưởng chính sách như nhau.

Hướng tới một số trường ĐH, CĐ nếu đảm bảo chất lượng, được xã hội công nhân và ủng hộ thì giao cho trường tuyển sinh riêng nhưng cần phải có lộ trình. Một số nước trên thế giới họ áp dụng hình thức này từ lâu và phát huy hiệu quả.

Nhưng vấn đề đặt ra với ta hiện nay là chất lượng bậc học phổ thông, một khi làm tốt việc đảm bảo chất lượng phổ thông thì hãy tính đến việc tuyển sinh riêng dựa vào hình thức xét tuyển của các trường ĐH, CĐ… Quan trọng nhất là làm sao lấy GD phổ thông làm nền tảng và bậc học này phải có chất lượng thực sự…

Thi ĐH, CĐ 2010. Ảnh: gdtd.vn
Thi ĐH, CĐ 2010. Ảnh: gdtd.vn

Thực tế đầu ra quyết định đầu vào, trường đào tạo SV đáp ứng nhu cầu xã hội thì nhận được sự quan tâm và chắc chắn sẽ thu hút người học. Nếu tuyển sinh riêng quá sớm thì trường nào cũng có thể tuyển, về chỉ tiêu không còn phải lo nhưng lo về chất lượng.

Trường không đảm bảo yêu cầu về cơ sở vật chất, con người mà tuyển sinh ồ ạt thì hậu quả như thế nào? Thay vì tuyển sinh nhiều thì trường tuyển sinh ít lại mà có chất lượng. Không đâu xa, chính xã hội, người sử dụng lao động sẽ đánh giá, nhận xét và phản hồi về chất lượng đào tạo của trường một cách công tâm nhất…    

Quốc Ngữ (GDTD)

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Viết bình luận: Đề án tuyển sinh riêng 2013: Cần thận trọng và có lộ trình cụ thể

  •  
Điểm chuẩn tất cả các trường ĐH